TP. Hồ Chí Minh: Loạn dịch vụ căng tin trong trường học

Thứ bảy, 16/05/2015 17:17 PM - 0 Trả lời

Để đáp ứng nhu cầu ăn vặt của học sinh nhưng vẫn kiểm soát được chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, nhiều trường học tại TP.HCM đã mời các đơn vị kinh doanh chuyên nghiệp, có nhiều kinh nghiệm phục vụ “thượng đế nhí” vào tham gia kinh doanh căng tin.

(NB-CL) Để đáp ứng nhu cầu ăn vặt của học sinh nhưng vẫn kiểm soát được chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, nhiều trường học tại TP.HCM đã mời các đơn vị kinh doanh chuyên nghiệp, có nhiều kinh nghiệm phục vụ “thượng đế nhí” vào tham gia kinh doanh căng tin. Tuy nhiên, thực trạng này đang bộc lộ quá nhiều hệ lụy khiến các bậc phụ huynh lo lắng. Đơn cử như tại quận Gò Vấp.

Hào hứng buôn bán hơn giảng dạy

Một số trường trên địa bàn quận Gò Vấp - TP.HCM có chủ trương tự kinh doanh, phục vụ ăn vặt cho học sinh. Viên chức nơi đây tỏ ra khá hào hứng trong vai trò buôn bán hơn là làm đúng chức năng, nhiệm vụ giảng dạy. Các trường này đưa ra lý do là vì nhà trường muốn dễ quản lý người ra vào trường, tăng thu nhập cho công đoàn trường, có thêm bữa sáng cho giáo viên... Chính quan điểm này của Ban giám hiệu một số trường mà hiện nay nhiều giáo chức sẵn sàng đóng vai trò “nhân viên phục vụ” cho chuyện ăn vặt của học sinh diễn ra khá phổ biến trên địa bàn quận Gò Vấp.

[caption id="" align="aligncenter" width="640"]Báo Công luận Với mô hình căng tin sạch đẹp và chất lượng như thế này đáng để cho nhiều trường học hỏi và áp dụng.[/caption]

Theo quy định chung về việc quản lý kinh doanh căng tin trong trường học, cần phải có sự giám sát chặt chẽ nguồn gốc thực phẩm, hóa đơn, chứng từ, năng lực phục vụ... Nhân viên phải được tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm, có giấy khám sức khỏe định kỳ... Nếu như nhà trường tự kinh doanh, khác nào “vừa đá bóng vừa thổi còi”, vì thế việc kiểm tra chéo giữa trường và đơn vị kinh doanh căng tin sẽ bị “vô hiệu hóa”? Giả sử nếu như căng tin trường có sai phạm, học sinh chịu thiệt thì trường liệu có công khai hay lại “đóng cửa” bảo nhau? Về phía phụ huynh dù có biết và bức xúc cũng không dám “tố” do sợ ảnh hưởng đến con em mình đang học tại trường.

Mô hình chuẩn, sao không áp dụng?

Qua tìm hiểu của chúng tôi, một mô hình kinh doanh căng tin khá hiệu quả và đạt chất lượng tốt, đáng để nhiều trường học hỏi và áp dụng. Đó là mô hình căng tin tại trường THCS Nguyễn Trãi (111/1203 Lê Đức Thọ) do Cty Cung cấp suất ăn công nghiệp Hỏa Thiên Đăng thực hiện. Ngay Ban giám hiệu nhà trường này cũng hết lời khen ngợi đơn vị kinh doanh căng tin, không chỉ đáp ứng được nhu cầu ăn uống của học sinh mà còn tạo sự yên tâm lớn cho phụ huynh.

Để có được “chỉ số hài lòng” cao từ phụ huynh học sinh và Ban giám hiệu, bộ phận bếp ăn và căng tin trường Nguyễn Trãi đã triển khai nghiêm túc và có hiệu quả các biện pháp để đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, kiên quyết không để xảy ra tình trạng ngộ độc thực phẩm trong nhà trường bằng cách luôn tuân thủ các tiêu chuẩn, đáp ứng tốt yêu cầu nghiêm ngặt do nhà trường quy định. Hoạt động của căng tin và bếp ăn đều đặt dưới sự giám sát nghiêm khắc của Ban giám hiệu nhà trường, nhằm bảo vệ tốt nhất cho học sinh của mình. Bên cạnh đó, môi trường xung quanh căng tin cũng luôn được giữ vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát. Ngoài ra, để đảm bảo các yêu cầu tiêu chuẩn quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, trường Nguyễn Trãi tổ chức kiểm tra định kỳ, đảm bảo thực phẩm bày bán phải có nguồn gốc rõ ràng, đầy đủ nhãn mác, tuyệt đối không để doanh nghiệp bán thực phẩm quá hạn, không có nguồn gốc rõ ràng và sử dụng phụ gia ngoài danh mục cho phép của Bộ Y tế. Ngoài ra, nhân viên phục vụ căng tin ở trường THCS Nguyễn Trãi còn được khám sức khỏe định kỳ hằng năm, có giấy chứng nhận tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm và đảm bảo thực hành tốt về vệ sinh cá nhân. Trường còn yêu cầu các đơn vị trực tiếp kinh doanh căng tin, bếp ăn đẩy mạnh giáo dục về kiến thức, nâng cao trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm cho cả trường.

