Toàn văn tuyên bố của quân đội Myanmar về tình trạng khẩn cấp

Thứ hai, 01/02/2021 17:11 PM - 0 Trả lời

(CLO) Quân đội Myanmar viện dẫn "gian lận khủng khiếp" trong cuộc tổng tuyển cử vào tháng 11 năm ngoái để giải thích cho việc giành lấy chính quyền vào ngày 1/2, đồng thời tuyên bố tình trạng khẩn cấp kéo dài 1 năm tại quốc gia này.

Binh lính quân đội tiếp quản Tòa thị chính ở Yangon, Myanmar ngày 1/2 - Ảnh: Reuters

Binh lính quân đội tiếp quản Tòa thị chính ở Yangon, Myanmar ngày 1/2 - Ảnh: Reuters

Bài liên quan

Vào ngày thứ Hai (1/2), quân đội Myanmar đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp khi tiến hành bắt giữ các lãnh đạo cấp cao của chính phủ, quan chức cao cấp của đảng cầm quyền của nước này, Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD), do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo, để đối phó với cáo buộc gian lận trong cuộc tổng tuyển cử vào tháng 11/2020.

Kênh truyền hình thuộc sở hữu của quân đội cho biết, quyền lực được giao cho Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang, Thượng tướng Min Aung Hlaing.

Toàn văn tuyên bố về tình trạng khẩn cấp của quân đội Myanmar được đọc trên đài Myawaddy Television (MWD) vào sáng ngày 1/2 như sau:

“Các danh sách cử tri được sử dụng trong cuộc tổng tuyển cử đa đảng được tổ chức vào ngày 8 tháng 11 đã được phát hiện có sự khác biệt lớn và Ủy ban Bầu cử Liên minh (UEC) đã không giải quyết được vấn đề này.

Mặc dù chủ quyền của quốc gia phải xuất phát từ nhân dân, nhưng đã có sự gian lận khủng khiếp trong danh sách cử tri trong cuộc tổng tuyển cử dân chủ trái với việc đảm bảo một nền dân chủ ổn định.

Việc từ chối giải quyết vấn đề gian lận danh sách cử tri và không thực hiện hành động và làm theo yêu cầu hoãn các phiên họp quốc hội hạ viện và thượng viện là không phù hợp với Điều 417 của hiến pháp năm 2018, đề cập đến “các hành vi hoặc nỗ lực nhằm chiếm lấy chủ quyền của Liên minh bằng những biện pháp cưỡng bức sai trái” và có thể dẫn đến sự tan rã của khối đoàn kết dân tộc.

Do những hành động như vậy, đã có rất nhiều cuộc biểu tình diễn ra tại các thị trấn và thành phố ở Myanmar để thể hiện sự không tin tưởng của họ đối với UEC.

Các bên và người khác cũng bị phát hiện tiến hành các loại khiêu khích khác nhau bao gồm cả việc treo cờ gây tổn hại đến an ninh quốc gia.

Trừ khi vấn đề này được giải quyết, nó sẽ cản trở con đường dẫn đến dân chủ và do đó nó phải được giải quyết theo pháp luật.

Do đó, tình trạng khẩn cấp được tuyên bố theo Điều 417 của hiến pháp năm 2008.

Để thực hiện việc giám sát danh sách cử tri và thực hiện hành động, quyền lập pháp, quản trị và quyền tài phán của quốc gia được giao cho tổng tư lệnh theo quy định của hiến pháp năm 2008, Điều 418, tiểu điều (a).

Tình trạng khẩn cấp có hiệu lực trên toàn quốc và thời hạn của tình trạng khẩn cấp được ấn định trong một năm, kể từ ngày lệnh này được công bố theo Điều 417 của hiến pháp năm 2008”.

Sau khi quân đội Myanmar tuyên bố tình trạng khẩn cấp, Mỹ, Australia và Liên Hợp Quốc phát thông điệp cảnh báo mạnh mẽ, đề nghị quân đội Myanmar thả bà Suu Kyi và các quan chức chính phủ cũng như tôn trọng ý chí của người dân, giải quyết khác biệt thông qua đối thoại hòa bình.

Các quốc gia Đông Nam Á cũng bày tỏ sự quan ngại về tình hình tại Myanmar, kêu gọi các bên kiềm chế, hướng tới hòa bình. 

Nguyễn Hoàng

Tin khác

Ý thừa nhận phương Tây trừng phạt thất bại, kêu gọi Ukraine đàm phán với Nga

Ý thừa nhận phương Tây trừng phạt thất bại, kêu gọi Ukraine đàm phán với Nga

(CLO) Bộ trưởng Quốc phòng Ý, Guido Crosetto, hôm thứ Hai cho biết các biện pháp trừng phạt kinh tế của phương Tây đối với Nga đã thất bại và kêu gọi các bên đàm phán với Tổng thống Vladimir Putin để chấm dứt chiến tranh ở Ukraine.

Thế giới 24h
Nga sắp tập trận vũ khí hạt nhân chiến thuật để cảnh báo phương Tây

Nga sắp tập trận vũ khí hạt nhân chiến thuật để cảnh báo phương Tây

(CLO) Nga hôm thứ Hai (6/5) cho biết, họ sẽ tổ chức một cuộc tập trận quân sự bao gồm thực hành sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật. Trước đó, Bộ Quốc phòng Nga cho biết đây là phản ứng của Nga trước những lời đe dọa khiêu khích từ phương Tây.

Thế giới 24h
Indonesia muốn giảm đóng góp trong dự án máy bay chiến đấu với Hàn Quốc

Indonesia muốn giảm đóng góp trong dự án máy bay chiến đấu với Hàn Quốc

(CLO) Indonesia đã đề xuất giảm mạnh khoản đóng góp trong dự án phát triển dòng tiêm kích KF-21 chung với Hàn Quốc. Theo hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap, con số mới sẽ chỉ bằng một phần ba số tiền đã thỏa thuận trước đây.

Thế giới 24h
Boeing ra mắt tàu vũ trụ Starliner, sẵn sàng chuyến bay thử nghiệm đầu tiên

Boeing ra mắt tàu vũ trụ Starliner, sẵn sàng chuyến bay thử nghiệm đầu tiên

(CLO) Sau nhiều năm trì hoãn, chuyến bay đầu tiên có phi hành đoàn trên tàu vũ trụ Starliner của Boeing đã sẵn sàng phóng lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) cho NASA, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong nỗ lực của Boeing nhằm cạnh tranh với SpaceX trong lĩnh vực vận chuyển phi hành gia lên quỹ đạo.

Thế giới 24h
Israel đã thông báo cho Mỹ về kế hoạch sơ tán dân thường và tấn công Rafah

Israel đã thông báo cho Mỹ về kế hoạch sơ tán dân thường và tấn công Rafah

(CLO) Israel tuần này đã thông báo cho Mỹ về kế hoạch sơ tán dân thường Palestine trước một chiến dịch tiến quân sắp tới vào thành phố Rafah phía nam Gaza nhằm tiêu diệt tận gốc Hamas.

Thế giới 24h