Tôn trọng sự thật, bảo đảm tính chính xác, trung thực

Thứ sáu, 03/04/2015 09:04 AM - 0 Trả lời

Tôn trọng sự thật, bảo đảm tính chính xác, trung thực

(NB&CL) - LTS: Đạo đức nghề báo hình thành nên quy tắc nghề nghiệp trong nghề báo, và ngược lại, quy tắc nghề nghiệp cũng sẽ góp phần xây dựng đạo đức nghề báo. Với mong muốn cung cấp thêm cho độc giả, đặc biệt là các nhà báo, những quy tắc, chuẩn mực đạo đức nghề báo trên thế giới, xem đó như sự hướng dẫn hoặc khuyến khích nhà báo tìm tòi để có hành động đúng đắn, công bằng, trung thực và nhân đạo, từ số báo này, chuyên mục Diễn đàn báo chí của báo NB& CL xin trích đăng phần hai với chủ đề “Các bản quy tắc đạo đức nghề báo trên thế giới” của cuốn sách “100 bản quy tắc đạo đức nghề báo trên thế giới”. Sách của tiến sỹ Nguyễn Thị Trường Giang do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia-Sự thật vừa xuất bản.
Báo Công luận 
 
Hầu hết (98/100) các bản quy tắc đạo đức nghề báo của các tổ chức và quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới (IFJ, CAJ, FELAP, Nga, Áo, Hunggary, Hà Lan, Látvia, Campuchia, Thái Lan, Anh, Ba Lan, Bỉ, Bôxnia và Hécdegôvina, Đức, Extônia, Hy Lạp, Bănglađét, Trung Á, Đài Loan, Inđônêxia, Gioócđani, Malaixia, Xri Lanca, Adécbaigian, Bồ Đào Nha, Catalan, Séc, Síp, Bốtxoana, Cônggô, Mianma, Philíppin, Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), Ấn Độ, Tây Ban Nha, Arập, Pháp, Nêpan, Anbani, Ănggôla, Xlôvenia, Tandania, Thuỵ Điển, Thổ Nhĩ Kỳ, Thuỵ Sĩ, Trung Quốc, Ôxtrâylia, Dămbia, Dimbabuê, Bêlarút, Bungari, Crôatia, Đan Mạch, Đức, Grudia, Hàn Quốc, Hồng Kông, Aixơlen, Ailen, Côxôvô, Lúcxămbua, Maxêđônia, Malauy, Manta, Mônđôva, Môntênêgrô, Hoa Kỳ, Na Uy, Nhật Bản, Pakixtan, Phần Lan, Rumani, Xécbia, Xingapo, Xlôvakia, Tandania…) cho rằng đây là một trong các nguyên tắc quan trọng nhất của báo chí.
Nhà báo phải bảo đảm rằng các bài báo do mình cung cấp luôn chính xác, trung thực và công tâm. Vì vậy, trước khi công bố, với tinh thần trách nhiệm cao nhất, nhà báo phải kiểm tra tính chính xác của thông tin. Không được phép công bố bất kỳ vấn đề nào mà bản thân biết hoặc có lý do khẳng định là không chính xác. Không được phép giữ kín hay xuyên tạc sự thật vì mục đích quảng cáo, thương mại, gia tộc, sức ép về kinh tế, chính trị và lợi ích cá nhân. Bóp méo, che giấu, làm sai lệch, buộc tội vô căn cứ và bịa đặt thông tin hay phỉ báng, đe doạ, lợi dụng lòng tốt của người khác để có thông tin là những hành vi chống lại xã hội và tự hạ thấp nhân phẩm của nhà báo (IFJ).
Tin tức phải dựa trên những bằng chứng có thể kiểm chứng và ghi nguồn (IFJ, VTV). Nhà báo phải sử dụng những thông tin có nguồn gốc ũng như sử dụng nhiều nguồn tin (Côxôvô). Nhà báo phải cố gắng hết sức để xác minh và kiểm tra độ tin cậy của tất cả thông tin đến từ mọi nguồn Bungari). Đặc biệt cẩn trọng và nhạy cảm đối với thông tin còn nghi vấn hoặc tác giả của các sự kiện quan trọng không phải là nhà báo. Nhà báo phải xác định danh tính của nguồn tin, nếu không được, phải nỗ lực thu thập thông tin từ nguồn khác có danh tính rõ ràng; nếu vẫn không được,nhà báo phải nêu rõ lý do (Anbani, Ănggôla, Bungari…). “Nếu là nguồn tin riêng của phóng viên, phải thể hiện rõ điều đó với công luận và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về xuất xứ và tính xác thực của nguồn tin”. (VTV).
Nhà báo không được thực hiện các công việc dựng, chỉnh sửa hình ảnh  và viết chú thích theo cách có thể đánh lừa hoặc lừa dối công chúng. Cần chú thích rõ ràng nếu đó là hình ảnh ghép hoặc đã được chỉnh sửa (Thuỵ Điển…). Khi trích dẫn thông tin từ bài viết hoặc bài phát biểu khác, nhà báo phải trình bày rõ bắt đầu và kết thúc của trích dẫn.Các bản quy tắc đạo đức của Aixơlen, Látvia, Pháp,Campuchia, Ba Lan, Séc, Cônggô,Extônia, Ănggôla, Na Uy…đặc biệt nhấn mạnh, nhà báo phải chịu trách nhiệm hoàn toàn
đối với mọi thông tin (dạng viết hay dạng nói) được công bố với danh tính, bút danh hay do sự chấp thuận của mình. Quy tắc đạo đức nghề báo của Bănglađét cho rằng: “Bổn phận đạo đức củamột biên tập viên là đảm nhiệm và chịu trách nhiệm toàn bộ cho mọi tác phẩm trên tờ báo của anh ta”.
Đa số (87/100) các bản quy tắc đạo đức nghề báo (Nga, Mianma,Philíppin, Tây Ban Nha, Trung Á,Inđônêxia, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Catalan,Séc, Arập, Bốt xoa na, Đức, Ex tô nia, Malaixia, Thái Lan, Hà Lan, Băng la đét, Campuchia, Gioócđani, XriLanca, Anh, Adécbaigian, Bỉ, Cônggô, Bôxnia và Hécgegôvina, Anbani,Ănggôla, Áo, Xlôvenia, Thổ Nhĩ Kỳ, Thuỵ Điển, Thuỵ Sĩ, Ôxtrâylia, Ucraina,Dămbia, Dimbabuê, Bungari, Đan Mạch, Đức, VTV, Việt Nam, Grudia, HồngKông, IFJ, Ailen, Italia, Côxôvô, Lúcxămbua, Maxêđônia, Malauy, Manta, Mônđôva, Môntênêgrô, Hoa Kỳ, Na Uy, Pakixtan, Phần Lan, Rumani, Xécbia, Xlôvakia, Tandania…) cho rằng, nhà báo, cơ quan báo chí phải nhận thức được trách nhiệm đối với công chúng, nhân vật được đề cập trong tácphẩm và cố gắng tránh sai sót cũng như đưa ra thông tin không chính xác.Nếu phát hiện ra một bài báo đã đăng chứa những thông tin sai sự thật, gây nhầm lẫn hoặc bị méo mó, thì ngay lập tức nhà báo, cơ quan báo chí phải đính chính một cách công khai, đúng quy định dù nhận được yêu cầu sửa lỗi hay không. Trong trường hợp đưa tin sai lệch, gây tổn hại đến danh tiếng của một cá nhân hay tổ chức nào đó, cơ quan báo chí cần ngay lập tức đăng lời xin lỗi ở nơi nổi bật.

Tin khác

Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

(NB&CL) Khi Điện Biên Phủ, vùng rừng núi hiểm trở cách xa hậu phương 600 đến 700 km, trở thành nơi quyết chiến chiến lược của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954), Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận định: “Trên mặt trận Điện Biên Phủ, vấn đề bảo đảm cung cấp lương thực, đạn dược là nhân tố vô cùng quan trọng, quan trọng không kém các vấn đề chiến thuật, khó khăn về cung cấp lương thực không kém khó khăn về tác chiến”.

Góc nhìn
Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Thành phố Hồ Chí Minh: Tháo gỡ điểm nghẽn hạ tầng để thúc đẩy liên kết vùng

Thành phố Hồ Chí Minh: Tháo gỡ điểm nghẽn hạ tầng để thúc đẩy liên kết vùng

(NB&CL) Nằm trong xu thế phát triển chung, vấn đề liên kết vùng, liên kết ngành là định hướng quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đây cũng là một trong những vấn đề được TP.HCM đặc biệt coi trọng, xem đây là một trong những nguồn lực quan trọng trong quá trình phát triển.

Góc nhìn
Việt Nam quê hương ta đẹp lắm…

Việt Nam quê hương ta đẹp lắm…

(CLO) Trong những ngày này, cả nước đang hồ hởi, phấn khởi chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn