Trung Quốc đang mất dần sức hút đối với các công ty EU

Thứ tư, 21/09/2022 14:19 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trong lời kêu gọi Bắc Kinh tái tập trung vào cải cách kinh tế, một nhóm các doanh nghiệp cho biết: Việc Trung Quốc tập trung vào các mục tiêu chính trị như chiến lược “Zero-Covid” thay vì các mục tiêu kinh tế đang khiến nước này kém hấp dẫn hơn đối với các công ty EU.

Các nhà đầu tư toàn cầu đang mất niềm tin vào Trung Quốc

Theo báo cáo do Phòng Thương mại Liên minh châu Âu tại Trung Quốc công bố hôm thứ 4, các quyết định chính sách gần đây của Trung Quốc đang cho thấy rằng quốc gia này hiện bị coi là “kém dự đoán, kém tin cậy và kém hiệu quả hơn”.

Điều này đã khiến các nhà đầu tư toàn cầu mất niềm tin vào Trung Quốc và các công ty đang ngày càng tìm cách chuyển các khoản đầu tư có kế hoạch hoặc trong tương lai của họ sang các thị trường khác được coi là cung cấp “độ tin cậy và khả năng dự đoán cao hơn".

trung quoc dang mat dan suc hut doi voi cac cong ty eu hinh 1

Báo cáo từ các công ty châu Âu là một dấu hiệu cho thấy hình ảnh về Trung Quốc với tiềm năng đầu tư rộng mở đã bị hạn chế rất nhiều. Ảnh: Internet.

Joerg Wuttke, Chủ tịch Hội đồng thương mại liên minh EU cho biết: “Những người kinh doanh ở đây vì thị trường và chúng ta có thể thấy rằng vì ý thức hệ mà thị trường đang thu hẹp lại”.

Ông nói: “Hệ tư tưởng đang chiếm ưu thế hơn nền kinh tế”, đồng thời ông đề cập đến hàng loạt các ví dụ minh chứng cho điều này như việc Trung Quốc cố gắng theo đuổi chính sách kiểm soát tất cả các ca bệnh Covid-19 bất chấp chi phí tăng cao, sự siết chặt trong lĩnh vực công nghệ hoặc tình trạng thiếu điện vào năm ngoái do ưu tiên kiểm soát khí thải hơn hoạt động kinh tế.

Ủy ban cho biết việc áp dụng chính sách Zero-Covid của Trung Quốc đang hoạt động như một biện pháp ngăn chặn các công ty châu Âu vì cách triển khai không linh hoạt và không nhất quán của nó. Báo cáo cho biết nó đã có “tác động làm tê liệt” việc thu hút và giữ chân các nhân tài nước ngoài và cả Trung Quốc, đồng thời hoạt động của các công ty châu Âu tại Trung Quốc đang ngày càng trở nên cô lập vì nhân viên không thể tự do đi lại đến trụ sở chính.

Không có dấu hiệu nào cho thấy vào thời điểm nào quốc gia này có thể bắt đầu thoát khỏi các biện pháp kiểm soát Covid-19 trong nước và cũng bắt đầu mở lại biên giới quốc tế.

Tóm tắt trong báo cáo cho biết: “Xu hướng giảm vốn FDI khó có thể đảo ngược trong khi các giám đốc điều hành châu Âu bị hạn chế rất nhiều trong việc đi và đến Trung Quốc để phát triển các dự án tiềm năng”.

Báo cáo từ các công ty châu Âu là một dấu hiệu cho thấy hình ảnh về Trung Quốc với tiềm năng đầu tư rộng mở đã bị hạn chế rất nhiều. Vào tháng trước, Hội đồng Kinh doanh Mỹ - Trung cho biết rằng sự lạc quan của các công ty Mỹ đối với việc đầu từ vào Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp kỷ lục.

Thay đổi thái độ

Các công ty cũng đang xem xét lại địa điểm và cách thức sản xuất hàng hóa của họ. Báo cáo cho biết: “Với việc Trung Quốc hầu như đóng cửa, các công ty châu Âu thấy cần phải làm cho chuỗi cung ứng toàn cầu của họ linh hoạt hơn. Điều này sẽ mang lại cơ hội cho các thị trường mới nổi khác sẵn sàng chào đón đầu tư và việc làm mới”.

