Triều Tiên nghiên cứu về ngân hàng thương mại, cho phép phát triển DN thị trường

Thứ năm, 30/12/2021 05:56 AM - 0 Trả lời

(CLO) Ở Triều Tiên, ngân hàng thương mại từng được coi là tổ chức tư bản. Nhưng dưới thời nhà lãnh đạo Kim Jong Un, các nhà nghiên cứu hàng đầu của nước này đang cân nhắc làm thế nào để áp dụng một hệ thống ngân hàng thương mại mạnh mẽ của riêng họ.

Thay đổi định kiến về ngân hàng thương mại

Kim Jong Un, người vừa đánh dấu kỷ niệm 10 năm cầm quyền trong tháng này, đã cho phép phát triển một số doanh nghiệp thị trường tự do ở Triều Tiên - một nỗ lực để đưa đất nước của ông thoát khỏi sự cô lập sâu sắc và hiện đại hóa nền kinh tế của một trong những quốc gia nghèo nhất ở thế giới.

trieu tien nghien cuu ve ngan hang thuong mai cho phep phat trien dn thi truong hinh 1

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un. (Nguồn: AP).

Vào năm 2015, Kim đã báo hiệu rằng ông sẽ đẩy nhanh một cuộc đại tu hệ thống ngân hàng nhà nước, một nỗ lực bắt đầu dưới thời cha ông nhưng ông đã tăng gấp đôi tốc độ để chứng tỏ bản thân và cho thấy rằng ông nghiêm túc trong việc cải thiện nền kinh tế đất nước.

Trong những năm sau đó, các nhà tư tưởng hàng đầu phải vật lộn với sự phức tạp của hệ thống ngân hàng thương mại, đôi khi phải cố gắng để hiểu cách Triều Tiên có thể thích ứng với các khái niệm tư bản chủ nghĩa, chẳng hạn như tài khoản ngân hàng của cư dân tư nhân tích lũy lãi suất, theo một báo cáo mới được công bố hôm 22/12 bởi 38 North, một chương trình nghiên cứu tại Trung tâm Stimson có trụ sở tại Washington.

Trong báo cáo, đội ngũ chuyên gia đã nghiên cứu các tạp chí kinh tế hàng đầu của Triều Tiên trong hai thập kỷ, có các bài báo nằm trong số ít các nguồn phản ánh các chính sách và phương hướng hiện tại, và đã bị ngừng xuất bản từ tháng 1. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng mặc dù ngân hàng hiếm khi được đề cập đến trong các tuyên bố của truyền thông nhà nước, nhưng đây lại là một chủ đề nóng ở hậu trường.

Họ cho biết vì ngân hàng thương mại gắn liền với chủ nghĩa tư bản rất chặt chẽ nên nhiều bài báo đã nghiên cứu kỹ về chủ đề này. Tuy nhiên, theo thời gian, các học giả hàng đầu của Triều Tiên bắt đầu biện minh cho việc áp dụng các biện pháp mới và tham gia vào một cuộc thảo luận học thuật sôi nổi về những ý tưởng từng bị lên án mạnh mẽ.

“Tôi đã ngạc nhiên bởi mức độ của cuộc thảo luận đang diễn ra trong các tạp chí học thuật, các khái niệm đã từng bị coi là quá tư bản chủ nghĩa lại được cung cấp như là lựa chọn khả thi cho Triều Tiên,” Rachel Minyoung Lee, một cựu chuyên gia phân tích tình báo và đồng tác giả của báo cáo nói tại Hàn Quốc.

Lee nói: “Các ngân hàng thương mại là một trong những ví dụ chính. Chúng từng được bách khoa toàn thư Bắc Triều Tiên định nghĩa là ký sinh và săn mồi. Giờ đây, các tạp chí học thuật đang cố gắng thuyết phục độc giả rằng tại sao những ngân hàng từng là quỷ dữ này lại cần thiết để cải thiện nền kinh tế đất nước”.

Trong đó, thời điểm tranh luận căng thẳng nhất diễn ra vào năm 2018, năm mà ông Kim chuyển sang ngoại giao trực tiếp với Hoa Kỳ và Hàn Quốc để đàm phán về phi hạt nhân hóa và giảm bớt các lệnh trừng phạt.

Khi ông Kim bước ra với thế giới cho cuộc gặp thượng đỉnh cấp cao với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Tổng thống Donald Trump, các bài báo kinh tế tập trung vào việc mở rộng vai trò của các ngân hàng trong nước sẽ như thế nào - một cuộc tranh luận kịp thời khi can dự ngoại giao có thể mở ra cánh cửa cho các khoản đầu tư nước ngoài mới vào Triều Tiên.

Các bài báo này giúp thông báo cho các nhà hoạch định chính sách về các tính toán kinh tế nội bộ và các cơ hội mà Kim có thể đã nghĩ đến khi ông gia tăng căng thẳng trong năm 2016 và 2017 bằng các vụ thử hạt nhân, sau đó chuyển sang giai đoạn hợp tác để đàm phán nới lỏng các lệnh trừng phạt, các nhà nghiên cứu cho biết.

Cho phép phát triển thị trường tư nhân, doanh nghiệp

trieu tien nghien cuu ve ngan hang thuong mai cho phep phat trien dn thi truong hinh 2

Kim Jong Un vẫy tay chào trong cuộc duyệt binh ngày 14/1 tại Quảng trường Kim Nhật Thành ở Bình Nhưỡng. (Nguồn: AP).

