Trung Quốc bán nguồn cung dầu - một động thái chưa từng có

Chủ nhật, 12/09/2021 12:52 PM - 0 Trả lời

(CLO) Nền kinh tế Trung Quốc hiện đang phải đối mặt với một số vấn đề đau đầu. Lạm phát đang tăng vọt, chi phí năng lượng cũng tăng đột biến và nhu cầu cao đến mức một số tỉnh thậm chí đã xảy ra tình trạng thiếu điện.

Trung Quốc đang bắt đầu bán bớt một số dầu mà nước này giữ trong kho dự trữ chiến lược nhằm giảm giá trên thị trường, đây là động thái xảy ra lần đầu tiên trong lịch sử đối với Trung Quốc - nhà nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới.

trung quoc ban nguon cung dau  mot dong thai chua tung co hinh 1

Các bể chứa dầu ở ngoại ô Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, vào thứ Tư, ngày 22 tháng 4 năm 2020. Ảnh: Qilai Shen / Bloomberg.

Cục Dự trữ Ngũ cốc và Nguyên liệu Nhà nước cho biết vào cuối ngày thứ 5 rằng họ sẽ giải phóng dầu thô từ kho dự trữ quốc gia của mình theo từng đợt. Cục có ý định sẽ bán dầu cho các công ty lọc và hóa dầu.

Cục cho biết trong một tuyên bố rằng: “Đưa dầu thô dự trữ quốc gia ra thị trường thông qua bán đấu giá mở sẽ ổn định tốt hơn cung cầu thị trường trong nước và đảm bảo hiệu quả an ninh năng lượng quốc gia”, và nói thêm rằng việc giải phóng dầu sẽ giúp “giảm bớt áp lực tăng giá nguyên liệu thô cho các công ty sản xuất.”

Giá dầu giảm xuống mức thấp nhất trong hai tuần vào thứ 5 sau thông báo của Trung Quốc. Dầu Brent, tiêu chuẩn toàn cầu, giảm 1,6%, trong khi dầu Mỹ giảm 1,7%, sau đó lại phục hồi nhẹ, giao dịch lần cuối ngày ở mức lần lượt là 71,85 USD và 68,45 USD/thùng.

Chính phủ không cho biết cuối cùng họ sẽ bán bao nhiêu dầu, nhưng việc tích trữ các thùng dầu là rất quan trọng đối với Trung Quốc. Nước này phụ thuộc rất nhiều vào dầu nước ngoài để cung cấp năng lượng cho nền kinh tế và đã nỗ lực trong nhiều năm để củng cố kho dự trữ dầu khẩn cấp.

Trung Quốc không công bố nhiều dữ liệu về trữ lượng dầu của mình, nhưng cho biết vào năm 2017 rằng họ đã thành lập 9 cơ sở dự trữ chính trên khắp đất nước, với tổng công suất là 37,7 triệu tấn.

Nước này cũng cho biết họ muốn có 85 triệu tấn dầu trong kho dự trữ khẩn cấp vào cuối năm 2020, gần bằng số lượng mà Mỹ nắm giữ trong Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược - nguồn cung cấp dầu dự phòng lớn nhất thế giới.

Nhưng nền kinh tế Trung Quốc hiện đang phải đối mặt với một số vấn đề đau đầu. Lạm phát đang tăng vọt và chỉ số giá sản xuất của nước này đã đạt mức cao nhất trong 13 năm vào tháng trước, do giá hàng hóa tăng. Chi phí năng lượng cũng tăng đột biến và nhu cầu cao đến mức một số tỉnh thậm chí đã xảy ra tình trạng thiếu điện.

Bất chấp những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm kiềm chế chi phí tăng cao, lạm phát giá tại các nhà máy vẫn tăng cao. Chính phủ đã cảnh báo rằng chi phí cao cho các nguyên liệu thô như năng lượng và các sản phẩm hóa dầu sẽ làm trầm trọng thêm thách thức tăng trưởng và việc làm mà các nhà sản xuất - đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đối mặt.

Giá cả tăng cao cũng làm phức tạp thêm bất kỳ nỗ lực nào mà chính phủ có thể xem xét để ngăn chặn suy thoái kinh tế với sự hỗ trợ nhiều hơn về tài chính và tiền tệ. Chính sách mở rộng nhằm thúc đẩy tăng trưởng - chẳng hạn như tăng chi tiêu của chính phủ hoặc mở rộng cung tiền - sẽ chỉ làm tăng lạm phát hơn nữa.

Nền kinh tế Trung Quốc cũng đã bị xáo trộn bởi các vấn đề khác, bao gồm sự bùng phát của biến thể Delta Covid-19 và cuộc khủng hoảng vận tải biển.

Một cuộc khảo sát chính thức về hoạt động sản xuất vào tháng trước cho thấy tốc độ tăng trưởng thấp nhất kể từ khi bắt đầu đại dịch, trong khi một cuộc khảo sát tư nhân đã cho thấy đợt suy giảm đầu tiên trong hoạt động sản xuất kể từ tháng 4 năm 2020. Các ngành dịch vụ cũng bị ảnh hưởng nặng nề, với cuộc khảo sát chính thức phi sản xuất ghi nhận đợt giảm đầu tiên của lĩnh vực này kể từ tháng 2 năm 2020. 

Huy Hoàng

Bình Luận

Tin khác

Quy mô kinh tế Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đạt hơn 1.570 nghìn tỷ đồng

Quy mô kinh tế Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đạt hơn 1.570 nghìn tỷ đồng

(CLO) Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ tiếp tục ghi nhận tăng trưởng tích cực.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư Dự án nhà máy giấy bao bì công nghệ cao với tổng vốn đầu tư trên 100 triệu USD

Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư Dự án nhà máy giấy bao bì công nghệ cao với tổng vốn đầu tư trên 100 triệu USD

(CLO) Ban Quản lý các Khu công nghiệp (KCN) tỉnh Nam Định vừa cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Dự án nhà máy giấy bao bì công nghệ cao từ nguyên liệu giấy phế liệu tái chế và bột giấy tại KCN Bảo Minh mở rộng (huyện Vụ Bản).

Kinh tế vĩ mô
Nghịch lý: Doanh nghiệp “chết yểu” tăng liên tục, ngân hàng vẫn 'sống khỏe'

Nghịch lý: Doanh nghiệp “chết yểu” tăng liên tục, ngân hàng vẫn "sống khỏe"

(CLO) Theo báo cáo của VEPR, có một nghịch lý là trong khi cần để san sẻ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, thì các ngân hàng vẫn duy trì mức sinh lời cao từ hoạt động cho vay.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp tục đà tăng trưởng

Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp tục đà tăng trưởng

(CLO) 4 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tỉnh Nam Định tăng 13,27% so với cùng kỳ năm trước - mức tăng cao nhất từ 2019 đến nay; trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 13,57%.

Kinh tế vĩ mô
Vì sao càng chỉ đạo, Ngân hàng Nhà nước càng quản giá vàng lại càng tăng?

Vì sao càng chỉ đạo, Ngân hàng Nhà nước càng quản giá vàng lại càng tăng?

(CLO) GS.TS Hoàng Văn Cường - Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách Quốc hội đặt câu hỏi: Phải chăng là đấu thầu lại đang là nhân tố để làm cho giá vàng trên thị trường tăng lên. Xóa bỏ độc quyền vàng miếng, trả vàng trang sức về cho thị trường.

Kinh tế vĩ mô