Trung Quốc đổ nhiều tiền hơn vào chip, trí thông minh nhân tạo và 5G nhằm bắt kịp Mỹ

Thứ hai, 08/03/2021 06:30 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trung Quốc đã cam kết sẽ tăng cường chi tiêu và thúc đẩy mạnh mẽ vào lĩnh vực nghiên cứu về chip tiên tiến và trí tuệ nhân tạo trong các mục tiêu 5 năm mới nhất của mình, đưa ra kế hoạch chi tiết về công nghệ để tranh giành ảnh hưởng toàn cầu với Mỹ.

Thủ tướng Lý Khắc Cường tại một cuộc họp báo. Ảnh: Tân Hoa Xã

Thủ tướng Lý Khắc Cường tại một cuộc họp báo. Ảnh: Tân Hoa Xã

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã chỉ ra các lĩnh vực chính để đạt được “đột phá lớn trong công nghệ cốt lõi”, bao gồm chất bán dẫn cao cấp, hệ điều hành, bộ xử lý máy tính và điện toán đám mây - những lĩnh vực mà các công ty Mỹ hiện nay đang nắm giữ vị thế toàn cầu. Bắc Kinh cũng sẽ đặt mục tiêu đưa 56% dân số đất nước sử dụng mạng 5G hoặc thế hệ thứ năm nhanh hơn.

Ông cho biết thêm, chi tiêu cho R&D trên toàn quốc sẽ tăng hơn 7% mỗi năm, “dự kiến ​​sẽ chiếm tỷ lệ phần trăm GDP cao hơn so với trong 5 năm trước đó”.

Trung Quốc đang nhanh chóng cắt giảm sự phụ thuộc vào phương Tây đối với các thành phần quan trọng như chip máy tính, một vấn đề trở nên cấp thiết hơn sau khi tình trạng thiếu chất bán dẫn trên toàn cầu ngày càng trầm trọng trong đại dịch Covid-19.

Bắc Kinh cũng đang đặt cược lớn vào các công nghệ mới nổi từ phương tiện chạy bằng hydro đến công nghệ sinh học trong khi tìm cách đảm bảo các nhà sản xuất chip của riêng mình có thể cạnh tranh với Intel Corp. và Taiwan Semiconductor Manufacturing Co.,. Điều đó bao gồm sự nhấn mạnh mới vào phần mềm thiết kế silicon và vấn đề thứ tiếp teo mà đất nước này sẽ tập trung phát triển đó là sản xuất chip điện tử. Phần mềm thiết kế silicon và sản xuất chip điện tử sẽ là hai lĩnh vực quan trọng đối với nỗ lực của Bắc Kinh để đạt được khả năng tự cung tự cấp về công nghệ.

Ông Lý Khắc Cường đã nói trong một bài phát biểu trước Đại hội Nhân dân Toàn quốc ở Bắc Kinh hôm thứ 6 rằng: “Đổi mới vẫn là trọng tâm của động lực hiện đại hóa của Trung Quốc. Chúng tôi sẽ tăng cường khoa học và công nghệ của mình để hỗ trợ chiến lược cho sự phát triển của Trung Quốc.”

Bài phát biểu của ông Lý đã nhấn mạnh các mục tiêu được liệt kê trong kế hoạch 5 năm lần thứ 14 của Trung Quốc, cũng được công bố hôm thứ 6, trong đó ưu tiên những tiến bộ trong lĩnh vực trẻ hơn như điện toán lượng tử, mạng nơ-ron và ngân hàng DNA. Tài liệu này thể hiện một chiến lược đa tầng cả thực dụng và đầy tham vọng về phạm vi, bao hàm khát vọng thay thế các nhà cung cấp quan trọng của Mỹ và chống đỡ với Washington, đồng thời hun đúc những nhà vô địch cây nhà lá vườn trong các lĩnh vực mới nổi.

Các nhà sản xuất chip bao gồm Công ty Công nghệ Goodix Thâm Quyến và Công ty TNHH Tài nguyên Vi điện tử Trung Quốc đã tăng hơn 3% trên các sàn giao dịch cổ phiếu đại lục vào buổi chiều thứ 6. Nhưng Semiconductor Manufacturing International Corp., nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc, được niêm yết tại Hồng Kông, đã trượt dốc cùng với đợt bán tháo cổ phiếu công nghệ toàn cầu rộng lớn hơn.

Hiện Bắc Kinh đang hành động nhanh chóng trong khi chính quyền Biden leo thang cuộc chiến chống lại cái mà họ gọi là “chế độ kỹ trị” đối với Trung Quốc. Điều đó có thể khiến Mỹ mở rộng danh sách đen cấm các giao dịch quan trọng với các tập đoàn từ Huawei Technologies Co. cho đến ByteDance Ltd. và Tencent Holdings Ltd của Trung Quốc.

Đối với một quốc gia nhập khẩu 300 tỷ USD chip hàng năm, tình trạng thiếu hụt toàn cầu ngày càng trầm trọng sẽ dẫn đến nguy cơ phụ thuộc vào các nhà cung cấp. Điền này có khả năng sẽ gây ra những bất lợi cho Trung Quốc trong quá trình phát triển các mục tiêu, từ trí thông minh nhân tạo Al đến mạng thế hệ tiếp theo và xe tự lái.

Do đó, báo cáo hôm thứ 6 của Trung Quốc đã chính thức hóa tham vọng của Trung Quốc trong việc phát triển phần mềm của riêng họ cho thiết kế bán dẫn - các công cụ thay thế từ các công ty Mỹ Cadence Design Systems Inc. và Synopsys Inc.

Trung Quốc cũng cam kết phát triển các công nghệ sản xuất chip tiên tiến của riêng mình và các vật liệu quan trọng bao gồm chip thế hệ thứ ba. Nước này đặt mục tiêu đảm bảo lợi thế người đi đầu trong lĩnh vực non trẻ đó, liên quan đến các hợp chất như silic cacbua và gali nitride và các chip có thể hoạt động ở tần số cao và trong môi trường năng lượng và nhiệt độ cao hơn, với các ứng dụng rộng rãi trong chip tần số vô tuyến thế hệ thứ năm, quân sự - nâng cấp radar và xe điện. Trung Quốc sẽ nhập khẩu 300 tỷ USD chất bán dẫn trong năm thứ ba liên tiếp.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng sẽ xây dựng thêm các phòng thí nghiệm quốc gia và các trung tâm đổi mới, cũng như tăng cường nỗ lực thực hiện chương trình mà lâu nay mọi ngườu rất ít được nghe đến có tên là Chương trình nghị sự 2030 về Đổi mới Khoa học Công nghệ. Bắc Kinh cũng tiết lộ kế hoạch cố gắng thu hút thêm nhân tài từ nước ngoài thông qua “hệ thống nhập cư công nghệ”, có khả năng họ sẽ nhắm vào các điểm nóng chế tạo chất bán dẫn như Thung lũng Silicon hay Đài Loan.

Theo báo cáo, chia sẻ dữ liệu mở sẽ là chìa khóa quan trọng của đất nước. Bắc Kinh đang thiết lập một nền tảng để chia sẻ dữ liệu công cộng và dữ liệu chính phủ, đồng thời xây dựng các chính sách để đảm bảo tính bảo mật của thông tin đó.

Trong một động thái liên quan, kế hoạch 5 năm đã kêu gọi những gã khổng lồ công nghệ như Alibaba Group Holding Ltd. và Tencent Holdings Ltd. chia sẻ dữ liệu quan trọng, điều này đã giáng một đòn mạnh hơn nữa vào các công ty đã quay cuồng với việc giám sát chống độc quyền ngày càng cao mà chính phủ Trung Quốc đang thực hiện.

Ông Lý Khắc Cường nói rằng: “Nghiên cứu cơ bản là nguồn gốc của đổi mới khoa học và công nghệ. Vì vậy, chúng tôi sẽ đảm bảo hoạt động ổn định của cơ chế tài trợ cho nghiên cứu cơ bản và tăng chi tiêu cho lĩnh vực này một khoản tiền đáng kể”.

Huy Hoàng

Tin khác

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

(CLO) Tại Singapore, tốc độ tăng trưởng của các văn phòng gia đình Trung Quốc đang chậm lại do hậu quả từ vụ bê bối rửa tiền trị giá hàng tỷ USD năm ngoái và việc kiểm tra chặt chẽ hơn đối với những cá nhân nộp đơn mới.

Thị trường - Doanh nghiệp
Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

(CLO) Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (mã CK: BSR - UPCoM) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 30.696 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 1.195 tỷ đồng và nộp NSNN đạt 3.355 tỷ đồng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

(NB&CL) Nền kinh tế Việt Nam trong quý I/2024 tiếp tục phục hồi, đạt nhiều kết quả quan trọng, đáng khích lệ, khá toàn diện trên các lĩnh vực, đời sống người dân tiếp tục được cải thiện, tạo nền tảng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP 6 - 6,5% trong năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

(CLO) Dù đợt nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới diễn ra 1 ngày, song mức tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

(CLO) Giá lương thực, xăng dầu và giá dịch vụ y tế đã khiến CPI 4 tháng đầu năm 2024 tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,81%.

Kinh tế vĩ mô