Cũng đã có những thay đổi trong cách nhìn nhận của công chúng và Chính phủ châu Âu về Trung Quốc, với căng thẳng về Đài Loan, các lệnh trừng phạt liên quan đến Tân Cương và các chính sách kinh tế của Trung Quốc đều góp phần vào sự suy giảm quan hệ gần đây.

Báo cáo cho biết: “Sự thay đổi trong tình cảm của công chúng châu Âu đối với Trung Quốc và nhu cầu ngày càng tăng để đảm bảo sự công bằng trong thị trường đơn lẻ, đã dẫn đến việc Liên minh châu Âu đánh giá và cập nhật lại chính sách Trung Quốc của mình”.

Các luật mới ở Mỹ hoặc châu Âu xung quanh đảm bảo tiếp cận thị trường tự do và công bằng cũng làm tăng gánh nặng pháp lý đối với các công ty châu Âu tại Trung Quốc.

Báo cáo cho hay: “Sẽ không có sự tách rời hoàn toàn các công ty EU khỏi Trung Quốc, nhưng các chiến lược chuỗi cung ứng thay thế đang ngày càng được thảo luận trong các phòng họp”, theo báo cáo, trong đó có gần 1.000 khuyến nghị được đưa ra để cải thiện tình hình kinh doanh ở Trung Quốc.

Theo báo cáo: “Trong năm qua, đã có sự thay đổi đáng kể về trụ sở chính của các công ty châu Âu khi EU đánh giá lại về Trung Quốc. Trước đây, các cuộc thảo luận tập trung vào các cơ hội đầu tư, giờ đây chúng tập trung vào việc xây dựng khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng, những thách thức trong hoạt động kinh doanh, quản lý rủi ro tổn hại danh tiếng và tầm quan trọng của việc tuân thủ toàn cầu”.

Báo cáo cho biết: “Trung Quốc vẫn có tiềm năng tăng trưởng đáng kể và có cơ sở sản xuất và các cụm công nghiệp đẳng cấp thế giới mà không phải nơi nào cũng có được. Tuy nhiên, trước tình hình hiện tại, các công ty châu Âu vẫn cần đánh giá kỹ lưỡng mọi mặt trước khi đầu tư dài lâu tại Trung Quốc”.

Huy Hoàng (Theo Bloomberg)

Bình Luận

Tin khác

ROX Group: Khi sức sống thương hiệu đến từ nền tảng văn hóa

ROX Group: Khi sức sống thương hiệu đến từ nền tảng văn hóa

(NB&CL) Lịch sử gần ba thập kỷ phát triển đã giúp ROX Group (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) trang bị cho thương hiệu bản sắc văn hóa và sức bật nội tại. Ban lãnh đạo Tập đoàn vững tin rằng nền tảng văn hóa mang lại sức sống và sinh khí mới cho thương hiệu ROX.

Thị trường - Doanh nghiệp
Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

(CLO) Ngày 26/4/2024, Đại hội đồng cổ đông Sacombank đã họp thường niên, thông qua kết quả năm 2023 và kế hoạch năm 2024 với mục tiêu “Tăng tốc hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả trên nền tảng số” cùng với kỳ vọng tái cơ cấu thành công trước thời hạn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

(CLO) Ngày 26/4/2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên bằng hình thức trực tuyến. Năm 2024, Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%.

Thị trường - Doanh nghiệp
Gạo Việt Nam tiếp thục 'thăng hạng', xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

Gạo Việt Nam tiếp thục "thăng hạng", xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

(CLO) Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Viêt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.

Thị trường - Doanh nghiệp
UDIC lần thứ 6 được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024

UDIC lần thứ 6 được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024

(CLO) Việc UDIC được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024, tiếp tục khẳng định sự nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, đẩy mạnh tái cơ cấu, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao nội lực, biến thách thức thành cơ hội...

Thị trường - Doanh nghiệp