Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn hướng dẫn người dân tự làm xét nghiệm COVID-19

Thứ hai, 23/08/2021 14:22 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, việc tổ chức, hướng dẫn cho người dân tự lấy mẫu xét nghiệm tại nhà sẽ giúp đảm bảo an toàn, hạn chế nguy cơ lây nhiễm đối với người dân khi thực hiện test diện rộng.

Ngày 23/8 Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cùng một số thành viên trong đoàn công tác của Bộ Y tế đã trực tiếp đến một số điểm lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại TP. Thủ Đức để hướng dẫn người dân tự làm test nhanh tại nhà.

Việc để người dân tự lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 bằng test nhanh kháng nguyên virus SARS-CoV-2 sẽ giúp phát hiện sớm ca bệnh nghi ngờ để bóc tách, khoanh vùng và dập dịch. Đồng thời cũng giảm tải công việc cho ngành y tế trước áp lực xét nghiệm diện rộng.

Việc tổ chức, hướng dẫn cho người dân tự lấy mẫu xét nghiệm tại nhà sẽ giúp đảm bảo an toàn, hạn chế nguy cơ lây nhiễm đối với người dân khi thực hiện test diện rộng (ảnh TL).

Việc tổ chức, hướng dẫn cho người dân tự lấy mẫu xét nghiệm tại nhà sẽ giúp đảm bảo an toàn, hạn chế nguy cơ lây nhiễm đối với người dân khi thực hiện test diện rộng (ảnh TL).

Trực tiếp đến các điểm xét nghiệm COVID-19 và hướng dẫn người dân tự lấy mẫu, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành những quyết định, chỉ thị, công điện đối với tình hình mới, TP. Hồ Chí Minh cũng đã xác lập trạng thái mới trong vòng 1 tháng từ 15/8 đến 15/9.

Như vậy, việc sử dụng xét nghiệm để phát hiện bằng được F0 là hết sức quan trọng. Để làm được điều này phải tổ chức một lượng xét nghiệm rất lớn, bên cạnh đó cần chuẩn bị các bộ sinh phẩm test kit, hệ thống để chạy xét nghiệm RT-PCR.

“Việc tổ chức cho người dân lấy mẫu tại nhà hoặc tự lấy mẫu ở nhà là rất quan trọng. Trước hết, điều này sẽ giúp giảm nguồn lực y tế, chỉ cần đội ngũ giám sát và tình nguyện viên để hỗ trợ cho người dân.

Bên cạnh đó, trong thời gian trước, việc lây lan F0 trong khi lấy mẫu đã xảy ra ở một số nơi do chưa đảm bảo điều kiện sát khuẩn. Cho nên, việc người dân tự lấy mẫu cũng sẽ đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện test diện rộng.

Chúng tôi cũng hy vọng với sự tham gia tự nguyện của người dân cùng với sự theo dõi, giám sát hỗ trợ của ngành y tế chúng ta sẽ đảm bảo tiêu chí về mặt kĩ thuật cũng như số lượng lấy mẫu sẽ tăng lên nhiều lần so với trước đây”, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh.

Chia sẻ về những kế hoạch, chiến lược mới, ông Hoàng Tùng, Chủ tịch UBND TP. Thủ Đức cho hay, TP. Thủ Đức đang thực hiện công tác xét nghiệm diện rộng cho toàn bộ khu vực có nguy cơ cao và rất cao với mục tiêu nhanh chóng tìm được các ca F0 còn trong cộng đồng, kịp thời đưa đi thu dung điều trị hoặc cách ly tại nhà và có hướng dẫn y tế phù hợp tại nhà theo quy định của Bộ Y tế.

“Chúng tôi hy vọng với chiến dịch lần này sẽ bóc tách một lần nữa các F0 tại cộng đồng và qua đó hạn chế được lây lan. Với sự hỗ trợ quý báu của Bộ Y tế và Sở Y tế TP.HCM chúng tôi đã kịp thời nhận thêm được vật tư y tế rất quan trọng đó là bộ xét nghiệm nhanh.

Với nguồn lực nhân viên y tế có hạn nên chúng tôi rất cần sự tham gia của cộng đồng, đặc biệt là người dân tự làm xét nghiệm, nhân viên y tế có vai trò giám sát, hướng dẫn sau đó đọc kết quả. Trong trường hợp phát hiện ca dương tính sẽ kịp thời xử lý. Chúng tôi sẽ làm theo hướng, trước hết xét nghiệm nhanh, đối với ca dương sẽ tiếp tục làm PCR để khẳng định, dựa vào kết quả sẽ có hướng giải quyết phù hợp”, ông Tùng nói.

