VCCI đề nghị Bộ Giao thông vận tải lùi thời hạn lắp đặt camera giám sát sang 1/7/2022

Thứ năm, 03/06/2021 16:50 PM - 0 Trả lời

(CLO) VCCI đề nghị Bộ Giao thông vận tải cân nhắc phương án lùi thời hạn bắt buộc phải lắp camera theo quy định, từ ngày 01/07/2021 sang 01/7/2022.

Doanh nghiệp vận tải đang kiệt quệ vì dịch bệnh nên đừng bắt họ lãng phí thêm.

Doanh nghiệp vận tải đang kiệt quệ vì dịch bệnh nên đừng bắt họ lãng phí thêm.

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản góp ý về dự thảo Báo cáo và quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh của Bộ Giao thông vận tải. Đáng chú ý, VCCI đề nghị Bộ Giao thông vận tải cân nhắc phương án lùi thời hạn bắt buộc phải lắp camera theo quy định.

Do đó, phía VCCI đề nghị Bộ Giao thông vận tải cân nhắc phương án lùi thời hạn bắt buộc phải lắp camera theo quy định, từ ngày 01/07/2021 sang 01/7/2022.

Theo khoản 2 Điều 13, khoản 2 Điều 14 Nghị định 10/2010/NĐ-CP quy định trước ngày 01/7/2021, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng container, xe đầu kéo phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh của người lái xe trong quá trình xe tham gia giao thông.

Việc trang bị, lắp camera nhiều doanh nghiệp vận tải đã chủ động tự đầu tư, trang bị, nay nếu phải thay đổi sẽ rất lãng phí, nhất là 2 năm gần đây, đại dịch COVID-19 đã làm cho các doanh nghiệp kiệt quệ, đại diện VCCI nhấn mạnh.

Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Minh Thành Phát, đơn vị sở hữu hãng xe Sao Việt - ông Đỗ Văn Bằng cho biết, Sao Việt đã làm việc với bên cung cấp camera để triển khai phương án thay thế thiết bị, tuy nhiên mức chi phí cho hệ thống này là rất lớn, ước tính 8,9 triệu đồng/xe. Với gần 100 xe đang hoạt động, đơn vị phải bỏ ra gần 1 tỷ đồng, chưa kể chi phí cho hệ thống camera hành trình và camera giám sát cũ cũng hơn 10 triệu đồng/xe, toàn bộ sẽ phải bỏ đi.

Bên cạnh đó, thời gian vừa qua doanh nghiệp vận tải đã chịu nhiều thiệt hại do ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch COVID-19, giờ lại tốn thêm chi phí cho hệ thống camera giám sát trên xe sẽ khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Vì thế cần gia hạn thêm 1 năm để doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị nguồn lực cũng như vượt qua khó khăn ở giai đoạn hiện tại.

Còn ông Khúc Hữu Thanh Hải - Giám đốc Công ty cổ phần vận tải Thương mại và Dịch vụ Đất Cảng cho rằng, nếu lắp mới bộ camera giám sát trong xe khách rơi vào khoảng 8-10 triệu đồng nhưng Nghị định chưa có quy định quy chuẩn hợp quy của camera giám sát nào nên đơn vị vận tải chưa biết sử dụng camera hiện tại được không hay lắp mới. Nếu camera đang sử dụng được mà phải lắp mới thì lại lãng phí.

Theo phản ánh của Hiệp hội Vận tải Hành khách Công cộng Thành phố Hà Nội (HAPTA), chi phí cho việc lắp camera khoảng 5-10 triệu đồng/xe khách và 5 triệu/xe tải; chi phí truyền dẫn dữ liệu khoảng 1.200.000 đồng – 1.500.000 đồng/năm. Đây là chi phí khá lớn, doanh nghiệp phải chi trả để thực hiện quy định này trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đã tác động mạnh mẽ tới các doanh nghiệp.

