Trong hiểm nguy càng phải bình tĩnh và chủ động

Thứ ba, 25/02/2020 14:47 PM - 0 Trả lời

(CLO) Đó là điều mà nhà báo Nguyễn Khánh - báo Tuổi Trẻ khẳng định khi chia sẻ về kinh nghiệm tác nghiệp trong hai tháng qua tại khu vực cách ly với dịch bệnh virus COVID-19. Anh cho rằng sự lạc quan, bình tĩnh, chủ động là điều quan trọng nhất khi tác nghiệp ở những sự kiện tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Nhà báo Nguyễn Khánh - báo Tuổi Trẻ.

Nhà báo Nguyễn Khánh - báo Tuổi Trẻ.

Dịch bệnh virus COVID-19 thời gian qua đã và đang bùng phát tại nhiều quốc gia. Tác nghiệp tại những điểm mà người dân có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh, nhà báo Nguyễn Khánh, báo Tuổi Trẻ thời gian vừa qua đã truyền tải cho bạn đọc nhiều hình ảnh chân thực nhất về tình hình bệnh dịch trong khu cách ly, cùng với đó là những khoảnh khắc rất khó quên.

Nhà báo Nguyễn Khánh đang đi tác nghiệp tại Ga Lào Cai.

Nhà báo Nguyễn Khánh đang đi tác nghiệp tại Ga Lào Cai.

Nguyễn Khánh chia sẻ trong tháng hai vừa qua anh đã tác nghiệp ở 3 địa điểm cách ly, theo dõi sức khỏe cho những người từ vùng dịch trở về, gồm 2 điểm ở tỉnh Lào Cai và xã Sơn Lôi huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Trước khi vào tác nghiệp tại vùng dịch, anh cho biết ngoài việc trang bị các thiết bị của phóng viên như máy tính, máy ảnh, thiết bị mạng...để đưa thông tin một cách nhanh nhất cho bạn đọc, anh còn phải trang bị trên người đầy đủ về bảo hộ gồm khẩu trang, nước rửa tay, quần áo chuyên dụng của Bộ Y tế. Cẩn thận hơn anh cũng chuẩn bị thêm cho mình những dụng cụ để sát khuẩn, làm sạch thiết bị tác nghiệp. Tuy nhiên với kinh nghiệm 10 năm tác nghiệp tại các điểm nóng, anh cũng chia sẻ rằng ngoài sự chuẩn bị kỹ càng về thiết bị tác nghiệp và đồ bảo hộ một cách cẩn thận là tất yếu nhưng quan trọng nhất phải chuẩn bị về mặt tâm lý, bình tĩnh lạc quan nhất có thể, tinh thần không được sợ hãi.

Nguyễn Khánh nhớ lại câu chuyện tại tỉnh Vĩnh Phúc cách đây khoảng 1 tháng, trước khi tỉnh này có quyết định cách ly cả xã Sơn Lôi. Lúc đó anh về thôn Ái Văn, xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc, nơi có 5 người trong 1 gia đình nhiễm bệnh. Là phóng viên hiếm hoi tiếp cận tác nghiệp và phỏng vấn những người dân tại thôn Ái Văn, nơi đang được coi là “ổ dịch” tại Vĩnh Phúc trước ngày bị cách ly. “Thời điểm đó tôi cũng khá lo lắng vì mình có thể nhiễm bệnh nhưng do đã chuẩn bị trước về tâm lý cũng như chủ động về các dụng cụ bảo hộ y tế nên giây phút lo lắng ngắn ngủi đó chỉ thoáng qua” – anh Khánh chia sẻ.

Các thành viên trên tàu đều phải tuân thủ quá trình kiểm dịch y tế.

Các thành viên trên tàu đều phải tuân thủ quá trình kiểm dịch y tế.

Các thành viên trên tàu đều được Nhân viên y tế đo kiểm tra thân nhiệt.

Các thành viên trên tàu đều được Nhân viên y tế đo kiểm tra thân nhiệt.

Anh nhớ nhất là chuyến đi tác nghiệp tại ga Lào Cai và trường quân sự tỉnh Lào Cai hơn 1 tuần. Lào Cai thời điểm đó thời tiết mưa rét buốt, đường phố thì vắng hoe, Cửa khẩu Quốc tế lác đác vài bóng người về nước. Ở đó chỉ có bộ đội biên phòng, những ngưới lái tàu và mấy anh bạn phóng viên làm nhiệm vụ.

