Kỷ niệm 46 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2021)

TP. Thủ Đức và khát vọng vươn xa của “Thành phố mang tên Bác”

Thứ sáu, 30/04/2021 16:00 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) 60 năm kể từ khi những bản thiết kế cho một thành phố hiện đại ở khu Đông thành hình, đến nay Thủ Đức đã có đầy đủ điều kiện để cất cánh, mang khát vọng của “Thành phố mang tên Bác” vươn xa.

Bài liên quan

Phía Đông bừng sáng

Khi được xem lại những bản thiết kế liên quan TP. Thủ Đức của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, con trai ông - kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn không khỏi xúc động. Nhìn vào đó, ông thấy rõ những kỳ vọng về tiềm năng của thành phố phía Đông Sài Gòn.

Ông Sơn cho rằng, hiện chúng ta đang có lợi thế lớn hơn nhiều. Cụ thể, Khu Đại học Quốc gia, Khu công nghệ cao đều đã và đang phát triển mạnh, điều kiện rất thuận lợi để tổ chức tốt mối liên kết giữa giáo dục - nghiên cứu - ứng dụng, tổ chức các hội nghị khoa học quốc tế, triển lãm quốc tế để đẩy mạnh phát triển các sản phẩm công nghệ.

TP. Thủ Đức chứa đựng nhiều nhân tố để phát triển thuận lợi nhất so với các địa bàn khác.

TP. Thủ Đức chứa đựng nhiều nhân tố để phát triển thuận lợi nhất so với các địa bàn khác.

“Thêm vào đó, TP. Thủ Đức nằm trên trục xương sống của các đầu mối giao thông. Đã có quốc lộ, đại lộ nối thẳng đến thành phố công nghiệp Biên Hòa, cảng Cát Lái, bến xe Miền Đông, có đường sắt chạy xuyên, lại sắp có thêm metro, đường vành đai đến thẳng sân bay Long Thành...”, kiến trúc sư nói.

TP. Thủ Đức được thành lập theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trên cơ sở sáp nhập các quận 2, 9 và Thủ Đức, rộng khoảng 211km2, dân số hơn một triệu người. Ba quận này đang sở hữu nhiều tiềm năng, có thể tận dụng nguồn lực tại chỗ để phát triển theo mô hình kinh tế sáng tạo, dự kiến sẽ mang lại nhiều động lực phát triển cho TP. Thủ Đức.

Cụ thể, quận 2 với Khu đô thị mới Thủ Thiêm được quy hoạch là trung tâm tài chính. Quận 9 có Khu công nghệ cao năm 2019 đã mang lại giá trị xuất khẩu khoảng 17 tỷ USD, bằng 40% xuất khẩu của TP.HCM.

TP. Thủ Đức nằm trên trục xương sống của các đầu mối giao thông.

TP. Thủ Đức nằm trên trục xương sống của các đầu mối giao thông.

Quận Thủ Đức sẽ giữ vai trò hạt nhân là khu đô thị đại học, gồm Đại học Quốc gia TP.HCM và hơn chục trường đại học khác, với 1.500 giảng viên trình độ tiến sĩ và 70.000 sinh viên theo nhiều chuyên ngành khách nhau.

TP. Thủ Đức được kỳ vọng đóng góp 1/3 tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của TP.HCM, khoảng 7% tổng sản phẩm nội địa (GDP) cả nước, chỉ sau TP. Hà Nội.

Không bây giờ, thì bao giờ!

Từng tham gia xây dựng “Đề án chính quyền đô thị TP.HCM”, trong đó có mô hình thành phố Đông (TP. Thủ Đức hiện nay), Tiến sĩ Trần Du Lịch - thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng đánh giá, trong quy hoạch tổng thể TP.HCM, TP. Thủ Đức chứa đựng nhiều nhân tố để phát triển thuận lợi nhất so với các địa bàn khác.

Theo ông, nếu nhìn trên quan điểm kinh tế vùng và vùng đô thị thì việc xây dựng TP. Thủ Đức chính là bước đột phá để đẩy nhanh quá trình phát triển các đô thị phía đông của vùng đô thị TP.HCM.

TP. Thủ Đức được kỳ vọng đóng góp 1/3 GRDP của TP. HCM.UBND TP.

TP. Thủ Đức được kỳ vọng đóng góp 1/3 GRDP của TP. HCM.UBND TP.

TP. Thủ Đức được kỳ vọng là vùng động lực tăng trưởng mới, dựa trên tam giác tăng trưởng với 3 cực, gồm: Trung tâm tài chính quốc tế, Trung tâm giáo dục trình độ cao và Trung tâm khoa học, công nghệ cao.

Theo ông Nguyễn Thành Phong (Chủ tịch UBND TP.HCM), 3 cực này sẽ giúp TP.HCM ngày càng phát triển nhanh và bền vững, nâng cao chất lượng sống của người dân, thu hút mạnh mẽ các nguồn lực đầu tư.

Song, cần đầu tư, xây dựng và phát triển 8 trung tâm được đề xuất của Khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông thành phố, nhằm tạo ra vùng kết nối, tăng trưởng mạnh mẽ, bền vững để phát huy tối đa lợi thế của 3 cực tăng trưởng này.

Đó là Trung tâm tài chính gắn với Khu đô thị mới Thủ Thiêm; Trung tâm thể thao và sức khỏe Rạch Chiếc; Trung tâm sản xuất ứng dụng công nghệ cao; Trung tâm giáo dục, đào tạo đại học và nghiên cứu khoa học công nghệ trình độ cao; Trung tâm khởi nghiệp sáng tạo lớn nhất Việt Nam; Trung tâm công nghệ sinh thái - Khu vực Tam Đa và Long Phước; Trung tâm giao thông kết nối vùng Đông Nam bộ và Cảng quốc tế Cát Lái; Khu đô thị cảng Trường Thọ - đô thị tương lai.

Thủ Đức đề xuất lập 4 trung tâm mới là đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính trực thuộc UBND thành phố này.

Thủ Đức đề xuất lập 4 trung tâm mới là đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính trực thuộc UBND thành phố này.

Cùng với đó, cần xây dựng bộ máy quản lý hành chính Nhà nước thống nhất, đồng bộ, hiện đại. Bộ máy này có năng lực quản lý, điều hành hiệu quả cao, biến Khu đô thị sáng tạo, tương tác cao phía Đông thành động lực mạnh mẽ nhất, lớn nhất của TP.HCM, khu vực và cả nước.

Tại buổi làm việc giữa đoàn công tác TP.HCM và UBND TP. Thủ Đức chiều 27/3 để duyệt nội dung triển khai thực hiện nhiệm vụ năm 2021 của quận, ông Hoàng Tùng - Chủ tịch UBND TP. Thủ Đức đề xuất UBND TP.HCM thống nhất chủ trương cho phép TP. Thủ Đức lập 4 trung tâm mới là đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính trực thuộc UBND TP. Thủ Đức.

Cụ thể gồm Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp, xúc tiến đầu tư và phát triển nguồn nhân lực; Trung tâm khoa học công nghệ; Trung tâm phát triển quỹ đất; Trung tâm công tác xã hội.

Qua rà soát, hiện có 29 địa chỉ nhà đất do TP. Thủ Đức quản lý dôi dư, không có kế hoạch và nhu cầu sử dụng. UBND TP. Thủ Đức dự kiến năm 2023 sẽ hoàn tất công tác bán đấu giá quyền sử dụng đất nếu được TP.HCM chấp thuận chủ trương.

Số tiền dự kiến thu được là 1.000 tỷ đồng, UBND TP. Thủ Đức kiến nghị UBND TP.HCM phân cấp cho TP. Thủ Đức được chủ động sử dụng 50% nguồn thu, để đầu tư các dự án trọng điểm của TP. để trở thành khu đô thị sáng tạo.

UBND TP. Thủ Đức cũng đề xuất UBND TP.HCM phân cấp để lại 50% nguồn thu tiền sử dụng đất cho UBND TP. Thủ Đức để có nguồn phát triển đầu tư.

Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết TP. đã giao cho Sở Nội vụ phối hợp UBND TP. Thủ Đức và các sở ngành liên quan rà soát những công việc vượt thẩm quyền của UBND TP. Thủ Đức để có những kiến nghị cơ chế chính sách đặc thù.

Có thể thấy, những thuận lợi trên mở ra tiềm năng liên kết vùng vô cùng to lớn cho Thủ Đức, không chỉ về hướng TP.HCM.

