Trung Quốc đang thắt chặt lại việc nới lỏng tiền tệ

Thứ sáu, 11/09/2020 17:15 PM - 0 Trả lời

(CLO) Việc Trung Quốc thắt chặt tiền tệ, một phần đến từ những tín hiệu khả quan sau khi tình hình dịch bệnh dịu xuống và mức tăng trưởng đang phục hồi tương đối tốt.

Ảnh minh hoạ. Getty

Ảnh minh hoạ. Getty

Yi Gang - người đứng đầu Ngân hàng Trung ương Trung quốc, tham vọng sẽ bình thường hóa chính sách tiền tệ.

Để thực hiện điều đó, ông Yi cần duy trì lãi suất lớn hơn 0, đảm bảo đường cong lợi suất dốc lên đồng thời hạn chế mua trực tiếp trái phiếu chính phủ - và thực tế những hoạt động này đang khiến Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) ở trạng thái bất thường trong những ngày gần đây.

Tín hiệu rõ ràng nhất được thể hiện trong bảng cân đối kế toán của ngân hàng này.

Tài sản có của PBOC đã giảm từ mức uy tín tuyệt đối xuống mức trung hạng.

Trong tham vọng bình thường hóa chính sách tiền tệ, PBOC cần hạn chế thực hiện những vận động bất thường (trong chính sách tiền tệ) đang trở nên phổ biến ở các quốc gia khác đồng thời duy trì một số vận động bất thường từng được áp dụng trước đây ở Trung Quốc.

Từ đầu những năm 2000, PBOC đã tích lũy được khối lượng tài sản phi thường, gần như hoàn toàn dưới dạng dự trữ ngoại hối.

Sự gia tăng tài sản đến từ chính sách kiểm soát tăng giá đồng nội tệ được áp dụng đúng vào thời điểm Trung Quốc đang có thặng dư thương mại khổng lồ.

Khối tài sản của PBOC đạt đỉnh khi chạm ngưỡng 70% GDP trong năm 2008, gần gấp đôi so với tài khoản của các Ngân hàng Trung ương ở Mỹ, châu Âu hay Nhật Bản nắm giữ vào thời điểm đó.

Nhưng trong vòng 5 năm trở lại đây, PBOC thu hẹp quy mô dự trữ ngoại hối và ổn định lại khối tài sản của mình, bảng cân đối kế toán của ngân hàng này, tương tự, cũng giảm dần.

Ngược lại, tài sản của Cục dự trữ liên bang, Ngân hàng Trung ương châu Âu và Ngân hàng Nhật Bản tăng dần qua các năm trong vòng một thập kỷ gần đây khi họ tiến hành nới lỏng định lượng, mua trái phiếu Chính phủ, và đôi khi mua vào cả giấy tờ có giá và cổ phiếu của doanh nghiệp.

Và để giảm thiểu thiệt hại kinh tế từ đại dịch Covid-19, các ngân hàng này đang mua thêm trái phiếu.

Trong khi đó, PBOC lại gần như không bổ sung gì thêm vào khối tài sản vốn có.

Nếu tính theo tỉ trọng GDP, bảng cân đối kế toán của PBOC hiện nay gần ngang bằng với Fed, ở ngưỡng 35%.

Việc nới lỏng tiền tệ của Trung Quốc đang bị thắt chặt lại một cách bất thường. Ảnh: iStock

Việc nới lỏng tiền tệ của Trung Quốc đang bị thắt chặt lại một cách bất thường. Ảnh: iStock

Việc Trung Quốc thắt chặt tiền tệ, một phần đến từ những tín hiệu khả quan sau khi tình hình dịch bệnh dịu xuống và mức tăng trưởng đang phục hồi tương đối tốt.

Phần khác, thể hiện tham vọng của Trung Quốc khi cố gắng nâng cao vai trò của đồng nhân dân tệ trên trường quốc tế, giống như học thuyết Kipling từng nêu: nếu một quốc gia kiểm soát tốt cung tiền của mình trong khi các nước khác không thể thì đồng nội tệ của quốc gia này một ngày nào đó sẽ trở thành đồng tiền dự trữ.

Dù vậy, có một lý do sâu xa hơn giải thích sự thận trọng rõ ràng từ quốc gia này.

Trung Quốc đang dần đảo ngược lại những can thiệp quá mức trong quá khứ của mình.

