Từ những tranh cãi xung quanh đề xuất “Nghệ sĩ Nhân dân “quy đổi” thành Tiến sĩ”: Nhiều nút thắt cần tháo gỡ

Thứ sáu, 10/03/2023 08:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Câu hỏi “Đào tạo các ngành đặc thù: Cần kinh nghiệm hay học vị cao, lý thuyết hay thực hành?” một lần nữa lại “nóng” lên khi trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội đưa ra đề xuất, giảng viên có danh hiệu NSƯT được tính học hàm tương đương thạc sĩ; giảng viên có danh hiệu NSND tương đương tiến sĩ.

Không thể quy đổi được

Đó là khẳng định được đưa ra trong phản hồi ngay lập tức sau đó từ Bộ GD-ĐT. TS. Phạm Như Nghệ - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, tiêu chí đào tạo trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ so với tiêu chí đánh giá Nghệ sĩ Ưu tú, Nghệ sĩ Nhân dân khác nhau hoàn toàn, không thể quy đổi được.

Nghệ sĩ Nhân dân là danh hiệu được trao tặng cho những diễn viên, ca sĩ, nhạc sĩ... có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển nghệ thuật và xã hội. Còn Tiến sĩ là bằng cấp được các trường đại học cấp sau khi nghiên cứu sinh hoàn thành chương trình học, nghiên cứu trong thời gian dài mới đạt được. Cũng theo ông Nghệ, hiện trong Luật Giáo dục và Luật Giáo dục đại học đều chưa có quy định về quy đổi tương đương giữa trình độ Tiến sĩ và Nghệ sĩ Nhân dân. Do vậy, đề xuất đó không thể xảy ra. “Nếu Nghệ sĩ Nhân dân được công nhận tương đương trình độ Tiến sĩ thì Tiến sĩ cũng sẽ được công nhận tương đương Nghệ sĩ Nhân dân. Chắc chắn là không thể được”, ông Nghệ nói.

tu nhung tranh cai xung quanh de xuat nghe si nhan dan quy doi thanh tien si nhieu nut that can thao go hinh 1

Về phần trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội, trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Đình Thi - Hiệu trưởng nhà trường cho hay, đề xuất này xuất phát từ thực tế trong việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh của trường. Quy định của Bộ GD&ĐT mỗi ngành học phải có ít nhất 5 tiến sĩ, trong khi nhóm ngành nghệ thuật lại đặc thù, rất khó đáp ứng. Do vậy, Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội đề xuất công nhận tương đương không phải để giảng viên hưởng chế độ hay đào tạo sau Đại học mà chỉ để có cơ sở xác định chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm và mở ngành đào tạo. Việc này hoàn toàn không có ý định hạ thấp học vị Tiến sĩ và không đánh đồng học vị Tiến sĩ với danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân. Theo ông Thi, số giảng viên cơ hữu ở các trường văn hóa nghệ thuật hiện rất ít, do cắt giảm biên chế. Các trường phải mở rộng mời giảng viên thỉnh giảng ở bên ngoài. Bên cạnh đó, theo ông Thi, việc Nghệ sĩ Nhân dân tham gia giảng dạy trong lĩnh vực nghệ thuật nói chung và Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội nói riêng là cần thiết. Họ là những người nhiều kinh nghiệm thực tiễn để hướng dẫn cho sinh viên làm nghề.

tu nhung tranh cai xung quanh de xuat nghe si nhan dan quy doi thanh tien si nhieu nut that can thao go hinh 2

Hiệu trưởng trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội cũng cho biết đề xuất này không mới, đã được đưa ra từ hơn một năm nay, khi nhà trường và Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xây dựng dự thảo nghị định quy định về công tác đào tạo chuyên sâu đặc thù, để áp dụng cho những khối văn hóa nghệ thuật nói chung, trong đó có Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội. Tuy nhiên nghị định đó chưa được phê duyệt.

Nhiều nút thắt trong đào tạo cần được tháo gỡ

Đề xuất của trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội đang tạo nên làn sóng tranh cãi, bàn luận sôi nổi. Nhiều ý kiến thậm chí còn cho rằng quá lạ lùng, tuy nhiên, nhiều ý kiến lại cho rằng chính từ sự việc đầy tranh cãi này lại một lần nữa hé lộ những nút thắt cần được nhanh chóng tháo gỡ trong công tác đào tạo tại một số trường mang tính đặc thù các trường đào tạo nghệ thuật, vận động viên… trong đó nút thắt lớn nhất chính quy định liên quan tới học hàm học vị trên đầu giảng viên, việc “mỗi ngành học phải có ít nhất 5 Tiến sĩ” - như chia sẻ của ông Nguyễn Đình Thi.

