Tình người nhen lên sự sống!

Thứ sáu, 15/09/2023 12:22 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sáng 15/9, Hà Nội đón ngày mới bằng sự tạnh ráo cùng cơn gió se se lạnh mùa thu. Mở trang báo, mở các mạng xã hội thấy ngập tràn tin nhắn quyên góp hỗ trợ, chia sẻ với nạn nhân trong vụ cháy tại Khương Hạ. Ngọn lửa tình người đã nhen lên những ấm áp, hy vọng sau đau thương thắt lòng.

Tối hôm qua, người chị nghèo bên nhà bên chạy sang, bảo em ơi “chị nhờ tí”, tưởng chuyện gì hóa ra trong zalo nhóm lớp của con gái chị, các phụ huynh đang cùng nhau gửi chút quà cho các nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini xảy ra đêm 12, rạng sáng 13/9 tại phường Khương Đình (quận Thanh Xuân, TP Hà Nội) theo lá thư ngỏ của thầy hiệu trưởng, nhưng chị lại không mấy thành thục trong việc chuyển khoản nên sang nhờ tôi.

tinh nguoi nhen len su song hinh 1

Các tổ chức và người dân kịp thời hỗ trợ, tiếp tế cho lực lượng thực hiện nhiệm vụ. Ảnh: Báo QĐND

100 nghìn đồng- có lẽ sẽ chỉ là “tiền lẻ” với một số người- nhưng cũng đủ khoản chợ một, vài ngày của một gia đình lao động nghèo- nhưng vô giá hơn là tấm lòng sẻ chia của chị.

tinh nguoi nhen len su song hinh 2

Người dân gửi đồ tiếp tế các nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini. Ảnh: Ngoisao.net

Điều đáng nói là những sự sẻ chia nhỏ bé không là thiểu số.. Trên facebook, trên zalo, hai ngày qua xuất hiện ngày càng nhiều các nhóm lớp, nhóm phụ huynh kêu gọi quyên góp, hỗ trợ cho các gia đình nạn nhân. Lướt trên các trang báo điện tử sáng nay, cũng nhập tràn những dòng tin “Người dân gửi đồ tiếp tế các nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini”; “Người Hà Nội đội mưa đến thắp hương, ủng hộ nạn nhân trong vụ cháy”, “Nhiều nghĩa cử cao đẹp trong vụ cháy chung cư mini tại Hà Nội”; “Đồng lòng giúp đỡ người trong vụ cháy chung cư mini ở phố Khương Hạ”.

Người quyên góp tiền, người gửi nhu yếu phẩm, đôi khi chỉ là ít ruốc, ít mì, sữa, ít quần áo cũ, gọi là “của ít lòng nhiều”. Bên cạnh đó, nhiều người dân chọn cách hỗ trợ trực tiếp khi tận tay mang nước khoáng, nước tăng lực, sữa, đồ ăn ra tiếp tế, có người cùng gia đình chuẩn bị cơm, cháo mang ra tận hiện trường để hỗ trợ lực lượng chức năng và người nhà các nạn nhân. Ai nấy cũng khẩn trương, hối hả, như sợ không kịp để tiếp sức.

Tại các bệnh viện, các y bác sĩ cũng đã, đang có  trắng đêm, thậm chí như quan sát của phóng viên,  không dám uống nước, tập trung từng phút từng giây, dốc hết sức nỗ lực cứu người, chớp từng tia hy vọng sống. “Khi tiếp nhận bệnh nhân của vụ cháy, Bệnh viện đã kích hoạt báo động đỏ, huy động các chuyên khoa khẩn trương cấp cứu cho bệnh nhân. Đồng thời phối hợp với các cơ quan an ninh, địa phương để xác minh thông tin người bệnh, liên hệ với thân nhân và có phương án huy động các nhà hảo tâm, các nguồn của Bệnh viện để hỗ trợ những bệnh nhân có hoàn cảnh đặc biệt trong vụ cháy”- PGS, TS, bác sĩ Vũ Hoàng Phương, Khoa Gây mê hồi sức và chống đau, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội chia sẻ vội sau các hội chẩn.

Đến sáng ngày hôm nay (15/9), chia sẻ với phóng viên, lãnh đạo các bệnh viện cho biết, các bệnh nhân cơ bản đã qua cơn nguy kịch, đang được tiếp tục theo dõi tại bệnh viện. "Chúng tôi nỗ lực đến cùng để cứu các nạn nhân, các chuyên gia giỏi nhất đã được huy động" - PGS.TS Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai - chia sẻ.

Trước đó, ngay chiều 14/9, Hà Nội đã hỗ trợ tích cực các nạn nhân: 37 triệu đồng/người thiệt mạng, 12,4 triệu đồng/người bị thương. Riêng đối với trẻ em, Quỹ Bảo trợ trẻ em TP Hà Nội hỗ trợ thêm 5 triệu đồng/trẻ bị thiệt mạng và 10 triệu đồng/trẻ bị thương phải điều trị tại bệnh viện; hỗ trợ từ các nguồn xã hội hóa khác của thành phố, quận, phường và tổ chức đoàn thể - xã hội; đối với sinh viên, công nhân, người lao động thuê (hoặc ở ghép tại căn hộ) hỗ trợ mỗi cá nhân 1,5 triệu/người/tháng trong 6 tháng; hỗ trợ tiền mua sách vở, đồ dùng học tập đối với trẻ em của các gia đình trong vụ hỏa hoạn, mức 5 triệu đồng/trẻ; giao chính quyền địa phương có biện pháp hỗ trợ ổn định chỗ ở, các điều kiện sinh hoạt thiết yếu… Hà Nội cũng đã yêu cầu tạm dừng hoạt động vui chơi giải trí trên địa bàn từ ngày 14 đến ngày 17/9.

Tính đến hết ngày hôm qua, vụ cháy chung cư mini xảy ra đêm 12, rạng sáng 13.9 tại phường Khương Đình (quận Thanh Xuân, TP Hà Nội) đã cướp đi sinh mạng 56 người, 36 người bị thương, mất nhà, mất cửa... 

Trước nỗi đau, thiệt hại quá lớn… đời sống tinh thần, vật chất của các nạn nhân, thân nhân các nạn nhân, sẽ khó sớm trở lại bình thường. Nhưng như người xưa nói “của cho không bằng cách cho”, những chia sẻ, quyên góp, những nỗ lực cứu chữa… kịp thời, đúng lúc, đúng người, đúng chỗ thực sự đã, đang là ngọn lửa sưởi ấm cho những khoảng trống lạnh lẽo trong trái tim họ.

Tình người trong thảm họa đã, đang nhen nhóm sự sống, trên hết là nhen nhóm niềm hy vọng cho những người ở lại. Và những người có trách nhiệm, sẽ tự thấy mình sẽ phải có trách nhiệm hơn, sẽ có nhiều việc phải làm trước nỗi mất mát quá đau đớn này.

Một tháng mới đã sang, Thu mát lành đã về, cùng nuôi hy vọng về những điều tốt đẹp hơn sẽ tới, đau thương, mất mát sẽ ở lại phía sau...

Nguyễn Hà 

Bình Luận

Tin khác

Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

(NB&CL) Khi Điện Biên Phủ, vùng rừng núi hiểm trở cách xa hậu phương 600 đến 700 km, trở thành nơi quyết chiến chiến lược của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954), Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận định: “Trên mặt trận Điện Biên Phủ, vấn đề bảo đảm cung cấp lương thực, đạn dược là nhân tố vô cùng quan trọng, quan trọng không kém các vấn đề chiến thuật, khó khăn về cung cấp lương thực không kém khó khăn về tác chiến”.

Góc nhìn
Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Thành phố Hồ Chí Minh: Tháo gỡ điểm nghẽn hạ tầng để thúc đẩy liên kết vùng

Thành phố Hồ Chí Minh: Tháo gỡ điểm nghẽn hạ tầng để thúc đẩy liên kết vùng

(NB&CL) Nằm trong xu thế phát triển chung, vấn đề liên kết vùng, liên kết ngành là định hướng quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đây cũng là một trong những vấn đề được TP.HCM đặc biệt coi trọng, xem đây là một trong những nguồn lực quan trọng trong quá trình phát triển.

Góc nhìn
Việt Nam quê hương ta đẹp lắm…

Việt Nam quê hương ta đẹp lắm…

(CLO) Trong những ngày này, cả nước đang hồ hởi, phấn khởi chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn