Trung Quốc bị hạ triển vọng GDP xuống mức thấp 3-4%

Thứ ba, 31/05/2022 17:55 PM - 0 Trả lời

(CLO) Một loạt các nhà phân tích kinh tế đã hạ cấp dự báo của họ về tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong năm nay xuống mức thấp hơn dự kiến sau khi các lệnh kiểm soát Covid-19 chặt chẽ giáng một đòn mạnh mẽ vào nền kinh tế nước này.

Vừa qua, một loạt các nhà phân tích kinh tế đã hạ cấp dự báo của họ về tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong năm nay xuống mức thấp hơn dự kiến sau khi các lệnh kiểm soát Covid-19 chặt chẽ được áp đặt đối với Thượng Hải và các thành phố khác theo chính sách “không Covid” của chính phủ.

trung quoc bi ha trien vong gdp xuong muc thap 3 4 hinh 1

Ngân hàng Phố Wall cho rằng sự phục hồi kinh tế chính thức sẽ đòi hỏi các nhà chức trách Bắc Kinh phải dừng chính sách Zero-Covid sau đại hội Đảng Cộng sản vào mùa thu năm nay. Ảnh: Getty Images.

Các dự báo mới thấp hơn nhiều so với ước tính chính thức về mức tăng 5,5% tổng sản phẩm quốc nội. Vào tháng 4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế cũng đã giảm 0,4 điểm phần trăm so với triển vọng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trước đó xuống chỉ còn 4,4%.

Thêm 9 dự báo khác của các nhà phân tích thuộc khu vực tư nhân đã vẽ nên một bức tranh còn khắc nghiệt hơn về nền kinh tế Trung Quốc. Tất cả những phân tích này đều dựa trên dữ liệu kinh tế của tháng 4. Các triển vọng lạc quan nhất do Citigroup và S&P Global đưa ra riêng cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng 4,2%. Hai công ty trước đó dự đoán mức tăng trưởng lần lượt là 5,1% và 4,9%.

Về cuối xu hướng giảm, Bloomberg Economics dự đoán nền kinh tế Trung Quốc sẽ chỉ tăng trưởng 2% theo kịch bản trung bình. Đợt bùng phát Covid-19 của Trung Quốc dự kiến sẽ lắng xuống trong nửa cuối năm nay, nhưng sự sụt giảm kinh tế mạnh trong quý II được coi là một đòn giáng mạnh vào nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

Trong kịch bản tiêu cực của Bloomberg Economics, tăng trưởng hàng năm sẽ chỉ dừng ở mức 0,5% khi các nhà chức trách mở rộng các đợt đóng cửa trên toàn thành phố. Ngay cả với một kịch bản lạc quan hơn, khi Trung Quốc nới lỏng chính sách không Covid trong nửa cuối năm, Bloomberg dự báo nền kinh tế của nước này vẫn chỉ tăng 3,6%.

Goldman Sachs đã hạ dự báo từ 4,5% xuống 4%, giảm thêm so với mức 4,8% GDP mà ngân hàng đã đưa ra hồi tháng 11.

Goldman Sachs cho rằng sóng biến thể Omicron tại Trung Quốc đã khiến tăng trưởng kinh tế nước này giảm 1,6 điểm so với tốc độ tăng trưởng 4,8%. Sự suy thoái của thị trường bất động sản Trung Quốc kết hợp với sự gia tăng giá hàng hóa sẽ làm mất thêm 1 điểm. Ngân hàng đã đưa ra mức triển vọng 4% khi giả định rằng các biện pháp kích thích kinh tế của Trung Quốc tạo ra thêm cho đất nước mức tăng 1,8 điểm.

Trung Quốc vẫn hoàn toàn giữ nguyên lập trường thực thi chính sách Zero-Covid nghiêm ngặt của mình. Như vậy, Morgan Stanley cho rằng GDP của Trung Quốc chỉ tăng 0,5% trong quý thứ hai so với một năm trước đó. Ngân hàng Phố Wall cho rằng sự phục hồi kinh tế chính thức sẽ đòi hỏi các nhà chức trách Bắc Kinh phải dừng chính sách Zero-Covid sau đại hội Đảng Cộng sản vào mùa thu năm nay.

Tập đoàn ngân hàng Anh Standard Chartered dự đoán rằng việc khóa cửa kéo dài một tháng vừa qua sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của quốc gia này từ 0,5 đến 0,6 điểm. S&P Global cho rằng tăng trưởng GDP sẽ chậm lại còn 3,5% nếu Trung Quốc đóng cửa một trung tâm kinh tế khác ngoài Thượng Hải.

Theo truyền thông địa phương, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã triệu tập khoảng 100.000 quan chức khu vực tới một hội nghị truyền hình hôm thứ 4 để gấp rút đưa ra các biện pháp hỗ trợ nền kinh tế đất nước, trong đó ông bày tỏ sự nghi ngờ mạnh mẽ về sự suy thoái kinh tế có thể sẽ diễn ra.

Huy Hoàng (Theo Asia Nikkei)

Bình Luận

Tin khác

Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

(CLO) Tiếp tục chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại tại một số nước châu Âu, trong chương trình công tác tại Hà Lan, đoàn công tác của tỉnh Thái Bình do Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải làm trưởng đoàn có buổi làm việc với một số doanh nghiệp của Vương quốc Hà Lan.

Kinh tế vĩ mô
Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

(CLO) Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Kinh tế vĩ mô
VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: 'Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: "Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

(CLO) Việc VIPFA khai trương cơ quan đại diện tại TP Hồ Chí Minh sẽ là cầu nối hiệu quả giữa cộng đồng doanh nghiệp hình thành hệ sinh thái kinh doanh kết nối cơ hội đầu tư và xúc tiến FDI vào Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô
Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024, trong đó có các tháng cao điểm mùa khô.

Kinh tế vĩ mô
Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

(CLO) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới đã tổ chức buổi công bố điểm lại kinh tế Việt Nam tháng 4/2024, với chuyên đề "Đẩy mạnh khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo".

Kinh tế vĩ mô