Về An Giang, khám phá rừng tràm Trà Sư mùa nước nổi

Thứ bảy, 03/09/2022 11:03 AM - 0 Trả lời

(CLO) Không khói bụi, không ô nhiễm tiếng ồn, không bê tông cốt thép, chỉ có những mảng xanh bất tận, những loài chim nước dạn dĩ - đó chính là sự thú vị và hấp dẫn của rừng tràm Trà Sư mùa nước nổi.

Rừng tràm Trà Sư thuộc địa phận xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Với diện tích lên tới 850ha, cứ đến mùa nước nổi từ tháng 8 đến tháng 11, cả khu rừng tràm mênh mông lại khoác lên mình chiếc áo xanh mát với vẻ đẹp kiều diễm. Đây cũng là cánh rừng tràm ngập nước có hệ động thực vật phong phú tại vùng miền Tây Nam Bộ.

Rừng Tràm Trà Sư có tác dụng rất quan trọng đối với môi trường nước và điều hòa khi hậu cho cả vùng Bảy Núi và là nơi sinh sống của nhiều loài động, thực vật quý thuộc hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam.

ve an giang kham pha rung tram tra su mua nuoc noi hinh 1

Toàn cảnh rừng tràm Trà Sư là một mầu xanh mát mắt

Kết quả nghiên cứu của Đại học An Giang cho thấy, rừng tràm Trà Sư là nơi cư trú của 70 loài chim, trong đó có hai loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam là cò lạo Ấn Độ (Giang sen) và cò cổ rắn (Điêng điểng).

Hệ sinh thái cũng rất phong phú với 22 loài bò sát, 11 loài thú, 23 loài thủy sản, trong đó có 2 loài có giá trị khoa học và đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng là cá trê trắng và cá còm.

Không chỉ phong phú về động vật, rừng tràm Trà Sư còn rất đa dạng về thực vật với 140 loài thuộc 52 họ và 102 chi, trong đó có gần 80 loài dược liệu.

Trà Sư mùa nước nổi cũng là mùa mùa từng đàn chim kéo nhau về làm tổ trong những khu rừng ngập nước. Đây là thời điểm được nhiều du khách đến với miền Tây mong đợi nhất trong năm.

Đến với rừng tràm Trà Sư, du khách sẽ có cơ hội khám phá hệ sinh thái rừng ngập nước đặc trưng phía Tây sông Hậu với nhiều loài động thực vật quý hiếm.

Đi lang thang vào vùng lõi trên chiếc “cầu tre vạn lý” duyên dáng uốn lượn, du khách sẽ tận hưởng được cảm giác thời gian như trôi chậm lại để hòa mình vào thiên nhiên.

Mạng lưới giao thông bằng tre được bố trí như những cung đường hoa tuyệt đẹp len lỏi qua từng hàng tràm cổ thụ. Không khói bụi, không ô nhiễm tiếng ồn, không bê tông cốt thép, từ khi đưa vào khai thác, cây cầu tre đã làm thay đổi diện mạo của khu rừng tràm, thu hút rất nhiều sự quan tâm của du khách nhất là khách quốc tế vì tính độc đáo và nét duyên dáng của công trình.

Chuyến tham quan rừng tràm Trà Sư cũng sẽ diễn ra trên phương tiện di chuyển chính là xuồng ba lá - loại phương tiện đặc trưng của vùng sống nước nơi đây. Dọc theo mỗi chuyến đi, sẽ có người hướng dẫn viên kiêm người chèo xuồng đưa du khách đi dọc rừng tràm, đồng thời sẽ giới thiệu các điểm hay - độc - lạ chỉ nơi đây mới có.

