Tọa đàm “Nét đẹp Áo dài Việt Nam”: Quảng bá văn hoá Việt Nam qua áo dài

Thứ sáu, 09/03/2018 09:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trong khuôn khổ Lễ hội Áo dài Thành phố Hồ Chí Minh lần V năm 2018, chiều 8/3, Sở Du lịch và Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố tổ chức toạ đàm “Nét đẹp Áo Dài Việt”. Toạ đàm nhằm giới thiệu hình ảnh tà áo dài Việt qua các thời kỳ hình thành và phát triển, đồng thời là dịp để bạn bè quốc tế cùng nhau trao đổi, thảo luận và giao lưu văn hoá.

Đến tham dự sự kiện này, bên cạnh dàn đại sứ đồng hành với những nghệ sĩ như NSƯT Thành Lộc, diễn viên Hứa Vĩ Văn, ca sĩ Kyo York, ca sĩ Nguyễn Phi Hùng,… còn có bà Tôn Nữ Thị Ninh – nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban đối ngoại Quốc hội, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Bỉ, cùng đại diện của nhiều Tổng lãnh sự quán.

Tại tọa đàm, bà Nguyễn Thị Ngọc Bích, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Lễ hội Áo dài Thành phố Hồ Chí Minh qua 5 lần tổ chức đã trở thành sự kiện văn hoá du lịch quan trọng, vừa quảng bá hình ảnh du lịch Thành phố, vừa tôn vinh hình ảnh chiếc áo dài dân tộc Việt Nam.

Trong buổi tọa đàm, nhà thiết kế Sĩ Hoàng đã có buổi thuyết trình về tiến trình phát triển của áo dài trong lịch sử dân tộc. Song song với đó, ông cũng giới thiệu bộ sưu tập Áo dài Việt Nam hội nhập của mình để cho mọi người thấy được sự thích nghi phong phú, cũng như sự giao thoa văn hoá giữa trang phục truyền thống của nước ta và các quốc gia khác. Bộ sưu tập là sự kết hợp giữa áo dài với kiểu dáng, chất liệu trang phục truyền thống của các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Campuchia, Ấn Độ… Bà Tôn Nữ Thị Ninh hết sức phấn khởi và xúc động với phần thuyết trình từ nhà thiết kế Sĩ Hoàng. Tuy nhiên, bà bày tỏ quan điểm: “Tôi yêu thích và cảm thấy thú vị với mọi sự sáng tạo, giao thoa của áo dài. Tuy nhiên, như các bạn đã thấy trong quá trình phát triển, áo dài được cách tân từ áo tứ thân với chiếc váy dài. Gần đây, tôi thấy nhiều bạn trẻ mặc áo dài với váy, nhưng chiếc váy này lại ngắn, mà tôi thấy nó cũng không được đẹp lắm. Nếu có mặc váy thì nên mặc hẳn váy với áo tứ thân luôn và phần váy phải dài. Tôi không dám nói sự kết hợp này là nên hay không nên mà tôi chỉ đang nêu ý kiến cá nhân của mình là tôi không thích áo dài kết hợp với váy ngắn”.

Báo Công luận
Bà Tôn Nữ Thị Ninh và nhà thiết kế Sĩ Hoàng trong buổi toạ đàm. 

Bên cạnh đó, bà Tôn Nữ Thị Ninh còn mang đến nhiều câu chuyện thú vị xoay quanh tà áo truyền thống của con người Việt Nam. Khi tổ chức sự kiện Tuần lễ Văn hoá Việt Nam tại Bỉ, bà đã mời ba nhà thiết kế áo dài của Việt Nam mang bộ sưu tập sang trình diễn là Minh Hạnh, Sĩ Hoàng và Diệu Anh. Buổi trình diễn đã diễn ra trong sự đón nhận nồng nhiệt của đông đảo quan khách. Đặc biệt, ngay cả một ông Bộ trưởng thương mại của EU, người vốn thích ngồi thư viện nghiên cứu hơn là đi xem thời trang, cũng phải tấm tắc khen đẹp. Qua câu chuyện này, bà muốn nhấn mạnh rằng, văn hoá chính là một trong những chiếc cầu nối đã đưa Việt Nam đến với thế giới. Trong đó, tà áo dài đóng một vai trò vô cùng quan trọng.

