Thượng đỉnh Joe Biden vs Tập Cận Bình: Ai có ưu thế trên bàn đàm phán hơn?

Thứ hai, 15/11/2021 15:07 PM - 0 Trả lời

(CLO) Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Trung sẽ diễn ra theo hình thức trực tuyến vào hôm nay (thứ Hai, 15/11). Đây được đánh giá là một cuộc đối đầu trên bàn đàm phán mang nhiều ý nghĩa và nóng bỏng giữa hai nhà lãnh đạo của hai siêu cường thế giới là Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Tập Cận Bình.

Cuộc gặp gần 10 năm trước

Tại Los Angeles vào năm 2012, Phó chủ tịch Trung Quốc lúc bấy giờ là Tập Cận Bình đã nếm thử hạt mắc ca phủ sô cô la trong cuộc gặp với người đồng cấp Joe Biden. Đó là một trong số ít khoảnh khắc ngọt ngào trong quan hệ Trung - Mỹ trong nhiều năm gần đây.

thuong dinh joe biden vs tap can binh ai co uu the tren ban dam phan hon hinh 1

Hai ông Tập Cận Bình và Joe Biden từng vài lần gặp nhau trong quá khứ khi còn là phó chủ tịch Trung Quốc và Phó tổng thống Mỹ - Ảnh: AFP

Và chỉ sau chưa đầy một thập kỷ, cả hai ông đều đã vươn lên trở thành lãnh đạo cao nhất ở đất nước mình, nhưng quan hệ giữa hai nước rõ ràng vẫn chưa được cải thiện. Trong vài năm qua, hai cường quốc này đã tiến hành các biện pháp trừng phạt lẫn nhau, cũng như có nhiều mâu thuẫn về các vấn đề từ cam kết khí hậu cho đến xử lý đại dịch toàn cầu Covid-19.

Ông Tập và và ông Biden giờ sẽ lại gặp lại nhau, mỗi bên đều tìm cách sử dụng thế mạnh của mình để giành lợi thế trong hội nghị thượng đỉnh diễn ra theo hình thức trực tuyến vào chiều tối ngày 15/11, theo giờ Việt Nam.

Nội lực và ngoại lực

Ông Biden bước vào cuộc đàm phán sau khi đã có những chuyến công du đến châu Âu để khẳng định lại vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ. Ông cũng đã dừng chân tại Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Rome và Hội nghị khí hậu COP26 của Liên hợp quốc ở Glasgow, Scotland.

Tuy nhiên, ông Tập lại vắng mặt trong cả 2 cuộc họp quan trọng nhất của thế giới trong năm nay vừa nêu ở trên. Nhà lãnh đạo của Trung Quốc từng được biết đến với lịch trình công du quốc tế dày đặc, song ông đã không rời Trung Quốc kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát vào đầu năm ngoái, do vậy phần nào đã không trực tiếp gây được ảnh hưởng ngoại giao trên toàn cầu.

Tuy nhiên, vị thế của ông Tập trong nội bộ Trung Quốc lại chưa bao giờ mạnh mẽ như lúc này. Tại cuộc họp của các Ủy viên Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc diễn ra ở Bắc Kinh vào tuần trước, một nghị quyết nhằm tôn vinh đường lối của đất nước dưới sự lãnh đạo của ông Tập Cận Bình đã được thông qua.

Nghị quyết này mở đường cho ông Tập bước vào nhiệm kỳ thứ ba với tư cách lãnh đạo Đảng cộng sản Trung Quốc, điều chưa ai làm được tại Trung Quốc trong vòng hơn 20 năm qua.

Trong khi đó, chỉ 10 tháng sau khi trở thành tổng thống Mỹ, ông Biden đang phải chịu sức ép rất lớn ở trong nước, với kết quả khá tệ hại của Đảng Dân chủ trong một số cuộc đua thống đốc và thị trưởng vào tuần trước.

Pang Zhongying, chuyên gia quan hệ quốc tế tại Đại học Ocean Trung Quốc, đánh giá rằng: “Kết quả bầu cử gần đây không tốt cho Đảng Dân chủ. Trong khi địa vị của ông Tập được củng cố, thì ông Biden phải đối mặt với áp lực cho cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ sắp tới”.

Các cuộc thăm dò ở Mỹ cũng cho thấy sự ủng hộ của công chúng đối với Tổng thống Joe Biden đang suy giảm. Theo một cuộc khảo sát của CNN vào tuần trước, 58% số người được hỏi đồng ý rằng ông Biden không chú ý đến các vấn đề quan trọng nhất của đất nước. Tỷ lệ những người được hỏi tán thành Tổng thống Mỹ thậm chí chỉ là 15%, giảm so với 34% so với hồi tháng Tư.

Lu Xiang, chuyên gia về các vấn đề Mỹ thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc bình luận: “Trung Quốc có một chính sách nhất quán về Mỹ và sự nhất quán đó là một thế mạnh. Theo nghĩa này, sức mạnh không đến từ số tàu hay máy bay, mà về tính nhất quán và sự bền bỉ, Trung Quốc có nhiều sức mạnh hơn”.

thuong dinh joe biden vs tap can binh ai co uu the tren ban dam phan hon hinh 2

Cuộc gặp thượng đỉnh giữa ông Biden và ông Tập Cận Bình được dự đoán diễn ra cam go, với nhiều vấn đề nóng được đề cập - Minh họa: Lau Ka-kuen

“Cuộc chiến” giằng co

Tuy nhiên, theo Robert Daly, giám đốc Viện Kissinger của Trung tâm Wilson về Trung Quốc và Mỹ, không bên nào có thể có ưu thế trong cuộc họp tới đây.

Ông Daly thẳng thắn chỉ ra rằng, dù ông Tập đang vươn lên đỉnh cao tại Trung Quốc, nhưng rõ ràng hình ảnh của Trung Quốc nói chung và ông nói riêng đã bị tổn hại trên chính trường quốc tế bởi những vụ việc nhạy cảm gần đây ở Tân Cương, Hồng Kông và đặc biệt Đài Loan.

Trong khi đó, cũng theo ông Daly, Tổng thống Biden dù phải đối mặt với sự chia rẽ và sức ép ở trong nước, song lại được đánh giá cao hơn với tư cách là một nhà lãnh đạo toàn cầu so với ông Tập hoặc cả cựu tổng thống Mỹ Donald Trump.

Có thể nhận thấy, việc ông Tập và ông Biden đều không thừa nhận bên kia mạnh hơn mình sẽ mở ra một cục diện là cả hai sẽ cố thuyết phục bên kia chấp nhận các chính sách của mình và theo các điều kiện của riêng mình!

Ông Biden chắc chắn sẽ tìm cách thiết lập lại vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ. Họ có lợi thế trong các hệ thống liên minh, như Hội nghị Thượng đỉnh về Dân chủ diễn ra vào tuần tới. Mỹ còn có Aukus, NATO và đang đảm nhận các vai trò lãnh đạo trong nhóm G7 và G20.

Trong khi đó, Trung Quốc đã gọi hội nghị thượng đỉnh dân chủ tới đây là một nỗ lực của Mỹ nhằm tạo ra sự chia rẽ theo các đường lối tư tưởng. Liên minh Aukus mới được thành lập giữa Mỹ, Anh và Úc cũng khiến Bắc Kinh tức giận, họ nói rằng hiệp ước này mang “tâm lý chiến tranh lạnh”.

Chính trị và kinh tế

Theo Dimitar Gueorguiev, trợ lý giáo sư khoa học chính trị tại Trường Công dân và Công vụ Maxwell tại Syracuse, về mặt hình ảnh và địa vị chính trị, ông Biden có phần lép vế hơn so với ông Tập. Điều này sẽ đặt nhà lãnh đạo Mỹ vào thế bất lợi nhất định, bên cạnh việc không có cả sự ủng hộ từ hậu phương trong nước.

Tuy nhiên, ông Biden có sức mạnh về kinh tế vững vàng hơn so với ông Tập, bởi nền kinh tế Mỹ đang khởi sắc trở lại.

Shi Yinhong, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Renmin ở Bắc Kinh, thừa nhận:“Vấn đề với Trung Quốc là chúng tôi đang không dư dả về mặt tài chính. Mỹ đã tung ra gói kích thích 1,9 nghìn tỷ USD từ lâu và mới thông qua một gói kích thích cơ sở hạ tầng 1,2 nghìn tỷ USD khác”.

Trong khi đó, Trung Quốc không có các công cụ tài chính tương tự. Năng lực tài chính cũng như rủi ro tài chính ở Trung Quốc cũng kém đi trong đại dịch Covid-19 và các cuộc khủng hoảng cung ứng toàn cầu, cũng như gánh nặng từ các cam kết biến đổi khí hậu.

Nền kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng chậm lại trong quý 3, xuống còn 4,9% so với một năm trước đó và sự kỳ vọng của thị trường sụt giảm đã làm dấy lên các mối lo ngại về các vấn đề kinh tế tiếp theo của nước này.

Song dù thế nào, cuộc gặp thượng đỉnh giữa ông Biden và ông Tập cũng rất được kỳ vọng, kết quả của nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới bản đồ địa chính trị của thế giới trong tương lai.

Hoàng Hải

Bình Luận

Tin khác

Bầu cử Mỹ 2024 còn 6 tháng nữa: Cuộc đua sẽ diễn ra như thế nào?

Bầu cử Mỹ 2024 còn 6 tháng nữa: Cuộc đua sẽ diễn ra như thế nào?

(CLO) Khi cuộc bầu cử Mỹ vào tháng 11 đang đến gần, những thách thức mà các ứng cử viên tổng thống Joe Biden và Donald Trump phải đối mặt cũng ngày càng gia tăng.

Tiêu điểm Quốc tế
Người Trung Quốc đổ xô đi mua vàng như thể không có ngày mai

Người Trung Quốc đổ xô đi mua vàng như thể không có ngày mai

(CLO) Giá vàng toàn cầu đã đạt mức cao nhất khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng Trung Quốc đang mua kim loại này với tốc độ kỷ lục, do cảnh giác với bất động sản và chứng khoán.

Tiêu điểm Quốc tế
Chiến sự ở Gaza: Làn sóng biểu tình sinh viên 'phản chiến' đã lan đến đâu trên thế giới?

Chiến sự ở Gaza: Làn sóng biểu tình sinh viên 'phản chiến' đã lan đến đâu trên thế giới?

(CLO) Khi các cuộc đụng độ giữa sinh viên và cảnh sát vẫn diễn ra rất căng thẳng tại nhiều trường đại học Mỹ, thì các cuộc biểu tình cũng đang được tổ chức ở các trường đại học khác trên khắp châu Âu, châu Á và Trung Đông.

Tiêu điểm Quốc tế
Đàm phán ngừng bắn ở Gaza: Mỹ gia tăng áp lực với cả Israel lẫn Hamas

Đàm phán ngừng bắn ở Gaza: Mỹ gia tăng áp lực với cả Israel lẫn Hamas

(CLO) “Đã đến lúc”, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tuyên bố, thúc giục Hamas chấp nhận các điều khoản của một thỏa thuận ngừng bắn mới được đề xuất. Ông Blinken cũng nói rõ rằng ông mong đợi nhiều hơn từ Israel.

Tiêu điểm Quốc tế
Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

(CLO) Khi căng thẳng với Iran giảm bớt, quân đội Israel đang chuẩn bị hoàn thành công việc mà họ cho là còn dang dở: Triệt hạ Hamas khỏi thành trì cuối cùng của lực lượng này ở thành phố Rafah, nơi có hơn một triệu người Palestine đang trú ẩn.

Tiêu điểm Quốc tế