Bộ GĐ&ĐT đã ban hành Thông tư 02/2022/TT-BGDĐT quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo, đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo trình độ Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ và Thông tư 03/2022/TT-BGDĐT quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh Đại học, Cao học, Nghiên cứu sinh và chỉ tiêu tuyển sinh Cao đẳng ngành Giáo dục mầm non. 

Theo đó, Điều 3 của Thông tư 02 đã quy định: “Giảng viên có danh hiệu là Nghệ sĩ Nhân dân, hoặc Nghệ nhân Nhân dân, hoặc Nhà giáo Nhân dân do Nhà nước trao tặng, đồng thời có bằng Thạc sĩ phù hợp với ngành đào tạo dự kiến mở có thể thay cho giảng viên có bằng Tiến sĩ và không phải là giảng viên chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện giảng dạy chương trình đào tạo (đối với mở ngành đào tạo trình độ đại học); hoặc đồng thời có bằng Tiến sĩ ngành phù hợp với ngành đào tạo dự kiến mở có thể thay cho giảng viên có chức danh Phó Giáo sư và không phải là giảng viên chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện giảng dạy chương trình đào tạo”.

Điều 5 của Thông tư 03 quy định giảng viên đào tạo đặc thù thuộc lĩnh vực nghệ thuật: a) Giảng viên trợ giảng là Nghệ sĩ Ưu tú, Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú, Nghệ nhân Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú, Nhà giáo Nhân dân, đồng thời có bằng tốt nghiệp trình độ đại học cùng ngành hoặc cùng nhóm ngành với ngành tham gia đào tạo được tính hệ số để xác định chỉ tiêu tương ứng hệ số tính chỉ tiêu của giảng viên có trình độ thạc sĩ…; b) Giảng viên là Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ nhân Nhân dân, Nhà giáo Nhân dân được Nhà nước công nhận, trao tặng, đồng thời có bằng tốt nghiệp trình độ Thạc sĩ cùng ngành hoặc cùng nhóm ngành với ngành tham gia đào tạo được tính hệ số để xác định chỉ tiêu tương ứng hệ số tính chỉ tiêu của giảng viên có trình độ Tiến sĩ, được tính để xác định chỉ tiêu tương ứng với giảng viên có trình độ Tiến sĩ...

tu nhung tranh cai xung quanh de xuat nghe si nhan dan quy doi thanh tien si nhieu nut that can thao go hinh 3

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, trong bối cảnh đội ngũ cán bộ giảng dạy nghệ thuật hiện nay ngày càng thiếu thì quy định trên nhiều năm qua vẫn là bài toán nan giải đối với các khối trường nghệ thuật. Vấn đề này đã từng nóng hồi năm 2024 trước việc nhiều ngành học ở các cơ sở đào tạo nghệ thuật đã phải dừng tuyển sinh do không đáp ứng được các điều kiện về đội ngũ.

Cũng trong năm 2014, sau khi cho phép một số ngành được tuyển sinh trở lại, Bộ Giáo dục và Đào tạo đồng ý áp dụng một số biện pháp đặc thù, không hạ thấp tiêu chuẩn điều kiện về đội ngũ. Cụ thể, các biện pháp có tính đặc thù khi xem xét là tính giảng viên cơ hữu đối với giảng viên có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ, phó giáo sư đã nghỉ hưu (ký hợp đồng dài hạn với một trường duy nhất). Các thạc sỹ, tiến sỹ, phó giáo sư, giáo sư đang làm việc tại các cơ quan chuyên môn khác có hợp đồng làm giảng viên tại trường (ký với một trường duy nhất), tỷ lệ được tính tối đa bằng 50% giảng viên cơ hữu, tuỳ theo thời gian cho phép tham gia giảng dạy của thủ trưởng cơ quan đang làm việc. Các giảng viên có chuyên môn gần với ngành đào tạo và phải có ít nhất 2 công trình nghiên cứu thuộc ngành đào tạo (chỉ được tính là giảng viên cơ hữu trong một ngành đào tạo). Tuy nhiên, các điều kiện đặc thù này chỉ áp dụng trong thời gian quá độ (đến năm 2017). Sau thời gian quá độ, nếu không đáp ứng được điều kiện chung vẫn bị xử lý dừng tuyển sinh theo đúng quy định.