Trong nỗ lực hạ giá đồng nhân dân tệ, PBOC đã in tiền ồ ạt để mua ngoại tệ khiến dòng ngoại tệ chảy liên tục vào Trung Quốc.

Tuy nhiên để tránh gây ra tình trạng lạm phát, PBOC sau đó cần tìm cách thu hồi lại lượng tiền này thông qua dự trữ, hoặc "khử sạch" những dòng vốn vào.

Đầu tiên, PBOC nâng tỉ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng thương mại.

Đỉnh điểm là vào năm 2011, các ngân hàng phải gửi 21,5% số tiền gửi của mình ở ngân hàng trung ương.

Sau những lần cắt giảm tỉ lệ dữ trữ bắt buộc, bao gồm hai lần trong thời gian dịch Covid hoành hành, những ngân hàng cỡ trung hiện tại chỉ cần gửi 9,5% số tiền gửi tại ngân hàng trung ương, đồng nghĩa với thị trường vốn vay được mở rộng và sôi động hơn.

Kết hợp việc bơm tiền ổn định thanh khoản một cách có tính toán và thuyết phục tinh thần (một công cụ quyền lực cổ điển áp dụng trong hệ thống tài chính có vốn nhà nước), PBOC có thể hỗ trợ nền kinh tế mà không cần phải mở rộng quy mô bảng cân đối kế toán.

Dù vậy, sự ổn định của bảng cân đối kế toán dẫn đến những nghi vấn về việc liệu ngân hàng này có đang bí mật dự trữ ngoại hối hay không.

Lý do chính dẫn đến sự ngoài nghi này là bởi ngay cả khi Trung Quốc đạt siêu thặng dư thương mại (62 tỉ USD vào tháng 7, chỉ thấp hơn một chút so với kỷ lục được ghi nhận vào tháng 5 vừa rồi) thì ngân sách dự trữ ngoại hối vẫn gần như không đổi.

Nhưng nếu chỉ tập trung vào thương mại chúng ta sẽ bỏ qua lượng tiền đến từ những kênh khác.

Trong quý II, dòng tài chính ròng (trừ đầu tư trực tiếp) tăng vọt lên gần 104 tỉ đô la - bằng hai phần ba kim ngạch thương mại - một phần nhờ đầu tư cổ phiếu của đại lục ở Hồng Kông.

Điều này chỉ ra rằng, dù rằng hệ thống tiền tệ trông có vẻ bình thường, nhưng việc kiểm soát các dòng tiền chảy qua Trung Quốc cũng như tài khoản vốn của nó, từng chút một, đều rất phức tạp.

Vân Trần

Tin khác

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

(CLO) Khi căng thẳng với Iran giảm bớt, quân đội Israel đang chuẩn bị hoàn thành công việc mà họ cho là còn dang dở: Triệt hạ Hamas khỏi thành trì cuối cùng của lực lượng này ở thành phố Rafah, nơi có hơn một triệu người Palestine đang trú ẩn.

Tiêu điểm Quốc tế
Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

(CLO) Tạo ra lực lượng lao động sản xuất có năng lực đang được xem là thách thức lớn nhất của Ấn Độ trong bối cảnh đất nước đông dân nhất thế giới quyết vươn lên thành quốc gia "siêu cường".

Tiêu điểm Quốc tế
Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

(CLO) Tại khu vực Tam giác Vàng của Thái Lan, nằm giữa biên giới với Myanmar và Lào, các bảo tàng dành riêng cho quá khứ sản xuất thuốc phiện của khu vực đã được mở cửa.

Tiêu điểm Quốc tế
So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

(CLO) Một cuộc xung đột quân sự giữa Israel và Iran đang trở thành mối đe dọa thực sự. Nhưng Israel đã chuẩn bị đến mức độ nào cho một cuộc chiến đa mặt trận có thể với Iran và các lực lượng đồng minh của nước này?

Tiêu điểm Quốc tế
Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

(CLO) Cuộc tấn công và trả đũa giữa Israel và Iran những ngày qua một lần nữa nhắc nhở về sự thù địch giữa hai quốc gia này. Nhưng có thể nhiều người không nhớ, Iran và Israel trước đây từng là những đồng minh thân thiết hiếm có.

Tiêu điểm Quốc tế