Trong môi trường giáo dục không nên đặt vấn đề đuổi học học sinh

Thứ hai, 22/02/2021 13:15 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chuyên gia cho rằng, nếu học sinh vi phạm pháp luật thì phải được xử lý theo quy định của pháp luật. Còn trong môi trường nhà trường, cần thiết phải lấy giáo dục làm trọng.

Tuần trước, đoạn video clip ghi lại cảnh học trò chửi, đánh cô giáo lan truyền trên mạng xã hội đã khiến dư luận rất bức xúc. Nhiều giáo viên khi xem clip trên đã lên án mạnh mẽ hành vi của học sinh và cho rằng cần đuổi học sinh đó ra khỏi trường.

Những người có quan điểm như vậy đều lấy lý do để những học sinh ngỗ ngược trong trường học sẽ phá hoại trường lớp, khiến nhiều em khác học theo, môi trường giáo dục nhà trường sẽ bị hủy hoại.

Trái ngược với tâm lý số đông thì hiện nay các quy định về kỷ luật học sinh trong trường học lại không cho phép đuổi học học sinh.

Các quy định trên dựa trên các quan điểm tiến bộ về giáo dục, các quy định về quyền học tập của học sinh.

Thầy cô giáo bị học sinh xúc phạm, đánh đập trở thành vấn đề nhức nhối của giáo dục (ảnh nguồn internet).

Thầy cô giáo bị học sinh xúc phạm, đánh đập trở thành vấn đề nhức nhối của giáo dục (ảnh nguồn internet).

Nhiều chuyên gia cho rằng, sự phản ứng mạnh đến từ số đông thầy cô cho thấy một vấn đề đa phần thầy cô nếu rơi vào các tình huống sư phạm như vậy không biết xử lý như thế nào.

Điều này cho thấy các quan điểm giáo dục tích cực, tiến bộ chưa thực sự thấm nhuần trong mỗi cô thầy.

Nhiều giáo viên luôn lo sợ khi mình rơi vào các trường hợp tương tự. Khi ở trong các tình huống sư phạm trên đa phần đều có phản ứng tiêu cực là "trả đũa" học sinh bằng các biện pháp kỷ luật nghiêm khắc như đuổi học, tống ra ngoài xã hội hay cho đi trại giáo dưỡng.

Trước vấn đề này, phóng viên Báo Nhà báo và Công luận đã trao đổi với thầy Nguyễn Tùng Lâm, Phó Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục Việt Nam.

Thầy Nguyễn Tùng Lâm cho rằng, trong các tình huống sư phạm như trò đánh thầy cô như vừa qua thì cần thiết phải xử lý theo đúng quy định.

Trước hết, phải xử lý theo quy định pháp luật. Việc đánh người là vi phạm pháp luật nên cần thiết xử lý theo pháp luật.

Cơ quan chức năng phải vào cuộc xác minh, lập biên bản, xác định hành vi và đưa ra các hình thức xử phạt theo đúng quy định.

Nhà trường phải giáo dục học sinh, không được lấy cớ để xử nhẹ học sinh cũng như xử phạt học sinh quá nặng, sai quy định.

"Trong môi trường giáo dục không nên đặt vấn đề đuổi học học sinh" - thầy Tùng Lâm nhấn mạnh.

Trong việc tranh luận về cách xử phạt học sinh trong tình huống trên đang cho thấy vấn đề hiện nay cách giáo dục học sinh như thế nào khi rơi vào tình huống trên?

Thầy Tùng lâm cho rằng, thầy cô không nên quá hoang mang. Từ câu chuyện trên các giáo viên cần rút kinh nghiệm trong ứng xử khi học sinh phạm lỗi. 

Thầy cô phải ứng xử làm sao tránh gây xung đột, nhà giáo phải chủ động học tập, thay đổi bản thân vì nghề nghiệp của mình. 

Nhà trường cần phải tăng cường giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh. Học sinh cần được hiểu giá trị yêu thương, tôn trọng và khoan dung.

Có thể có câu nói của thầy cô quá nặng thì học sinh cũng biết kiềm chế. Bản thân thầy cô cũng vậy, khi học sinh mắc sai sót lấy giáo dục là chính. Cô thầy không cáu bẳn, thù hằn, bực tức để làm cho học sinh thêm bức xúc.

Thầy Nguyễn Tùng Lâm nhấn mạnh: "Khi học sinh vi phạm pháp luật cần thiết phải được xử lý theo pháp luật. Sau đó, nhà trường lấy giáo dục để giáo dục học sinh giúp các em nhận thức được sai lầm để tiến bộ. Không nên đặt ra vấn đề đuổi học, không nên đuổi học học sinh.

Nhưng nếu chỉ rút kinh nghiệm, kiểm điểm trong nhà trường thôi không đủ, với những học sinh có hành vi như vậy  thì cơ quan pháp luật nhà nước vào cuộc, làm đúng quy định của pháp luật thì những học sinh đó mới chấp hành".

Trinh Phúc

 

Tin khác

Các trường quân đội áp dụng thêm hai phương thức tuyển sinh mới

Các trường quân đội áp dụng thêm hai phương thức tuyển sinh mới

(CLO) Năm 2024, các trường quân đội có một số đổi mới trong tuyển sinh. Trong đó, thí sinh có thêm hai phương thức xét tuyển khi đăng ký dự tuyển.

Giáo dục
Huyện Chư Pưh (Gia Lai) tích cực nâng cao kỹ năng sống cho học sinh

Huyện Chư Pưh (Gia Lai) tích cực nâng cao kỹ năng sống cho học sinh

(CLO) Để hạn chế các tai nạn thương tích xảy ra với học sinh, thời gian qua ngành Giáo dục huyện Chư Pưh đã tích cực phối hợp tuyên truyền, giáo dục pháp luật, tăng cường các kỹ năng sống, những hoạt động này được các em và phụ huynh nhiệt tình hưởng ứng.

Giáo dục
Hướng dẫn đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trực tuyến

Hướng dẫn đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trực tuyến

(CLO) Quá trình đăng ký dự thi, các thí sinh cần điền đủ thông tin nhằm đảm bảo quyền lợi khi tham dự thi tốt nghiệp THPT 2024.

Giáo dục
Quy định về ảnh thí sinh sử dụng khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Quy định về ảnh thí sinh sử dụng khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

(CLO) Theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ảnh của thí sinh trên hệ thống phải bảo đảm độ phân giải là 400x600 pixels, được chụp theo kiểu căn cước công dân và trước thời gian nộp hồ sơ không quá 6 tháng.

Giáo dục
Bắc Ninh có hơn 17.000 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Bắc Ninh có hơn 17.000 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(CLO) Năm học 2023-2024, toàn tỉnh Bắc Ninh có 17.296 học sinh lớp 12 (tăng hơn 1 nghìn học sinh lớp 12 so với năm 2023), cùng với khoảng 400 thí sinh tự do sẽ đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Giáo dục