Thu hút nhân tài: Quan trọng là thực chất, hiệu quả

Thứ sáu, 03/04/2015 23:47 PM - 0 Trả lời

Thu hút nhân tài: Quan trọng là thực chất, hiệu quả

Báo Công luận

Dù Hà Nội đã mở rộng cửa, nhiều thủ khoa vẫn không về?

Một con số được đưa ra trong Chương trình gặp mặt, tuyên dương các thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc năm 2011 do Thành đoàn Hà Nội tổ chức mới đây khiến người dân không khỏi băn khoăn, suy nghĩ. Đó là, trong 8 năm qua, Hà Nội liên tục “trải thảm đỏ” đón nhân tài, nhưng chỉ có 57 thủ khoa về làm việc tại các cơ quan, ban ngành của thành phố Hà Nội, chiếm tỷ lệ khiêm tốn là 6,62%. Và trong 57 thủ khoa đó, nay ai vẫn còn bám trụ, ai đã ra đi thì vẫn chưa có con số thống kê cụ thể.

Giải thích về thực trạng trên, có ý kiến cho rằng, mặc dù thành phố đã mở rộng cửa, nhưng nhiều thủ khoa không có nguyện vọng về. Tuy nhiên, khi được hỏi, nhiều bạn thủ khoa đã không ngần ngại nói thẳng rằng, dù sao làm Nhà nước lương vẫn thấp, điều kiện làm việc kém thân thiện và cơ hội thăng tiến khá khó khăn.

Hiện nay, nhiều địa phương có chính sách thu hút nhân tài bằng lương và nhà, đất… Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng, để thu phục người tài bằng tiền là chưa đủ, trong khi một số chính sách khác nghe thì hay nhưng đi vào thực tế mới thấy không phải lúc nào cũng giống như lời nói.

Hồi đầu năm nay, Navigos Search- một nhà cung cấp các giải pháp tuyển dụng nhân sự cao cấp- đã khảo sát trên 4.800 nhân sự cao cấp làm việc tại các công ty trong nước và các công ty nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Kết quả cho thấy, lương và thu nhập chỉ là yếu tố đứng thứ tư trong những ưu tiên lựa chọn. Đứng đầu trong các yếu tố đó là “đội ngũ lãnh đạo tốt”, thứ hai là yếu tố “có môi trường làm việc tốt về thể chất lẫn tinh thần” thứ nữa là đến “các chương trình hỗ trợ đào tạo, phát triển”.

Trên thực tế vẫn thường có chuyện làm việc trong cơ quan Nhà nước, người lao động thường ít chịu áp lực về công việc nhưng lại có vấn đề là phải xử lý những mối quan hệ “tế nhị”- những quan hệ này nhiều khi khá ngóc ngách, phức tạp. Trong khi đó, nếu làm việc ở khu vực phi nhà nước, những mối quan hệ này thường rạch ròi hơn và nhiều khi người lao động chỉ cần làm tốt công việc chuyên môn là đủ. Bên cạnh đó, dù là thủ khoa, nhưng những sinh viên mới ra trường vẫn còn yếu về kỹ năng, kinh nghiệm làm việc và đặc biệt là còn hổng những kiến thức về quản lý Nhà nước. Làm quen, học hỏi những kiến thức này không thể một sớm một chiều, cộng với phong cách làm việc “sáng vác ô đi tối vác về” cũng là một trong những nguyên nhân khiến người trẻ đang sục sôi nhiệt huyết thấy không được như ý.

Từ những vấn đề trên cho thấy, thu hút nhân tài cần có sự đổi mới từ cách nghĩ, cách làm. Cần đi vào thực chất, hiệu quả; triển khai đồng bộ từ trên xuống dưới, tránh tình trạng hình thức, kêu gọi nhiều nhưng chẳng làm được bao nhiêu hoặc chế độ, chính sách chưa sát, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của đối tượng cần tuyển dụng.

PV

Tin khác

Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

(NB&CL) Khi Điện Biên Phủ, vùng rừng núi hiểm trở cách xa hậu phương 600 đến 700 km, trở thành nơi quyết chiến chiến lược của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954), Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận định: “Trên mặt trận Điện Biên Phủ, vấn đề bảo đảm cung cấp lương thực, đạn dược là nhân tố vô cùng quan trọng, quan trọng không kém các vấn đề chiến thuật, khó khăn về cung cấp lương thực không kém khó khăn về tác chiến”.

Góc nhìn
Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Thành phố Hồ Chí Minh: Tháo gỡ điểm nghẽn hạ tầng để thúc đẩy liên kết vùng

Thành phố Hồ Chí Minh: Tháo gỡ điểm nghẽn hạ tầng để thúc đẩy liên kết vùng

(NB&CL) Nằm trong xu thế phát triển chung, vấn đề liên kết vùng, liên kết ngành là định hướng quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đây cũng là một trong những vấn đề được TP.HCM đặc biệt coi trọng, xem đây là một trong những nguồn lực quan trọng trong quá trình phát triển.

Góc nhìn
Việt Nam quê hương ta đẹp lắm…

Việt Nam quê hương ta đẹp lắm…

(CLO) Trong những ngày này, cả nước đang hồ hởi, phấn khởi chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn