Trung Quốc dự báo du lịch mùa Tết Thanh Minh giảm mạnh do Covid-19 bùng phát

Thứ hai, 04/04/2022 10:53 AM - 0 Trả lời

(CLO) Hôm qua (3/4), do sự gia tăng kỉ lục của các ca mắc Covid-19, Bộ Giao thông vận tải Trung Quốc dự báo lưu lượng giao thông đường bộ sẽ giảm 20% và số chuyến bay giảm 55% trong kỳ nghỉ Thanh Minh kéo dài 3 ngày.

Ước tính, hơn 27 tỉnh và khu vực của Trung Quốc gần đây đã báo cáo các trường hợp nhiễm Covid-19, phần lớn thuộc biến thể Omicron có khả năng lây lan cao và nhanh chóng, khiến các nhà chức trách buộc phải áp dụng các biện pháp hạn chế di chuyển hoặc thậm chí phong toả toàn thành phố.

trung quoc du bao du lich mua tet thanh minh giam manh do covid 19 bung phat hinh 1

Một công nhân mặc đồ bảo hộ đứng canh trên đường phố, khi giai đoạn thứ hai của chiến dịch ngăn chặn hai giai đoạn nhằm hạn chế sự lây lan của bệnh Covid-19 bùng phát ở Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh: Reuters/Aly Song.

Trong ngày tết Thanh Minh (một dịp quan trọng không kém so với tết Nguyên Đán), nhiều người con Trung Quốc “tha hương cầu thực” sẽ trở về quê hương để tỏ lòng thành kính với tổ tiên.

Vào Tết Thanh minh, con cháu thường đi thăm viếng, tảo mộ và chăm sóc mộ phần của ông bà, tổ tiên để tỏ lòng thành kính. Ngoài ra, nhiều gia đình muốn sửa sang, xây dựng lại mộ phần cho ông bà tổ tiên thường đợi đến ngày Thanh minh mới động thổ.

Thế nhưng, theo thông báo từ Bộ Giao thông Vận tải, số lượng phương tiện trung bình hàng ngày trên các tuyến đường dự kiến sẽ đạt 39 triệu đến 40 triệu trong suốt kỳ nghỉ bắt đầu từ Chủ nhật (3/4), đã giảm 21% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo Bộ này, số lượng các chuyến bay đã đặt trong mùa tết năm nay dự kiến sẽ giảm 55% so với năm trước, với lượng khách đi máy bay chỉ ở mức 20% so với năm ngoái.

Thêm vào đó, Trung Quốc hôm Chủ nhật (4/4) báo cáo tổng cộng 13.287 trường hợp nhiễm Covid-19 mới hàng ngày trong ngày 2 tháng 4, đạt mức cao nhất kể từ tháng 2 năm 2020.

Chính sách "thông quan năng động" của nước này đã làm giảm mức tiêu thụ nhiên liệu vận tải ở Trung Quốc. Việc phong toả hai giai đoạn tại trung tâm tài chính Thượng Hải, bắt đầu từ ngày 28 tháng 3, có thể làm giảm nhu cầu nhiên liệu 200.000 thùng mỗi ngày.

Được biết, các nhà chức trách trên khắp Trung Quốc cũng đã thực hiện các biện pháp chống đại dịch Covid-19 tại các địa điểm vui chơi giải trí trong dịp lễ Thanh minh, bao gồm hạn chế lượng khách du lịch và yêu cầu kết quả xét nghiệm âm tính từ các du khách liên tỉnh.

Lê Na (Theo CNA)

Bình Luận

Tin khác

Không khuyến khích phát điện mặt trời mái nhà vào hệ thống điện quốc gia

Không khuyến khích phát điện mặt trời mái nhà vào hệ thống điện quốc gia

(CLO) Cục Điều tiết điện lực cho rằng, chỉ nên khuyến khích điện mặt trời mái nhà tự sản - tự tiêu, không nên khuyến khích (thậm chí nên hạn chế) phát loại điện này vào hệ thống.

Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ “ngược dòng chảy” với thế giới

Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ “ngược dòng chảy” với thế giới

(NB&CL) Trái ngược với sự bi quan đối với nền kinh tế toàn cầu, các tổ chức nghiên cứu quốc tế lại lạc quan về triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô
ADB: Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu trong khu vực

ADB: Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu trong khu vực

(NB&CL) Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong quý I/2024, GDP Việt Nam ghi nhận mức tăng 5,66%, đây là mức tăng cao nhất trong quý I kể từ năm 2020 đến nay. Nhiều chỉ số tăng trưởng kinh tế như công nghiệp, dịch vụ, xuất nhập khẩu và thu hút vốn FDI đều ghi nhận sự tăng trưởng tích cực.

Kinh tế vĩ mô
TP.HCM - “đầu tàu kinh tế” sẽ trở lại nhưng cần… thời gian

TP.HCM - “đầu tàu kinh tế” sẽ trở lại nhưng cần… thời gian

(NB&CL) 10 năm qua, tốc độ phát triển của TP.HCM - nơi vẫn được xem là đầu tàu kinh tế của cả nước - đang chậm dần, thậm chí bị các con tàu là các địa phương khác gần tiệm cận. Song, các chuyên gia kỳ vọng sẽ không lâu để thành phố tái định vị vị thế dẫn đầu, khi các cơ chế mới đang dần tháo gỡ những nút thắt lớn.

Kinh tế vĩ mô
Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

(CLO) Giá lương thực, xăng dầu và giá dịch vụ y tế đã khiến CPI 4 tháng đầu năm 2024 tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,81%.

Kinh tế vĩ mô