Tiếp sức nông dân, doanh nghiệp đưa nông sản Việt vào thị trường EU

Thứ năm, 26/11/2020 10:52 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Ngày 20/11/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với Báo Lao động tổ chức Hội thảo “Hiệp định EVFTA: Vai trò của Ngân hàng trong hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu vào thị trường EU”.

Tham dự Hội thảo có lãnh đạo Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN), Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương), Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), cùng các chuyên gia ngân hàng, chuyên gia nông nghiệp, doanh nghiệp xuất khẩu nông thủy sản và đại diện một số hộ sản xuất…

Toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại đã và đang là xu hướng phát triển của kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Ngày 01/8/2020, Hiệp định Tự do thương mại Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) chính thức có hiệu lực. EVFTA được ví von như "con đường cao tốc" dẫn hàng hóa Việt vào thị trường EU, đặc biệt là các sản phẩm thế mạnh của Việt Nam là nông thủy sản.

Tuy nhiên, với những đòi hỏi khắt khe của thị trường EU, một mình doanh nghiệp hay người nông dân Việt Nam không thể “đơn thương độc mã” tiến vào thị trường này. Mối liên kết giữa ngân hàng – doanh nghiệp - nông dân trong chuỗi giá trị là con đường tất yếu chinh phục thị trường.

IMG_2840

Phát biểu đề dẫn Hội thảo, Phó Thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú cho biết, NHNN luôn xác định nông nghiệp, nông thôn, trong đó có nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, liên kết trong sản xuất nông nghiệp là một trong những lĩnh vực ưu tiên đầu tư vốn và đã ban hành, triển khai nhiều chính sách để hướng dòng vốn tín dụng vào lĩnh vực này. Thực hiện Quyết định số 1201/QĐ-TTg ngày 06/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ, NHNN đã ban hành Kế hoạch thực thi Hiệp định EVFTA của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với các nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm liên quan đến đảm bảo ổn định tiền tệ, tài chính, góp phần duy trì ổn định kinh tế vĩ mô trong quá trình hội nhập quốc tế; cung ứng kịp thời, đầy đủ nguồn vốn cho các doanh nghiệp; tăng cường kết nối ngân hàng – doanh nghiệp nhằm gia tăng các cơ hội hợp tác và khai thác các mặt tích cực, lợi ích từ Hiệp định EVFTA.Việc không ngừng hoàn thiện khung pháp lý cũng như thường xuyên chỉ đạo các TCTD đẩy mạnh triển khai các chương trình tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn thời gian qua của ngành ngân hàng đã đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao, liên kết trong sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện để các doanh nghiệp tham gia sâu vào chuỗi giá trị nông sản toàn cầu.

Là Ngân hàng với sứ mệnh đồng hành cùng “Tam nông”, Agribank luôn tiên phong, chủ lực và thực hiện có hiệu quả các chính sách của Đảng, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước trong đầu tư nông nghiệp, nông thôn và dành nhiều ưu đãi cho khách hàng vay vốn phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao. Agribank tiên phong triển khai chương trình tín dụng ưu đãi quy mô tối thiểu 50.000 tỷ đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp sạch. Tính đến 31/10/2020, doanh số cho vay từ khi bắt đầu triển khai chương trình của Agribank đã đạt gần 30.000 tỷ đồng, dư nợ đạt trên 5.000 tỷ đồng với gần 4.000 khách hàng. Nỗ lực không ngừng cho sự phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao, Agribank được vinh danh giải thưởng Ngân hàng hỗ trợ đầu tư cho nông nghiệp công nghệ cao.

Phó Thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú phát biểu đề dẫn Hội thảo.

Phó Thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú phát biểu đề dẫn Hội thảo.

Liên tục cải tiến quy trình, phương pháp cho vay, tiết giảm chi phí để mở rộng đầu tư tín dụng, nguồn vốn Agribank là điểm tựa vững chắc cho các hộ nông dân và doanh nghiệp muốn phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và nông nghiệp công nghệ cao nói riêng.

Tuy nhiên, dù có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển, việc cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vẫn còn gặp phải không ít khó khăn về chính sách, về đất đai, việc quản lý đầu vào còn nhiều bất cập, khó khăn về nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, khó khăn về thị trường tiêu thụ và tính tuân thủ của các bên khi tham gia chuỗi giá trị…

Phó Tổng Giám đốc Agribank Phạm Toàn Vượng cho biết, trong thời gian tới, Agribank sẽ duy trì và kiên định chính sách nhằm đáp ứng nhu cầu vốn lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nói chung và lĩnh vực nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao nói riêng; Chủ động tham gia xây dựng, đầu tư các chuỗi sản xuất; Phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các Bộ, Ban, Ngành trong cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nói chung và nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao nói riêng, đồng thời kịp thời nắm bắt và tháo gỡ khó khăn trong quá trình triển khai.

Đồng chí Phạm Toàn Vượng - PTGĐ Agribank phát biểu tham luận tại Hội thảo.

Đồng chí Phạm Toàn Vượng - PTGĐ Agribank phát biểu tham luận tại Hội thảo.

Tại Hội thảo, các chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp, tài chính – ngân hàng, nhà quản lý đã đưa ra kiến nghị, đề xuất về chính sách, gợi mở những giải pháp mới để nguồn vốn tín dụng Ngân hàng đẩy mạnh vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao để nông dân, doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu vào thị trường EU.

Hiệp định EVFTA được thông qua đã mở ra rất nhiều cơ hội, là động lực duy trì, tạo cơ sở cho sự phát triển nhanh của nền kinh tế Việt Nam và ngành nông nghiệp. Để có thể tận dụng tốt các cơ hội do EVFTA mang lại, đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam cần nhận diện rõ đối tác và thị trường, liên tục đổi mới, tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật, tham gia các chuỗi cung ứng toàn cầu mới có thể phát triển thành công, lâu dài và bền vững. Trong quá trình đó, Agribank cam kết sẽ luôn đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp, các hộ sản xuất xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam hiện đại, tiên tiến.

PV

Tin khác

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

(CLO) Tại Singapore, tốc độ tăng trưởng của các văn phòng gia đình Trung Quốc đang chậm lại do hậu quả từ vụ bê bối rửa tiền trị giá hàng tỷ USD năm ngoái và việc kiểm tra chặt chẽ hơn đối với những cá nhân nộp đơn mới.

Thị trường - Doanh nghiệp
Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

(CLO) Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (mã CK: BSR - UPCoM) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 30.696 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 1.195 tỷ đồng và nộp NSNN đạt 3.355 tỷ đồng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

(NB&CL) Nền kinh tế Việt Nam trong quý I/2024 tiếp tục phục hồi, đạt nhiều kết quả quan trọng, đáng khích lệ, khá toàn diện trên các lĩnh vực, đời sống người dân tiếp tục được cải thiện, tạo nền tảng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP 6 - 6,5% trong năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

(CLO) Dù đợt nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới diễn ra 1 ngày, song mức tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục.

Thị trường - Doanh nghiệp
Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

(CLO) Reuters đưa tin, dẫn lời các nhà tư vấn thương mại và chủ ngân hàng, cũng như các nhà nhập khẩu và xuất khẩu, có tới một nửa số giao dịch thương mại giữa Nga và Trung Quốc được thực hiện thông qua các bên trung gian.

Thị trường - Doanh nghiệp