Vì sao không giảm kịch trần thuế, phí để "cắt cơn" tăng của xăng dầu?

Thứ sáu, 11/03/2022 09:58 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo ý kiến của đại diện Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính, chính sách thuế nên là một trong những chính sách cần phải giữ ổn định trong một khoảng thời gian, để tạo ra sự ổn định trong chính sách, giúp môi trường kinh doanh, đầu tư cũng như tiêu dùng sản xuất giữ đà ổn định.

Giá xăng dầu leo thang, lạm phát có đáng lo ngại?

Trong bối cảnh chiến sự tại Ukraine chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, giá dầu thế giới không ngừng leo “đỉnh”. Có thời điểm, giá dầu leo lên mức 139 USD/thùng, mức giá cao nhất kể từ năm 2008.

Trong nước, kể từ đầu năm 2022, giá xăng đã có 6 kỳ điều chỉnh đều tăng giá. Dự kiến, trong phiên điều chỉnh chiều nay (11/3), giá xăng vẫn sẽ tiếp tục tăng, có thể xăng sẽ thiết lập mức “đỉnh” lịch sử mới trên 30.000 đồng/lít.

vi sao khong giam kich tran thue phi de cat con tang cua xang dau hinh 1

Dự kiến, trong phiên điều chỉnh chiều nay (11/3), giá xăng vẫn sẽ tiếp tục tăng, có thể xăng sẽ thiết lập mức “đỉnh” lịch sử mới trên 30.000 đồng/lít.

Một số quan điểm lo ngại, giá xăng dầu không ngừng leo thang sẽ khiến tỷ lệ lạm phát trong nước gia tăng trong thời gian tới. Thậm chí, một số dự báo cho rằng, tỷ lệ lạm phát có thể vượt qua mục tiêu của Chính phủ đề ra là 4%.

Nhận định về quan điểm này, ông Nguyễn Xuân Định, Phó trưởng Phòng Chính sách tổng hợp, Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho rằng, mặt hàng xăng dầu rất đặc thù vì giá cả phụ thuộc nhiều vào cung - cầu, yếu tố chính trị, yếu tố tâm lý và vị thế của các quốc gia.

Vì vậy, vấn đề chi phí sản xuất xăng dầu chỉ ảnh hưởng nhỏ. Ngay cả khi nguồn cung trong nước có đảm bảo thì giá dầu vẫn sẽ phụ thuộc chủ yếu giá xăng dầu thế giới.

Dù vậy, giá xăng dầu trong nước tăng cao do bị ảnh hưởng bởi giá xăng dầu thế giới, tuy nhiên, tỷ lệ tăng giá xăng dầu trong nước vẫn còn thấp hơn mức giá tăng của giá xăng dầu của thế giới.

Ông Định cho rằng, đối với mặt hàng xăng dầu và cơ chế điều hành giá xăng dầu hiện nay rất minh bạch, được quy định tại Nghị định số 95/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 về kinh doanh xăng dầu, có hiệu lực từ ngày 02/01/2022.

Biến động của giá xăng dầu trong nước hầu như thấp hơn giá biến động ở giá dầu thế giới, thể hiện rất rõ vai trò của công cụ Quỹ bình ổn giá, tránh tăng giá đột biến trong một số kỳ điều hành, để đưa ra mức tăng, giảm phù hợp, linh hoạt.

 Năm 2021, việc sử dụng Quỹ bình ổn giá khá lớn trong nhiều kỳ và trong những thời điểm nhạy cảm khi dịch bệnh xảy ra, giúp ổn định mặt bằng giá và tâm lý của người tiêu dùng.

Công tác điều hành giá xăng dầu trong thời gian vừa qua vẫn được Bộ Tài chính và Bộ Công thương phối hợp rất chặt chẽ trong mỗi kỳ điều hành tác động đến lạm phát, hoạt động sản xuất để đưa ra được những phương án điều hành tốt nhất trong từng thời điểm. 

“Bên cạnh đó, giải pháp căn cơ hiện nay là vẫn phải đảm bảo nguồn cung không để thiếu hụt trong mọi tình huống, để các địa phương có thể đảm bảo nguồn cung, tránh tình trạng đầu cơ găm hàng tích trữ. Đây là những giải pháp cần chú trọng đặc biệt trong thời gian tới để ổn định và góp phần bình ổn lạm phát trong năm 2022", đại diện Cục Quản lý giá khẳng định.

Vì sao không mạnh tay giảm thuế?

