Tranh chấp biên giới Trung-Ấn như một ván cờ vây

Thứ năm, 16/07/2020 15:25 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trong trò chơi cờ vây của người Trung Quốc xưa, những cờ thủ thông minh thường bỏ qua các trận đánh nhỏ mà ưu tiên các cuộc chơi chiến lược.

Cả hai bên nên chấp nhận “Đường Kiểm soát Thực tế” để tránh leo thang căng thẳng. Ảnh: AFP

Cả hai bên nên chấp nhận “Đường Kiểm soát Thực tế” để tránh leo thang căng thẳng. Ảnh: AFP

Việc gác lại những tranh chấp cục bộ chưa được giải quyết đồng nghĩa với sau đó khi cuộc chơi trở nên khốc liệt và kẻ thù mất cảnh giác, bạn có thể chớp lấy chiến thắng với tổn thất ít hơn.

Trong 69 năm kể từ khi Trung Quốc thực sự trở thành nước láng giềng của Ấn Độ sau khi chiếm Tây Tạng, hai quốc gia đông dân nhất thế giới đã dính vào một trò chơi cờ vây tương tự trên thực địa.

Thậm chí khi các lãnh đạo cấp cao hai nước đã họp thượng đỉnh và thương mại hai chiều phát triển, thì hai gã khổng lồ châu Á vẫn duy trì một mớ hỗn độn tranh chấp lãnh thổ ở tình trạng nghiêm trọng.

Nhưng, hầu hết những tranh chấp trên khoảng 130.000 km2 ở cả hai bên biên giới dài 3.488 km này đều không quá nghiêm trọng.

Ngoài một cuộc chiến tranh biên giới mà Trung Quốc gọi là “dạy một bài học” cho Ấn Độ vào năm 1962, rất ít cuộc đụng độ nhỏ có vũ trang, cũng như các vụ ẩu đả hiếm hoi giữa lính tuần tra biên giới hai bên, thì khu vực biên giới Trung - Ấn vẫn tương đối yên bình.

Phần nhiều địa hình khu vực biên giới này quá cheo leo và không có gì để mà tranh giành.

Chừng nào cả hai bên còn giữ nguyên hiện trạng này, thì điều gì làm nên sự khác biệt nếu không có các dấu mốc phù hợp dọc theo dải biên giới dài thay vì chỉ là “Đường Kiểm soát Thực tế” mơ hồ?

Vụ va chạm thảm khốc hôm 15/6 đã gióng lên câu trả lời đáng sợ. Nhưng chi tiết về vụ đụng độ đó vẫn chưa rõ ràng. Tối thiểu 20 lính Ấn Độ đã thiệt mạng, phần nhiều là do ngã xuống dòng sông băng giá. Ấn Độ loan báo binh lính Trung Quốc cũng bị thương vong. Nhưng phía Trung Quốc nói ít.

Số người chết trong vụ này là nhiều nhất trong mọi cuộc đụng độ giữa hai nước kể từ năm 1967, và cũng là vụ xung đột Trung-Ấn dẫn tới chết người đầu tiên kể từ năm 1975.

Thậm chí tồi tệ hơn khi hai bên không thể lý giải vụ việc này theo hướng chỉ là xung đột cá biệt. Mùa xuân năm nay, Trung Quốc đã triển khai lực lượng vũ trang tới khu vực này đông đảo hơn bình thường.

Các nguồn tin Ấn Độ cho biết Trung Quốc đã dồn quân tới vùng biên giới này không chỉ một mà là ở nhiều thời điểm, thực chất họ đã chiếm giữ tới 60 km2 vùng đất mà Ấn Độ trông coi nằm về phía mình so với đường kiểm soát thực tế.

Mối lo ngại đặc biệt là việc Trung Quốc tây tiến dọc theo sông Galwan, đe dọa tới một con đường chiến lược chạy song song với đường biên giới này và tạo ra kết nối chính tới các tiền đồn cực bắc của Ấn Độ.

Do đó, không có gì ngạc nhiên khi đây là nơi đã bùng nổ vụ đụng độ chết người giữa binh lính hai nước Trung, Ấn.

Tại sao Trung Quốc muốn thay đổi hiện trạng này, khiến một đối tác thương mại lớn có vũ khí hạt nhân tức giận?

Những người Ấn Độ hoài nghi cho rằng Trung Quốc làm thế bởi vì Ấn Độ bây giờ bị phân tâm bởi đại dịch đang lan rộng và nền kinh tế đang suy thoái, và hiện có một chính phủ chỉ giỏi phô trương sức mạnh hơn là củng cố quân đội hoặc xây dựng khối liên minh.

