Trung Quốc thúc đẩy cơ sở hạ tầng 120 tỷ USD nhằm kích thích nền kinh tế

Thứ bảy, 04/06/2022 06:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Một cuộc họp Hội đồng Nhà nước Trung Quốc đã lệnh cho các ngân hàng chính sách thuộc sở hữu nhà nước thiết lập hạn mức tín dụng 800 tỷ nhân dân tệ (120 tỷ USD) cho các dự án cơ sở hạ tầng nhằm hỗ trợ nền kinh tế suy thoái của mình.

Bắc Kinh đã ra lệnh cho các ngân hàng chính sách thuộc sở hữu nhà nước thiết lập hạn mức tín dụng 800 tỷ nhân dân tệ (120 tỷ USD) cho các dự án cơ sở hạ tầng khi nước này dựa vào xây dựng để kích thích nền kinh tế đang bị vùi dập bởi các đợt đóng cửa do Covid-19 gây ra.

trung quoc thuc day co so ha tang 120 ty usd nham kich thich nen kinh te hinh 1

Bloomberg Economics ước tính chi tiêu cho cơ sở hạ tầng của Trung Quốc lên đến 23 nghìn tỷ nhân dân tệ vào năm 2021 (3,4 nghìn tỷ USD). Ảnh: Xinhua.

Thông báo trên được đưa ra tại cuộc họp Hội đồng Nhà nước do Thủ tướng Lý Khắc Cường chủ trì, điều này có thể giúp tài trợ một phần đáng kể chi phí cơ sở hạ tầng trong năm nay.

Bloomberg Economics ước tính chi tiêu cho cơ sở hạ tầng của Trung Quốc lên đến 23 nghìn tỷ nhân dân tệ vào năm 2021 (3,4 nghìn tỷ USD). Các bên cho vay chính sách lớn bao gồm Ngân hàng Phát triển Trung Quốc.

Các lời kêu gọi của Bắc Kinh về việc thực hiện nhanh hơn các chính sách thúc đẩy tăng trưởng đã tăng cường kể từ khi các dữ liệu chính thức cho thấy hoạt động kinh tế của đất nước sụt giảm trong tháng 4 và tỷ lệ thất nghiệp tăng mạnh.

Các chỉ báo tần suất cao cho thấy sự sụt giảm sẽ tiếp tục diễn ra trong tháng 5, điều này đã khiến Thủ tướng Lý Khắc Cường cảnh báo vào tuần trước về những rủi ro kinh tế có thể xảy ra trong quý thứ hai này

Các nhà kinh tế của Nomura Holdings do Lu Ting dẫn đầu cho biết: “Việc thúc đẩy cơ sở hạ tầng sẽ giúp Bắc Kinh hỗ trợ đầu tư trong bối cảnh nhu cầu tín dụng yếu trong khu vực tư nhân.”

Nomura ước tính chính phủ có khoản chênh lệch tài trợ 6 nghìn tỷ nhân dân tệ, một phần được tạo ra bởi sự sụt giảm mạnh doanh thu từ bán đất, một nguồn tài trợ chính cho đầu tư cơ sở hạ tầng của các chính quyền địa phương.

Các nhà kinh tế duy trì ước tính tăng trưởng đầu tư cơ sở hạ tầng sẽ tăng lên khoảng 10% trong năm nay và cho biết có thể những bất ổn về tình hình Covid-19 vẫn gây rủi ro cho nền kinh tế.

Họ dự báo tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội hàng năm là 3,9% cho năm 2022, thấp hơn nhiều so với mục tiêu của chính phủ là khoảng 5,5%.

Hội đồng Nhà nước hiện tại vẫn chưa cho biết các ngân hàng chính sách sẽ tài trợ cho việc cho vay như thế nào. Nguồn vốn chính của các ngân hàng phát triển đến từ việc phát hành trái phiếu hoặc các khoản vay từ ngân hàng trung ương của Trung Quốc.