Hiện, TP.HCM chiếm khoảng 9,4% dân số và 0,6% diện tích của cả nước nhưng đóng góp GDP nhiều nhất cho cả nước, với khoảng 22,3%; đóng góp khoảng 27% ngân sách quốc gia và thu hút hơn 33% số dự án FDI của cả nước.

Dù được ví như đầu tàu về phát triển kinh tế của cả nước, song TP.HCM đang đối diện với nhiều thách thức mới ngày càng gia tăng. Có thể kể đến sự vượt trội về tăng trưởng kinh tế so với cả nước giảm, tỷ trọng xuất khẩu so với cả nước giảm, sự vượt trội về tính cạnh tranh của môi trường đầu tư kinh doanh giảm cùng với hạ tầng giao thông bất cập...

Để TP.HCM phát triển bền vững trong tương lai, tiếp tục đóng góp mạnh mẽ cho cả nước, việc tìm kiếm các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và tăng trưởng cạnh tranh là hết sức cần thiết.

Lãnh đạo thành phố, các chuyên gia cùng kỳ vọng, “thành phố trong lòng thành phố” – TP. Thủ Đức sẽ trở thành khu đô thị thương mại công nghệ cao, tương tự Thung lũng Sillicon của Mỹ, là “hạt nhân” thúc đẩy kinh tế “Thành phố mang tên Bác” và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam phát triển vượt bậc.

“Thủ Đức phải phấn đấu thu ngân sách vượt Quận 1”

Trong buổi làm việc chiều 27/3 với UBND TP. Thủ Đức, ông Hoàng Tùng (Chủ tịch UBND TP. Thủ Đức) cho biết, vừa qua HĐND TP. đã có nghị quyết giao chỉ tiêu TP. Thủ Đức thu ngân sách Nhà nước năm 2021 trên 8.300 tỷ đồng.

Con số này theo ông Tùng được dựa trên cơ sở cộng số học chỉ tiêu thu ngân sách Nhà nước của quận 2, 9, Thủ Đức.

Song, Chủ tịch UBND TP. HCM Nguyễn Thành Phong kỳ vọng, thu ngân sách Nhà nước của TP. Thủ Đức phải vượt lên trên 10.000 tỷ đồng, không nên dừng lại ở con số 8.300 tỷ. Bởi, ông Phong cho rằng, khi gộp nguồn lực ba quận trước đây thì nguồn lực phải được nhân lên chứ không chỉ là phép cộng cơ học.

“Tôi nghĩ có khả năng thực hiện nếu có cơ chế đặc thù, thậm chí phải phấn đấu vượt Quận 1. Tất nhiên mỗi địa phương có quy mô kinh tế khác nhau nhưng TP. Thủ Đức có quy mô và tiềm năng phát triển lớn”, ông Phong nói.

Ngô Công Quang

Tin khác

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

(CLO) Bloomberg đưa tin, dẫn lời một cựu quan chức của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), việc "vũ khí hóa" đồng đô la Mỹ thông qua việc tịch thu các tài sản bị đóng băng của Nga có thể thúc đẩy toàn cầu xa lánh đồng bạc xanh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

(CLO) Một con tàu do hãng vận tải khổng lồ Sovcomflot (SCF) của Nga bị Mỹ trừng phạt đã xả dầu nhiên liệu tại một cảng phía tây Ấn Độ vào thứ Sáu (26/4), Reuters đưa tin.

Thị trường - Doanh nghiệp
Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

(CLO) Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang hướng tới mức cao nhất trong 8 năm khi các công ty thống trị của nước này xây dựng thêm nhiều nhà máy ở nước ngoài, một sự thay đổi có thể làm dịu đi những chỉ trích về nỗ lực xuất khẩu của Bắc Kinh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

(CLO) Tâm lý ngại làm việc ở công ty nhỏ, nhiều doanh nghiệp không tuyển thêm nhân sự, đòi hỏi trình độ cao, nhiều kinh nghiệm là những lý do chính khiến tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên Hàn Quốc tăng cao.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại Hà Lan, Đoàn công tác của tỉnh Thái Bình phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan, Trung tâm Thương mại Thế giới Leeuwarden tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư - thương mại vào tỉnh Thái Bình tại thành phố Leeuwarden, tỉnh Friesland. Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hà Lan Ngô Hướng Nam chủ trì hội nghị.

Thị trường - Doanh nghiệp