Trong khi đó, những người phê bình tại Ấn Độ nói nhận định đó là vô lý. Chính Ấn Độ đã thay đổi hiện trạng này, lẳng lặng mở rộng cơ sở hạ tầng trong các khu vực tranh chấp, thậm chí ngay sau khi họ tước bỏ quyền tự trị của một phần lãnh thổ Kashmir thuộc chủ quyền Ấn Độ vào tháng Tám năm ngoái, các lãnh đạo nước này đã tiếp tục phô trương về việc sẽ sớm “lấy lại” những phần lãnh thổ khác trong khu vực Kashmir, trong đó có một nhà thờ mà Pakistan đã nhượng cho Trung Quốc từ năm 1963.

Trung Quốc có thể cũng nhìn thấy lợi ích trong việc dạy cho Ấn Độ rằng nếu họ tiếp tục ve vãn mối quan hệ gần gũi hơn với Mỹ, thì họ sẽ phải trả giá.

Điều đáng khen là, các quan chức cả hai bên đã tránh làm gia tăng mạnh mẽ sự giận dữ, mà thay vào đó họ nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc thực thi một thỏa thuận trước đó về việc rút quân.

Những thỏa thuận như vậy của những quý ông lịch thiệp đã làm dịu sự giận dữ trong các cuộc đụng độ trước đây.

Tuy nhiên, dù hiệu quả cuộc gặp của các tướng lĩnh trong những lều bạt lộng gió có thế nào đi nữa, thì vẫn là mạo hiểm khi dùng cách đó vào việc xử lý các vấn đề giữa hai siêu cường hạt nhân đang trỗi dậy, với tổng dân số chiếm tới 1/3 nhân loại.

Ấn Độ trước đó đã đề xuất rằng, phương án khả dĩ thứ hai đối với một thỏa thuận chính thức về đường biên giới nằm ở đâu là hai bên ít nhất nên đưa ra bản đồ thể hiện quan điểm của mình về đường kiểm soát nằm vị trí nào trên thực địa.

Có lẽ vì nghĩ mình là người chơi cờ vây khôn ngoan hơn, nên Trung Quốc đã luôn từ chối đề xuất đó của Ấn Độ. Tình thế này cho phép Trung Quốc tuyên bố rằng bất kỳ động thái nào của Ấn Độ đều là vi phạm nhận thức của chính họ.

Đã đến lúc phải chấm dứt trò chơi cờ vây này. Trung Quốc vào lúc này trông mạnh mẽ hơn, nhưng nếu bị thúc ép, Ấn Độ sẽ tìm được cách khiến Bắc Kinh gặp tổn thất.

Và điều mà phần thế giới rộng lớn hơn còn lại cần không phải là một cuộc chiến cam go leo thang giữa rồng và voi trên một dải đất cao sừng sững quanh năm băng giá.

Mai Bùi

Tin khác

Ông Biden sắp tranh luận trực tiếp với ông Trump

Ông Biden sắp tranh luận trực tiếp với ông Trump

(CLO) Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm thứ Sáu (26/4) cho biết ông sẽ tham gia tranh luận với ông Donald Trump, đối thủ Đảng Cộng hòa của ông trong cuộc bầu cử vào tháng 11.

Thế giới 24h
Nắng nóng và hạn hán diễn ra trên khắp Nam Á và Đông Nam Á

Nắng nóng và hạn hán diễn ra trên khắp Nam Á và Đông Nam Á

(CLO) Hàng triệu người khắp Nam Á và Đông Nam Á tiếp tục phải chịu cái nóng gay gắt trong những ngày cuối tuần này.

Thế giới 24h
Triều Tiên nói Mỹ chính trị hóa vấn đề nhân quyền

Triều Tiên nói Mỹ chính trị hóa vấn đề nhân quyền

(CLO) Triều Tiên hôm thứ Bảy (27/4) cáo buộc Mỹ chính trị hóa nhân quyền ở quốc gia Đông Á này, tố cáo cái mà họ gọi là âm mưu và khiêu khích chính trị.

Thế giới 24h
New York trả lại 30 cổ vật bị đánh cắp cho Campuchia và Indonesia

New York trả lại 30 cổ vật bị đánh cắp cho Campuchia và Indonesia

(CLO) Các công tố viên New York hôm thứ Sáu (26/4) cho biết họ đã trả lại cho Campuchia và Indonesia 30 cổ vật bị cướp, bán hoặc chuyển nhượng trái phép bởi các mạng lưới ở Mỹ.

Thế giới 24h
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Ngoại trưởng Mỹ, nói hai nước nên là 'đối tác'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Ngoại trưởng Mỹ, nói hai nước nên là 'đối tác'

(CLO) Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm thứ Sáu (26/4) nói với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken rằng hai nền kinh tế lớn nhất thế giới nên là "đối tác chứ không phải đối thủ", nhưng có "một số vấn đề" cần giải quyết trong mối quan hệ của giữa hai nước.

Thế giới 24h