Vì thế, cơ quan hoạch định chính sách cần xây dựng các quy chuẩn về tiêu chuẩn kỹ thuật, ban hành thông tư hướng dẫn cụ thể trong việc thực hiện lắp đặt camera, đại diện HAPTA kiến nghị.

Trong vai trò là đơn vị đại diện cho tiếng nói doanh nghiệp, VCCI cho rằng có 3 bất cập trong vấn đề này. Thứ nhất, quy định này trùng lặp về mục tiêu quản lý nhà nước. Hiện tại, theo quy định của pháp luật về kinh doanh vận tải, doanh nghiệp vừa phải lắp camera, vừa phải lắp thiết bị giám sát hành trình. Nhiều thông tin từ hai thiết bị này gần như trùng khớp nhau.

Bên cạnh yêu cầu việc lắp các thiết bị này, các quy định hiện hành cũng yêu cầu về trách nhiệm của doanh nghiệp, bến xe hàng phải thực hiện một số nghĩa vụ để kiểm soát việc lái xe an toàn của lái xe. Do đó, có thể thấy, việc yêu cầu lắp camera tăng thêm gánh nặng cho doanh nghiệp.

Thứ hai, hiện nay nhiều doanh nghiệp đã lắp camera để phục vụ cho hoạt động quản lý doanh nghiệp. Các camera này có nguy cơ phải tháo ra để lắp camera mới để đảm bảo khả năng truyền dẫn dữ liệu. Việc này sẽ gây lãng phí lớn về tài sản cho doanh nghiệp.

Thứ ba, khó trong thực hiện vì hiện nay chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hoặc hướng dẫn về việc lắp camera do đó doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc lựa chọn loại camera để lắp và truyền dẫn theo quy định.

Khánh Linh

Tin khác

Thanh Hoá: Dịp lễ 30/4 - 1/5, giá hải sản tăng chóng mặt

Thanh Hoá: Dịp lễ 30/4 - 1/5, giá hải sản tăng chóng mặt

(CLO) Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, nhu cầu tiêu thụ lớn khiến giá hải sản tại một số nơi ở Thanh Hoá tăng đến 20-30%, có loại tăng gấp đôi.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hà Nội: Nhà hàng, quán nhậu “vỡ trận” dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Hà Nội: Nhà hàng, quán nhậu “vỡ trận” dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

(CLO) Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, ghi nhận tại các nhà hàng, quán nhậu ở Hà Nội luôn trong trạng thái đông nghịt khách vào giờ cao điểm, nhiều nơi kín chỗ với công suất 100%. Giá cả vẫn được cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống giữ ổn định dù chịu áp lực lớn từ giá đầu vào tăng mạnh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Đề xuất gây tranh cãi mua điện mặt trời mái nhà giá 0 đồng, Bộ Công Thương nói 'cần thiết'

Đề xuất gây tranh cãi mua điện mặt trời mái nhà giá 0 đồng, Bộ Công Thương nói "cần thiết"

(CLO) Bộ Công Thương cho rằng, việc đưa ra quy định mua điện mặt trời mái nhà với giá 0 đồng là cần thiết và phù hợp.

Thị trường - Doanh nghiệp
Cổ phiếu Tesla tăng kỷ lục 15%, Elon Musk có thêm 14,5 tỷ USD

Cổ phiếu Tesla tăng kỷ lục 15%, Elon Musk có thêm 14,5 tỷ USD

(CLO) Cổ phiếu Tesla tăng kỷ lục 15% giúp tỷ phú Elon Musk có thêm 14,5 tỷ USD chỉ sau 1 đêm.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thị trường dịp lễ 30/4 - 1/5: Giá thực phẩm ổn định, sức mua giảm

Thị trường dịp lễ 30/4 - 1/5: Giá thực phẩm ổn định, sức mua giảm

(CLO) Trong dịp lễ 30/4 - 1/5, do sức mua thấp, lượng hàng hoá đổ về các chợ truyền thống giảm nhẹ, giá hầu hết các mặt hàng thực phẩm tươi sống, rau củ, trái cây đều ổn định.

Thị trường - Doanh nghiệp