Anh khẳng định mình còn nhớ rất rõ sau 5 ngày tạm dừng do dịch corona, ngày 8/2, chuyến tàu hàng liên vận quốc tế đầu tiên mang số hiệu 1212 từ ga Sơn Yêu (Trung Quốc) nhập vào ga Lào Cai (Việt Nam). Bốn thành viên của tàu 1212 gồm ông Đỗ Quang Trung, trưởng tàu liên vận quốc tế (ga Lào Cai), ông Nguyễn Văn Hải (kỹ thuật viên toa xe) cùng hai lái tàu còn rất trẻ cùng quê Hà Nội là anh Khổng Minh và anh Lê Hoàng Cường là những người đầu tiên xung phong lên chuyến tàu liên vận đặc biệt giữa mùa dịch. Lúc này anh đã nhanh chóng ghi lại được không khí hình ảnh lao động miệt mài, hăng say nhưng rất cẩn thận và an toàn của những người lái tàu dũng cảm này. Cùng với đó là những sự chia sẻ, những lo lắng, nỗi nhớ nhà nhưng vẫn luôn lạc quan, tin tưởng hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Đại tá Nguyễn Văn Đô, Phó Tham mưu Trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Lào Cai, hỏi thăm tình hình sức khỏe những người dân được cách ly trong đơn vị.

Đại tá Nguyễn Văn Đô, Phó Tham mưu Trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Lào Cai, hỏi thăm tình hình sức khỏe những người dân được cách ly trong đơn vị.

Tiếp đó tại Trường Quân sự tỉnh Lào Cai, nơi đang cách ly 216 công dân Việt Nam trở về từ Trung Quốc trong dịch virus COVID-19. Việc cách ly là nguyên tắc bắt buộc trong phòng dịch bởi nó giúp tránh những rủi ro, những nguy cơ có thể gây nguy hại cho cộng đồng dù họ đều là những người khoẻ mạnh. Tuy nhiên khác với không khí ảm đạm, u buồn ở ga Lào Cai, nét vui tươi đầy sức sống lại lan tỏa từ những người bệnh ở nơi này.

Những người bị cách ly tại Trường Quân sự tỉnh Lào Cai đang bật nhạc và nhảy múa, tập thể dục.

Những người bị cách ly tại Trường Quân sự tỉnh Lào Cai đang bật nhạc và nhảy múa, tập thể dục.

Nguyễn Khánh cho biết anh đã không thể tin vào mắt mình nữa. Anh nghĩ rằng nếu bình thường bệnh nhân cách ly có khả năng nhiễm bệnh tinh thần của họ sẽ ít nhiều sa sút, nhưng tại đây anh tận mắt trông thấy các chị em phụ nữ rủ nhau ra khoảng sân chung bật nhạc ca hát, nhảy múa, còn cánh đàn ông thì tụ tập ở khoảng sân khác tập thể dục. Họ nhảy múa, họ cười và tràn đầy sự lạc quan dù trong hoàn cảnh đặc biệt. 14 ngày bị cách ly khỏi xã hội, 14 ngày ăn nghỉ ở trong môi trường "nội bất xuất, ngoại bất nhập". Tuy vậy nhưng những khó khăn đó không khiến cho họ gục ngã, chán nản và bi quan.

Nhà báo Nguyễn Khánh khẳng định rằng khoảnh khắc anh ghi lại được tại đây đã cho anh sự lạc quan và niềm tin trong phòng chống dịch.

Nhà báo Nguyễn Khánh khẳng định rằng khoảnh khắc anh ghi lại được tại đây đã cho anh sự lạc quan và niềm tin trong phòng chống dịch.

Và Nguyễn Khánh khẳng định rằng đó cũng chính là khoảnh khắc đã khiến anh rất khó quên. Anh đã mỉm cười và thực sự hạnh phúc khi chụp được những bức ảnh này. Bài phóng sự ảnh này đã cho anh sự lạc quan và niềm tin trong phòng chống dịch. Anh cho biết mình đã đến nơi đây với những dụng cụ y tế bảo hộ nghiêm ngặt nhưng rồi anh nhận ra, điều lo lắng nhất không phải là virus COVID-19 mà chính là không vượt qua được nỗi sợ của chính bản thân mình.

Sự lạc quan, bình tĩnh và chủ động sẽ là điều quan trọng nhất, đôi khi sẽ là phép màu giúp con người có thể vượt qua những hoàn cảnh ngặt nghèo nhất trong cuộc sống.

Huy Hoàng (ghi)

Tin khác

Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

(NB&CL) Báo chí không chỉ đồng hành cùng công cuộc bảo vệ Tổ quốc, trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp trường kỳ, ngay trong những ngày tháng diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ, đã có những bài báo, những bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc lịch sử hào hùng, phản ánh chân thực, sinh động nhất về diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ và 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường… Những câu chuyện ấy phần nào được kể qua hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam hôm nay.

Nghề báo
Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

(CLO) Chiều 26/4, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu Cuộc thi ảnh báo chí, nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam và Quốc phòng toàn dân năm 2024.

Nghề báo
Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện nhiều chương trình trọng điểm, phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.

Nghề báo
Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(CLO) Ngày 26/4, Hội Nhà báo tỉnh Bình Dương đã tổ chức hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho gần 100 hội viên, nhà báo đang công tác tại các cơ quan báo chí trong tỉnh.

Nghề báo
Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày truyền thống Báo Khánh Hòa, ngày 26/4, Báo Khánh Hòa tiếp tục phối hợp với Công ty Cổ phần Nước giải khát yến sào Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”.

Nghề báo