7 bước thực hiện test nhanh COVID-19 tại nhà

 Bước 1. Chuẩn bị tuýp dung dịch đệm (buffer) theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Bước 2. Tiến hành tự lấy mẫu trước gương hoặc thực hiện thao tác lấy mẫu cho các thành viên khác trong hộ gia đình.

Bước 3. Dùng tay xoay đều tăm bông trong tuýp nhựa chứa dung dịch đệm, nhúng que tăm bông lên xuống trong dung dịch đệm (10 lần).

Bước 4. Chuyển tay lên phần thân trên tuýp, bóp chặt và rút từ từ que tăm bông. Đảm bảo vắt sạch toàn bộ dung dịch còn đọng trên đầu tăm bông xuống đáy tuýp.

Bước 5. Đóng chặt nắp màng lọc, lắc đều dung dịch trong tuýp bằng tay (5 lần)

Bước 6. Ghi tên mỗi thành viên lên từng khay test tương ứng. Nhỏ 3-5 giọt dung dịch trên vào giếng test (theo hướng dẫn của nhà sản xuất).

Bước 7. Đọc KQ sau 15-30 phút theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Trường hợp âm tính (chỉ xuất hiện 1 vạch C): Kết luận mẫu bệnh phẩm của người được lấy mẫu có kết quả âm tính tại thời điểm xét nghiệm.

Trường hợp dương tính (xuất hiện cả 2 vạch C và T): Kết luận mẫu bệnh phẩm của người được lấy mẫu có kết quả dương tính bằng phương pháp test nhanh kháng nguyên tại thời điểm xét nghiệm.

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Lào Cai: Đau chuyển dạ, người mẹ đi bộ 40 km đến bệnh viện để mổ đẻ

Lào Cai: Đau chuyển dạ, người mẹ đi bộ 40 km đến bệnh viện để mổ đẻ

(CLO) Do sẹo mổ cũ, sản phụ S.T.S không thể đẻ thường nên khi chuyển dạ chị đã phải đi bộ 40 km để đến được Bệnh viện huyện Bảo Yên để đẻ mổ.

Sức khỏe
Hai nạn nhân vụ lũ quét tại Làng Nủ đang được chăm sóc đặc biệt tại Bệnh viện Bạch Mai

Hai nạn nhân vụ lũ quét tại Làng Nủ đang được chăm sóc đặc biệt tại Bệnh viện Bạch Mai

(CLO) Thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai cho thấy tình hình sức khỏe của hai nạn nhân của vụ lũ quét tại Làng Nủ đều rất nguy kịch.

Sức khỏe
Nhập viện cấp cứu vì uống nhầm nước lau sàn đựng trong chai nước ngọt

Nhập viện cấp cứu vì uống nhầm nước lau sàn đựng trong chai nước ngọt

(CLO) Mới đây, Bệnh viện Bãi Cháy đã cấp cứu điều trị một bệnh nhân bị ngộ độc nước lau sàn do uống nhầm khi dung dịch này được gia đình chiết đựng trong chai nước ngọt.

Sức khỏe
TP Hồ Chí Minh gửi 30.000 “Túi thuốc gia đình” hỗ trợ đồng bào chịu ảnh hưởng do bão số 3

TP Hồ Chí Minh gửi 30.000 “Túi thuốc gia đình” hỗ trợ đồng bào chịu ảnh hưởng do bão số 3

(CLO) Trong bối cảnh nước lũ dâng cao làm nhiều hộ dân bị cô lập, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đã huy động các bệnh viện hỗ trợ “Túi thuốc gia đình” với những thuốc thiết yếu như hạ sốt, đau bụng, tiêu chảy, dị ứng, thuốc sát trùng da, băng keo cá nhân,… nhanh chóng gửi đến người dân đang bị ảnh hưởng nặng nề do cơn bão số 3.

Sức khỏe
Nguy cơ dịch bệnh tăng cao sau bão lũ: Mỗi người cần đề cao ý thức phòng bệnh!

Nguy cơ dịch bệnh tăng cao sau bão lũ: Mỗi người cần đề cao ý thức phòng bệnh!

(NB&CL) Theo chuyên gia, bão lũ luôn đi kèm với dịch bệnh. Tới đây nguy cơ dịch bệnh bùng phát sẽ xảy ra nếu người dân không có ý thức phòng bệnh.

Sức khỏe