ve an giang kham pha rung tram tra su mua nuoc noi hinh 2

Phương tiện để du khách tham quan rừng tràm là những chiếc xuồng nhỏ

ve an giang kham pha rung tram tra su mua nuoc noi hinh 3

“Cầu tre vạn lý” xuyên rừng tràm được xây dựng từ tập hợp tất cả các loại tre ở Việt Nam

ve an giang kham pha rung tram tra su mua nuoc noi hinh 4

Khung cảnh thơ mộng, yên bình

ve an giang kham pha rung tram tra su mua nuoc noi hinh 5

Rừng tràm Trà Sư là nơi cư trú của 70 loài chim, trong đó có hai loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam

ve an giang kham pha rung tram tra su mua nuoc noi hinh 6

Xuồng ba lá - loại phương tiện đặc trưng của vùng sông nước bản địa

ve an giang kham pha rung tram tra su mua nuoc noi hinh 7

Trà Sư hiện trở thành điểm đến lý tưởng đối với những người đam mê khám phá thiên nhiên hoang dã, những tay săn ảnh, những phượt thủ...

Tại trung tâm rừng tràm là khu vực nhà hàng với các chòi lá nhỏ nằm men theo bờ kênh, phục vụ các món ăn đặc sản mùa nước nổi: Chuột nướng lu, cá chạch nướng, cá lóc nướng trui, gỏi sầu đâu cá sặc, cá nàng hai chiên giòn… Du khách đến đây chủ yếu vào các dịp nghỉ lễ hoặc cuối tuần nên các chòi lá đầy khách, kẻ ăn uống, người đu đưa trên võng tận hưởng không khí rừng tràm.

Hiện nay, rừng tràm Trà Sư đang là một trong những địa điểm tham quan tiêu biểu cho du lịch mùa nước nổi An Giang. Sự đa dạng và phong phú về tài nguyên khiến rừng tràm Trà Sư trở thành điểm đến lý tưởng đối với các nhà nghiên cứu, những người đam mê khám phá thiên nhiên hoang dã, những tay săn ảnh, những phượt thủ...

T.Toàn (Nguồn ảnh: TH)

Bình Luận

Tin khác

Nghi lễ kéo co độc đáo của người Tày (Bắc Hà)

Nghi lễ kéo co độc đáo của người Tày (Bắc Hà)

(CLO) Đối với người Tày ở huyện Bắc Hà (tỉnh Lào Cai), ngoài vui khỏe, giải trí, trò chơi kéo co còn mang tính nghi lễ gắn với tín ngưỡng cầu mùa, cầu sinh sôi phát triển.

Đời sống văn hóa
Hồi ức lại chiến thắng Điện Biên Phủ qua triển lãm mỹ thuật độc đáo

Hồi ức lại chiến thắng Điện Biên Phủ qua triển lãm mỹ thuật độc đáo

(CLO) Sáng nay 3/5, tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hà Nội, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ VHTT&DL) tổ chức triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024).

Đời sống văn hóa
Du khách thưởng lãm bản anh hùng ca bằng ảnh về Điện Biên Phủ

Du khách thưởng lãm bản anh hùng ca bằng ảnh về Điện Biên Phủ

(CLO) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, sáng nay 3/5, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, gia đình cố nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại (1920-1992) phối hợp với Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam, Bảo tàng phụ nữ Việt Nam tổ chức Triển lãm ảnh “Nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại - Bản anh hùng ca bằng ảnh về Điện Biên Phủ”.

Đời sống văn hóa
Hơn 60 đội tham gia Giải Đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2024

Hơn 60 đội tham gia Giải Đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2024

(CLO) Giải Đua ghe Ngo năm 2024 được tổ chức với quy mô vùng, quy tụ từ 60 đến 65 đội trong và ngoài tỉnh tham gia tranh tài.

Đời sống văn hóa
Đặc sắc chương trình nghệ thuật đặc biệt 'Từ mùa hè Điện Biên đến mùa thu Hà Nội'

Đặc sắc chương trình nghệ thuật đặc biệt "Từ mùa hè Điện Biên đến mùa thu Hà Nội"

(CLO) Tối 2/5, tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt - Xô (Hà Nội), Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt "Từ mùa hè Điện Biên đến mùa thu Hà Nội" - là một trong các hoạt động giàu ý nghĩa chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024).

Đời sống văn hóa