Vào năm 2014, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã gia hạn khoản vay trị giá 1 nghìn tỷ nhân dân tệ được báo cáo cho Ngân hàng Phát triển Trung Quốc để giúp giảm chi phí tài chính cho các dự án nhà ở do chính phủ hậu thuẫn.

Nomura ước tính khoản tài trợ 800 tỷ nhân dân tệ chiếm gần một nửa trong số 1,65 nghìn tỷ nhân dân tệ trong khoản cho vay chính sách mới của ngân hàng vào năm 2021. Với lãi suất thị trường thấp, nhiều khả năng các ngân hàng sẽ bán trái phiếu để huy động vốn.

Năm nay, Trung Quốc đã nhắm phần lớn hỗ trợ tài chính vào các tập đoàn hơn là các hộ gia đình.

Tại cuộc họp hôm thứ 4 tuần này, Hội đồng Nhà nước nhắc lại lời thề sẽ hỗ trợ các nền tảng internet để kinh doanh phát triển trong và ngoài nước.

Cơ quan cao nhất của chính phủ cũng cho biết các biện pháp hỗ trợ có mục tiêu nên được cung cấp cho những người bị mất việc làm hoặc thu nhập, và sẽ phân phối trợ cấp cho một số lao động nhập cư.

Các trường hợp nhiễm Covid-19 tại Trung Quốc đã được kiểm soát trong những tuần gần đây, dẫn đến việc nới lỏng các lệnh khóa cửa ở Thượng Hải.

Tuy nhiên, chính sách Zero-Covid nghiêm ngặt của chính phủ yêu cầu người dân và các doanh nghiệp hạn chế hoạt động ở bất cứ nơi nào bùng phát dịch bệnh, có nghĩa là việc tiêu thụ hàng hóa dịch vụ có thể vẫn bị kiềm chế.

Allan von Mehren, nhà kinh tế Trung Quốc tại Ngân hàng Danske, cho biết triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc sẽ phụ thuộc nhiều vào cách nhà nước có thể quản lý các đợt bùng phát Covid như thế nào trong thời gian tới.

Huy Hoàng (Theo SCMP)

Bình Luận

Tin khác

Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ “ngược dòng chảy” với thế giới

Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ “ngược dòng chảy” với thế giới

(NB&CL) Trái ngược với sự bi quan đối với nền kinh tế toàn cầu, các tổ chức nghiên cứu quốc tế lại lạc quan về triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô
ADB: Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu trong khu vực

ADB: Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu trong khu vực

(NB&CL) Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong quý I/2024, GDP Việt Nam ghi nhận mức tăng 5,66%, đây là mức tăng cao nhất trong quý I kể từ năm 2020 đến nay. Nhiều chỉ số tăng trưởng kinh tế như công nghiệp, dịch vụ, xuất nhập khẩu và thu hút vốn FDI đều ghi nhận sự tăng trưởng tích cực.

Kinh tế vĩ mô
TP.HCM - “đầu tàu kinh tế” sẽ trở lại nhưng cần… thời gian

TP.HCM - “đầu tàu kinh tế” sẽ trở lại nhưng cần… thời gian

(NB&CL) 10 năm qua, tốc độ phát triển của TP.HCM - nơi vẫn được xem là đầu tàu kinh tế của cả nước - đang chậm dần, thậm chí bị các con tàu là các địa phương khác gần tiệm cận. Song, các chuyên gia kỳ vọng sẽ không lâu để thành phố tái định vị vị thế dẫn đầu, khi các cơ chế mới đang dần tháo gỡ những nút thắt lớn.

Kinh tế vĩ mô
Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

(CLO) Giá lương thực, xăng dầu và giá dịch vụ y tế đã khiến CPI 4 tháng đầu năm 2024 tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,81%.

Kinh tế vĩ mô
Số lượng doanh nghiệp phá sản vẫn 'áp đảo', mỗi tháng có 21.600 công ty rút lui

Số lượng doanh nghiệp phá sản vẫn "áp đảo", mỗi tháng có 21.600 công ty rút lui

(CLO) Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 86.400 doanh nghiệp, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân một tháng có 21.600 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Kinh tế vĩ mô