Triều Tiên có một ngân hàng trung ương cho đến những năm 1970. Hồi đó, tiền gần như không có ảnh hưởng vì nhà nước cung cấp những thứ mà công dân của họ cần - ví dụ, bằng cách cung cấp thẻ từng suất ăn.

Nhưng vào đầu những năm 2000, nhiều ngân hàng nhà nước và nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu nổi lên như khu vực tư nhân. Thị trường được thành lập khi cuộc khủng hoảng kinh tế ập đến sau nạn đói chết người vào những năm 1990.

Sau nạn đói, người dân Triều Tiên bắt đầu buôn bán và trao đổi hàng hóa để tồn tại, và những thị trường tư nhân như vậy đã trở thành chìa khóa cho sự phục hồi kinh tế của đất nước.

Dưới thời nhà lãnh đạo Kim Jong Il, Triều Tiên chính thức cho phép các khu chợ do nhà nước quản lý được hoạt động. Các tạp chí học thuật bắt đầu nghiên cứu các hệ thống ngân hàng nước ngoài và viết bài nghiên cứu trung lập.

Đã có một nỗ lực để bắt đầu hoạt động ngân hàng thương mại vào thời điểm đó, nhưng một hệ thống quy mô đầy đủ chưa bao giờ được thành lập. Các ngân hàng thương mại tồn tại ngày nay về mặt kỹ thuật đều thuộc sở hữu nhà nước và phần lớn hướng tới giới thượng lưu giàu có và các lợi ích của đảng và nhà nước.

Với nhận thức rằng cải cách kinh tế là chìa khóa cho sự ổn định lâu dài của đất nước và nắm giữ quyền lực, Kim Jong Un đã nhấn mạnh đến tăng trưởng kinh tế và ban hành một hệ thống quản lý mới để cho phép sự phát triển của thị trường tư nhân và doanh nghiệp.

Vào năm 2015, Kim đã xác định ngân hàng thương mại là một lĩnh vực có tiềm năng tăng trưởng, điều này đã thúc đẩy các nghiên cứu và tranh luận trong chế độ về việc làm thế nào để biến ý tưởng này thành hiện thực bằng cách phân quyền kiểm soát của nhà nước đối với các ngân hàng, và tăng cường “tính sáng tạo” trong hệ thống ngân hàng, nghiên cứu cho biết.

Chắc chắn, còn một chặng đường dài phía trước khi Triều Tiên có thể tiến hành một cuộc đại tu ngân hàng. Kể từ khi các cuộc đàm phán hạt nhân tan rã vào năm 2019, Bình Nhưỡng đã rút lui vào thế cô lập.

Trong đại dịch Covid-19, Triều Tiên đã ban hành việc đóng cửa nghiêm ngặt biên giới của mình, tiến hành thương mại ít hơn đáng kể vì lo ngại sự lây lan của virus và nhấn mạnh khả năng tự lực.

Peter Ward, một chuyên gia kinh tế Bắc Triều Tiên, cho biết hệ thống ngân hàng của Triều Tiên cũng đã phải vật lộn với các vấn đề kỹ thuật, bao gồm cả việc đôi khi thiếu điện. Các ngân hàng không thể chuyển tiền cho nhau hoặc cho bất kỳ tổ chức tài chính quốc tế nào. không tham gia vào dự án nghiên cứu này.

Ward nói rằng có sự ngờ vực đối với các ngân hàng thương mại hiện tại và giới thượng lưu giàu có tiết kiệm tiền thông qua các ngân hàng này không phải lúc nào cũng được đảm bảo rằng họ có thể rút tiền trong tương lai.

Một trong những lý do khiến Kim có thể quan tâm đến việc mở rộng việc sử dụng các ngân hàng thương mại là nhà nước có thể theo dõi chặt chẽ hơn dòng tiền trong cả nước và khiến nhiều người tiết kiệm tiền trong ngân hàng hơn là tích trữ ở nhà, Ward nói. Ngoài ra, một hệ thống ngân hàng mạnh mẽ hơn sẽ cho phép nhà nước phân phối lại số tiền mặt đó và sử dụng nó cho các dự án phát triển.

Sơn Tùng (Theo Washington Post)

Bình Luận

Tin khác

Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

(CLO) Tiếp tục chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại tại một số nước châu Âu, trong chương trình công tác tại Hà Lan, đoàn công tác của tỉnh Thái Bình do Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải làm trưởng đoàn có buổi làm việc với một số doanh nghiệp của Vương quốc Hà Lan.

Kinh tế vĩ mô
Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

(CLO) Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Kinh tế vĩ mô
VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: 'Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: "Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

(CLO) Việc VIPFA khai trương cơ quan đại diện tại TP Hồ Chí Minh sẽ là cầu nối hiệu quả giữa cộng đồng doanh nghiệp hình thành hệ sinh thái kinh doanh kết nối cơ hội đầu tư và xúc tiến FDI vào Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô
Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024, trong đó có các tháng cao điểm mùa khô.

Kinh tế vĩ mô
Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

(CLO) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới đã tổ chức buổi công bố điểm lại kinh tế Việt Nam tháng 4/2024, với chuyên đề "Đẩy mạnh khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo".

Kinh tế vĩ mô