Đấu thầu không nên máy móc

Hiện nay, một số trường trong quận Gò Vấp cho Cty chuyên nghiệp có đầy đủ chức năng tham gia đấu thầu căng tin và bếp ăn. Tuy nhiên, có trường đưa giá đấu thầu quá cao. Điển hình như Trường THCS Phạm Văn Chiêu (số 4 Phạm Văn Chiêu), căng tin chỉ 35m 2 với chức năng kinh doanh thức ăn, quà bánh, nước giải khát nhưng giá đưa ra đấu thầu lên tới 80 triệu đồng một tháng và thời gian kinh doanh trong vòng 10 tháng (trừ 2 tháng hè) và phải trả tiền thuê 1 lần trước khi thực hiện hợp đồng với số tiền là 800 triệu đồng (giá trúng thầu).

Việc đấu thầu căng tin là đúng, tuy nhiên đấu thầu làm sao để giá trúng thầu phải hòa hợp lợi ích giữa Cty và học sinh, nếu lấy giá đấu thầu cao thì học sinh mới chính là người bị thiệt thòi, kinh doanh phải có tâm với các cháu. Chưa kể các trường vùng xa trung tâm quận, học sinh còn nghèo nên giá đấu thầu phải cân nhắc, không nên máy móc.

Thiết nghĩ, các trường trong quận Gò Vấp cần ưu tiên hàng đầu nhiệm vụ giáo dục, không nên để giáo viên bán căng tin mà nên cho tư nhân đấu thầu, đừng vì lợi ích của việc kinh doanh, buôn bán mà làm ảnh hưởng môi trường giáo dục, làm méo mó hình ảnh người Thầy đứng trên bục giảng.❏

QUỐC KỲ

Tin khác

Thêm nhiều sai phạm tại các dự án do Ban Quản lý dự án Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Bạc Liêu làm chủ đầu tư

Thêm nhiều sai phạm tại các dự án do Ban Quản lý dự án Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Bạc Liêu làm chủ đầu tư

(NB&CL) Ngoài sai phạm tại dự án Gây bồi tạo bãi và trồng cây chống xói lở khu vực biển Nhà Mát, Thanh tra tỉnh Bạc Liêu xác định thêm 2 dự án do Ban Quản lý dự án Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Bạc Liêu làm chủ đầu tư mắc những hạn chế, thiếu sót.

Điều tra
Sống cạnh 2 nhà máy nước 14 tỷ đồng, hơn 300 hộ dân ở Hà Tĩnh vẫn chịu… khát

Sống cạnh 2 nhà máy nước 14 tỷ đồng, hơn 300 hộ dân ở Hà Tĩnh vẫn chịu… khát

(NB&CL) Hai nhà máy nước được đầu tư hơn 14 tỷ đồng để phục vụ cho hơn 300 hộ dân vùng tái định cư ở huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh). Tuy nhiên, hoạt động được một thời gian rồi hư hỏng, xuống cấp và dừng hoạt động nhiều năm nay khiến người dân chịu… khát.

Điều tra
Hà Nội: Cần làm rõ việc kinh doanh hàng hóa có dấu hiệu không rõ nguồn gốc của chuỗi siêu thị LAMASON 10K?

Hà Nội: Cần làm rõ việc kinh doanh hàng hóa có dấu hiệu không rõ nguồn gốc của chuỗi siêu thị LAMASON 10K?

(CLO) Bên cạnh những hàng hóa có tem nhãn rõ ràng đúng quy định, thì không ít hàng hóa có dấu hiệu không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng ngoại nhập không dán tem nhãn phụ tiếng Việt,… Đó là những gì mà phóng viên ghi nhận được tại các cửa hàng thuộc hệ thống siêu thị LAMASON 10K trên địa bàn TP. Hà Nội.

Điều tra
Bài 3: Kiến nghị chuyển hồ sơ 04 vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra

Bài 3: Kiến nghị chuyển hồ sơ 04 vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra

(CLO) Trước những sai phạm nghiêm trọng tại Sở Tài nguyên & Môi trường; Văn phòng Đăng ký đất đai và các huyện, thị xã, thành phố tại tỉnh Bạc Liêu, Thanh tra tỉnh Bạc Liêu kiến nghị chuyển hồ sơ 04 vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra.

Điều tra
Bài 2: Nhiều địa phương cho chuyển mục đích sử dụng đất 'bừa bãi', thu sai hàng tỷ đồng của người dân!

Bài 2: Nhiều địa phương cho chuyển mục đích sử dụng đất 'bừa bãi', thu sai hàng tỷ đồng của người dân!

(CLO) Thanh tra tỉnh Bạc Liêu xác định, qua thanh tra tại các huyện, thị xã, thành phố tại tỉnh Bạc Liêu với tổng số tiền sai phạm kiến nghị thu hồi nộp NSNN và chuyển trả cho người sử dụng là 19.521.257.698 đồng. Trong đó, chuyển trả cho người sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất chênh lệch thừa lệ phí trước bạ, thuế thu nhập cá nhân, xác định sai nghĩa vụ tài chính 7.084.584.901 đồng.

Điều tra