Tại buổi tọa đàm, nhà thiết kế Sĩ Hoàng cũng chia sẻ thêm về sức ảnh hưởng của áo dài qua câu chuyện về Giáo sư Trần Văn Khê, trong một lần đến giới thiệu âm nhạc dân tộc tại Pháp, ông luôn chọn mặc áo dài trong các sự kiện và cho biết “Chỉ cần mặc áo dài và kết hợp với âm nhạc sẽ bộc lộ một cách tinh tế cốt cách, tinh thần của dân tộc Việt. Đó đã là lời giới thiệu đầy đủ nhất về Việt Nam”.

Kết thúc buổi toạ đàm, nhà thiết kế Sĩ Hoàng đã ra mắt một bộ sưu tập áo dài có tên Hội nhập với một loạt mẫu áo dài có hoạ tiết đặc trưng cho nhiều quốc gia trên thế giới. Bên cạnh đó, các nhà thiết kế của Áo dài House cũng giới thiệu những mẫu thiết kế mới trong bộ sưu tập có tên Hoa bốn mùa.

Bích Việt 

Tin khác

Quân dân cả nước và bạn bè quốc tế đồng lòng chung sức với chiến sĩ Điện Biên

Quân dân cả nước và bạn bè quốc tế đồng lòng chung sức với chiến sĩ Điện Biên

( CLO) Khi Chiến dịch Điện Biên Phủ bước vào giai đoạn then chốt, Trung ương Đảng quyết tâm giành toàn thắng, đã động viên quân dân toàn quốc cùng nỗ lực hết sức để hỗ trợ cho các chiến sĩ, đảm bảo cung cấp đầy đủ cho đồng đội trên tiền tuyến và phối hợp chiến đấu với chiến trường Điện Biên Phủ.

Đời sống văn hóa
Du khách mãn nhãn với màn pháo hoa khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024

Du khách mãn nhãn với màn pháo hoa khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024

(CLO) Tối ngày 27/4, chương trình bắn pháo hoa tại Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn (Thanh Hóa) đã diễn ra khiến nhiều người dân hò reo, dùng điện thoại ghi lại những khoảnh khắc đẹp của màn pháo hoa nghệ thuật.

Đời sống văn hóa
Nhiều địa điểm du lịch ở Ninh Bình thu hút đông du khách trong ngày đầu nghỉ lễ

Nhiều địa điểm du lịch ở Ninh Bình thu hút đông du khách trong ngày đầu nghỉ lễ

(CLO) Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài 5 ngày, được xác định là cơ hội vàng để thu hút du khách về với Ninh Bình. Ngành du lịch Ninh Bình kỳ vọng sẽ đón 550.000 lượt khách, doanh thu ước đạt 520 tỷ đồng.

Đời sống văn hóa
Kết nối Di sản Tràng An với các thành phố Di sản UNESCO

Kết nối Di sản Tràng An với các thành phố Di sản UNESCO

(CLO) Tỉnh Ninh Bình, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam vừa phối hợp tổ chức Hội thảo Quốc tế “Phát huy vai trò, giá trị Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An trong xây dựng Đô thị Di sản thiên niên kỷ và kết nối các thành phố di sản thế giới”.

Đời sống văn hóa
Thái Bình: Nhiều hoạt động văn hoá đặc sắc tại lễ hội đền Mẫu năm 2024

Thái Bình: Nhiều hoạt động văn hoá đặc sắc tại lễ hội đền Mẫu năm 2024

(CLO) Lễ hội đền Mẫu năm 2024 được tổ chức trong 3 ngày, từ ngày 27-29/4 (tức ngày 19-21/3 âm lịch) với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc như dâng hương, tế lễ, rước kiệu truyền thống và một số trò chơi dân gian.

Đời sống văn hóa