Thuế doanh nghiệp toàn cầu đối mặt với "cuộc cách mạng" sau sự thay đổi của Mỹ

Thứ hai, 12/04/2021 06:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Một nỗ lực bất ngờ của Mỹ trong việc cải tổ thuế doanh nghiệp quốc tế hứa hẹn một kỷ nguyên mới cho các chính phủ trong việc thu thuế lớn hơn từ một số doanh nghiệp toàn cầu thành công nhất.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen vào tháng 8 năm 2019. Ảnh: Andrew Harnik/AP.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen vào tháng 8 năm 2019. Ảnh: Andrew Harnik/AP.

Các đề xuất của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho thấy một khởi đầu tốt trong việc thay đổi những bế tắc đã kéo dài trong hơn 135 quốc gia về việc hài hòa thuế doanh nghiệp. Tình trạng bị đe dọa đang khiến các bộ tài chính thiếu tiền mặt khi phải thanh toán khoản chi tiêu khủng hoảng cho Covid-19.

Các đại diện dẫn đầu các cuộc đàm phán, đứng đầu là Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế cho biết rằng họ có thể thấy một thỏa thuận có thể được thực hiện vào giữa mùa hè này.

Các đề xuất của Mỹ đưa ra nhằm giải quyết hai mục tiêu: thứ nhất là đặt ra mức thuế tối thiểu toàn cầu là 21% và thứ hai là đảm bảo rằng 100 công ty lớn nhất trên thế giới trả nhiều tiền hơn ở những nơi họ thực sự kinh doanh. Trong khi các vấn đề về khả năng thực thi, giải quyết tranh chấp và cách các thức để nền kinh tế nghèo hơn có thể hưởng lợi như thế nào vẫn còn tồn tại thì sáng kiến ​​này lại tiếp thêm động lực cho một quá trình gần như châm ngòi cho một cuộc chiến thương mại trong thời đại Donald Trump.

Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire nói với các phóng viên hôm thứ 5 rằng: “Thuế là một câu hỏi lớn về tài chính và một câu hỏi về chủ quyền. Và những gì mà chúng tôi đang bàn bạc là một cuộc cách mạng thuế thực sự. Nếu chúng ta đạt được một thỏa thuận lịch sử về thuế toàn cầu, chúng ta sẽ giúp cho việc đánh thuế toàn cầu công bằng và hiệu quả hơn”.

Để hơn 135 quốc gia với các ưu tiên và hệ thống thuế của riêng họ tham gia vào một bộ quy tắc tiêu chuẩn về thuế doanh nghiệp là một thách thức lớn. Nó cũng sẽ đánh dấu một sự đảo ngược hoàn toàn so với cái mà Bộ trưởng tài chính Yellen gọi là “cuộc chạy đua xuống đáy”.

Theo Bộ Tài chính Mỹ, thuế suất trung bình theo luật định giữa các thành viên OECD đã giảm xuống còn 23,3% vào năm 2020 từ 32,2% vào năm 2000. Trở lại năm 1980, lãi suất luật định của OECD rất hiếm khi dưới 45%.

Đằng sau động lực mới này là một đại dịch làm tăng nợ quốc gia. Sự thay đổi này không khác gì sự thay đổi chế độ theo hướng đối xử với các thiên đường thuế thu nhập như Thụy Sĩ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

Sáng kiến ​​của Mỹ đã thúc đẩy sự đón nhận nồng nhiệt hơn từ các quốc gia lớn hơn như Pháp, những quốc gia mà kho bạc của Bộ Tài chính có nhiều lợi nhuận nhất bằng cách thu được doanh thu từ các công ty toàn cầu hoạt động tại các thị trường nội địa béo bở.

Phản ứng toàn cầu

Robert Danon, giáo sư luật thuế tại Đại học Lausanne, đồng thời là chủ tịch Ủy ban khoa học thường trực của Hiệp hội tài khóa quốc tế cho biết: “Bạn có các nhóm quốc gia với những lợi ích khác nhau. Bạn có những quốc gia lớn như Đức và Pháp, nhưng bạn cũng có những quốc gia nhỏ như Luxembourg và Thụy Sĩ, tất nhiên là những quốc gia có quan điểm khác.”

Bộ trưởng Tài chính Luxembourg Pierre Gramegna bày tỏ sự hào hứng trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg TV, đồng thời cho biết với các nền kinh tế nhỏ như ông muốn thì quan điểm của riêng họ cần được xem xét. Ireland, với tỷ lệ doanh nghiệp 12,5%, đã trở thành điểm đến cho đầu tư toàn cầu, đã bày tỏ sự dè dặt về chính sách thuế mới này.

Bên cạnh việc tăng doanh thu quốc gia và cắt giảm quyền đánh thuế các công ty lớn, một giải pháp đạt được từ một thỏa thuận là tránh được các tranh chấp thương mại gây tổn hại thêm.

Gabriel Felbermayr, Chủ tịch Viện Kinh tế Thế giới Kiel của Đức cho biết: “Một mức đánh thuế tối thiểu có thể giúp ngăn cản các quốc gia như Pháp hoặc Áo lao vào đơn phương và tránh được cả việc bán thuế của các công ty kỹ thuật số của Mỹ nhằm giảm mức thuế thu nhập - một vấn đề vốn có khả năng xảy ra xung đột cao.”

Điều khiến các nhà quan sát ít lo ngại hơn ở giai đoạn này là các tập đoàn triển vọng sẽ nỗ lực gấp đôi để giữ cho họ phải nộp thuế ít nhất.

Christian Frey, phó giám đốc phụ trách tài chính và thuế của tổ chức vận động hành lang kinh doanh Thụy Sĩ cho biết: “Dự án thuế này không còn là lỗ hổng nữa. Dù sao thì cuộc cạnh tranh cho các hoạt động có giá trị gia tăng cao vẫn sẽ tiếp tục - có thể không chỉ thông qua công cụ thuế mà bằng các phương thức khác. Bạn sẽ không thể ngăn chặn được nó.”

Huy Hoàng

Tin khác

Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

(NB&CL) Nền kinh tế Việt Nam trong quý I/2024 tiếp tục phục hồi, đạt nhiều kết quả quan trọng, đáng khích lệ, khá toàn diện trên các lĩnh vực, đời sống người dân tiếp tục được cải thiện, tạo nền tảng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP 6 - 6,5% trong năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

(CLO) Dù đợt nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới diễn ra 1 ngày, song mức tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

(CLO) Giá lương thực, xăng dầu và giá dịch vụ y tế đã khiến CPI 4 tháng đầu năm 2024 tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,81%.

Kinh tế vĩ mô
Số lượng doanh nghiệp phá sản vẫn 'áp đảo', mỗi tháng có 21.600 công ty rút lui

Số lượng doanh nghiệp phá sản vẫn "áp đảo", mỗi tháng có 21.600 công ty rút lui

(CLO) Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 86.400 doanh nghiệp, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân một tháng có 21.600 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Kinh tế vĩ mô
Giảm mạnh ngày lễ, giá vàng SJC vẫn “nóng bỏng tay” so với vàng thế giới

Giảm mạnh ngày lễ, giá vàng SJC vẫn “nóng bỏng tay” so với vàng thế giới

(CLO) Dù giảm mạnh trong ngày nghỉ lễ nhưng giá vàng SJC vẫn cao vượt trội so với giá vàng thế giới.

Tài chính - Bảo hiểm