Hôm qua, Bộ Tài chính đã đồng ý với đề xuất việc giảm 50% thuế bảo vệ môi trường, trong đó các mặt hàng xăng sẽ giảm từ 4.000 đồng/lít xuống còn 2.000 đồng/lít. Tuy nhiên, theo ý kiến Bộ Tài chính trước đó, mức giảm này chỉ nên là 1.000 đồng/lít.

Liên quan đến đề xuất mạnh tay giảm thuế bảo vệ môi trường để hỗ trợ "kìm" đà tăng giá xăng dầu đang ở mức cao và giảm áp lực lên lạm phát, ông Nguyễn Xuân Định cho rằng, chính sách thuế nên là một trong những chính sách cần phải giữ ổn định trong một khoảng thời gian, để tạo ra sự ổn định trong chính sách, giúp môi trường kinh doanh, đầu tư cũng như tiêu dùng sản xuất giữ đà ổn định.

vi sao khong giam kich tran thue phi de cat con tang cua xang dau hinh 2

Ông Xuân Định, Phó trưởng Phòng Chính sách tổng hợp, Cục Quản lý giá.

Hơn nữa, việc điều chỉnh chính sách về thuế cần một sự tính toán rất thận trọng với nhiều khía cạnh, nhiều vấn đề. Không chỉ là hụt thu ngân sách mà còn phải đánh giá thêm rất nhiều khía cạnh khác như giảm thuế bảo vệ môi trường với biên độ lớn hơn có ảnh hưởng đến việc chênh lệch giá xăng dầu giữa Việt Nam với một số quốc gia xung quanh như Campuchia.

"Liệu tình trạng buôn lậu xăng dầu xảy ra phức tạp hơn không, bởi nếu không kiểm soát chặt việc nhập lậu xăng dầu, vẫn sẽ làm giảm tác dụng của chính sách này", ông Định lưu ý.

Mặt khác, chính sách thuế thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với thủ tục, quy trình khắt khe và cần có những đánh giá rất chi tiết. Vì vậy, việc áp dụng chính sách này khó có thể theo kịp khi giá biến động thường xuyên.

Thời gian tới, Cục Quản lý giá với vai trò là giúp việc của Ban Chỉ đạo điều hành giá sẽ tiếp tục tăng cường công tác tổng hợp phân tích dự báo trên cơ sở liên tục theo dõi giá xăng dầu trên thế giới. Từ đó sẽ cập nhật các kịch bản điều hành để có cái nhìn tổng quan trong năm 2022.

Định Trần

Bình Luận

Tin khác

Không khuyến khích phát điện mặt trời mái nhà vào hệ thống điện quốc gia

Không khuyến khích phát điện mặt trời mái nhà vào hệ thống điện quốc gia

(CLO) Cục Điều tiết điện lực cho rằng, chỉ nên khuyến khích điện mặt trời mái nhà tự sản - tự tiêu, không nên khuyến khích (thậm chí nên hạn chế) phát loại điện này vào hệ thống.

Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ “ngược dòng chảy” với thế giới

Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ “ngược dòng chảy” với thế giới

(NB&CL) Trái ngược với sự bi quan đối với nền kinh tế toàn cầu, các tổ chức nghiên cứu quốc tế lại lạc quan về triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô
ADB: Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu trong khu vực

ADB: Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu trong khu vực

(NB&CL) Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong quý I/2024, GDP Việt Nam ghi nhận mức tăng 5,66%, đây là mức tăng cao nhất trong quý I kể từ năm 2020 đến nay. Nhiều chỉ số tăng trưởng kinh tế như công nghiệp, dịch vụ, xuất nhập khẩu và thu hút vốn FDI đều ghi nhận sự tăng trưởng tích cực.

Kinh tế vĩ mô
TP.HCM - “đầu tàu kinh tế” sẽ trở lại nhưng cần… thời gian

TP.HCM - “đầu tàu kinh tế” sẽ trở lại nhưng cần… thời gian

(NB&CL) 10 năm qua, tốc độ phát triển của TP.HCM - nơi vẫn được xem là đầu tàu kinh tế của cả nước - đang chậm dần, thậm chí bị các con tàu là các địa phương khác gần tiệm cận. Song, các chuyên gia kỳ vọng sẽ không lâu để thành phố tái định vị vị thế dẫn đầu, khi các cơ chế mới đang dần tháo gỡ những nút thắt lớn.

Kinh tế vĩ mô
Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

(CLO) Giá lương thực, xăng dầu và giá dịch vụ y tế đã khiến CPI 4 tháng đầu năm 2024 tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,81%.

Kinh tế vĩ mô