tu nhung tranh cai xung quanh de xuat nghe si nhan dan quy doi thanh tien si nhieu nut that can thao go hinh 4

Trở lại câu chuyện từ đề xuất của trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội. “Đề xuất này cũng là tín hiệu báo động về đội ngũ giảng viên Tiến sĩ cho các ngành nghệ thuật và cần có những giải pháp phù hợp hơn để lĩnh vực này cập nhật hơn với mặt bằng chung, đáp ứng với sự phát triển đất nước và tầm quan trọng của nghệ thuật”, PGS.TS Bùi Hoài Sơn nhận định.

Vậy, thế nào là một giải pháp phù hợp? Vấn đề này theo nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu và các nghệ sĩ thì rõ ràng phải bắt đầu từ cơ sở là tính đặc thù của nghệ thuật cũng như đào tạo nghệ thuật. Thực tế cho thấy, nghệ thuật là một ngành đặc thù chú trọng nhiều đến năng lực sáng tạo thực tiễn, cái danh, cái tài của một người nghệ sĩ cũng thường được khẳng định qua các tác phẩm, vai diễn mà họ sáng tạo, thể hiện vì thế phần lớn sinh viên các trường nghệ thuật sau khi ra trường đều lao vào hoạt động sáng tạo nghề nghiệp, rất ít người ở lại trường học lên thạc sĩ hay tiến sĩ, nhất là khi chế độ đãi ngộ dành cho giảng viên hiện nay còn chưa thỏa đáng. Quá chú trọng bằng cấp hơn thực lực liệu có thỏa đáng hay không nhất là đó lại là những lĩnh vực đòi hỏi phần lớn ở sự sáng tạo, thực tế hoạt động như lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn?

Câu hỏi này có lẽ xin được nhường lại cho những người làm luật. Và chia sẻ của NSND Lan Hương, người vẫn được được trường Sân khấu - Điện ảnh mời giảng dạy có lẽ là một chia sẻ đáng để những người có trách nhiệm lưu tâm. “Cũng phải khẳng định, giới nghệ sĩ chưa bao giờ nghĩ cần phải tính Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú tương đương với Tiến sĩ, Thạc sĩ. Bởi hai khái niệm này khác biệt nhau. Một bên là danh hiệu thể hiện sự gắn bó, cống hiến của người tham gia nghệ thuật biểu diễn; một bên là học vị được công nhận khi hoàn thành quá trình học tập và nghiên cứu theo quy định. Dẫu vậy, cũng cần phải giúp các trường tháo gỡ những nút thắt và cái khó trong việc quy hoạch cán bộ, giảng viên tham gia đào tạo các ngành nghề đặc thù trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật hiện nay”.

Hà Trang

Bình Luận

Tin khác

Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

(NB&CL) Khi Điện Biên Phủ, vùng rừng núi hiểm trở cách xa hậu phương 600 đến 700 km, trở thành nơi quyết chiến chiến lược của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954), Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận định: “Trên mặt trận Điện Biên Phủ, vấn đề bảo đảm cung cấp lương thực, đạn dược là nhân tố vô cùng quan trọng, quan trọng không kém các vấn đề chiến thuật, khó khăn về cung cấp lương thực không kém khó khăn về tác chiến”.

Góc nhìn
Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Thành phố Hồ Chí Minh: Tháo gỡ điểm nghẽn hạ tầng để thúc đẩy liên kết vùng

Thành phố Hồ Chí Minh: Tháo gỡ điểm nghẽn hạ tầng để thúc đẩy liên kết vùng

(NB&CL) Nằm trong xu thế phát triển chung, vấn đề liên kết vùng, liên kết ngành là định hướng quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đây cũng là một trong những vấn đề được TP.HCM đặc biệt coi trọng, xem đây là một trong những nguồn lực quan trọng trong quá trình phát triển.

Góc nhìn
Việt Nam quê hương ta đẹp lắm…

Việt Nam quê hương ta đẹp lắm…

(CLO) Trong những ngày này, cả nước đang hồ hởi, phấn khởi chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn