Việt Nam - Những thông điệp hoà bình

Thứ năm, 24/11/2022 09:13 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Lan tỏa được thông điệp về một đất nước yêu chuộng hoà bình, năng động, luôn sẵn sàng đóng góp nhiều hơn nữa cho công việc chung của Liên hợp quốc vì hoà bình, an ninh và phát triển - đó có lẽ là mục tiêu mà Việt Nam muốn hướng tới.

“Trong bối cảnh hiện tại, khi thế giới đang chứng kiến nhiều cuộc chiến tranh, khủng bố, hình mẫu từ lịch sử Việt Nam cho thấy, khi người dân cùng đoàn kết, đồng lòng thì đều có thể giành chiến thắng. Một điểm nữa, Việt Nam là một quốc gia hòa bình, ổn định dù cho trong khu vực vẫn còn nhiều bất ổn. Việt Nam luôn tiến bước trên con đường xây dựng hòa bình, ổn định, nghiêm túc tuân thủ luật pháp quốc tế” - Tổng Thư ký Hội đồng Hòa bình thế giới Athanasios Pafilis đã lý giải như vậy về lý do Việt Nam được lựa chọn đăng cai Đại hội lần thứ 22 Hội đồng Hòa bình thế giới.

1. Ngay từ tháng 9, nghĩa là còn 4 tháng nữa năm 2022 mới kết thúc, nhưng tại kỳ họp khóa 77 của Đại hội đồng LHQ, Chủ tịch Đại hội đồng LHQ khóa 77 Csaba Korosi cho biết đây là giai đoạn báo động đỏ về mọi mặt đối với thế giới, rằng thế giới đang phải đối mặt với những thách thức, bất ổn chưa từng có kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, từ xung đột vũ trang nổ ra chưa có điểm kết, thiên nhiên bị tàn phá, biến đổi khí hậu, dịch COVID-19 chưa chịu khuất phục thì lại đến bệnh đậu mùa khỉ, rồi đứt gãy chuỗi cung ứng, xung đột khiến giá cả các mặt hàng leo thang, cản trở quá trình phục hồi sau Covid….

Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres hồi tháng 4/2022 cũng cho biết, 1/4 người dân trên thế giới - tương đương 2 tỷ người đang sống trong các khu vực xung đột. Ông cũng khẳng định, thế giới đang chứng kiến số lượng các vụ xung đột bạo lực tăng cao nhất kể từ năm 1945, sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Các cuộc xung đột đang bùng nổ khắp nơi, từ Yemen, Syria, Myanmar và Sudan cho đến Haiti, Sahel của châu Phi và đặc biệt là cuộc xung đột ở Ukraine đang gây ra những hệ luỵ toàn cầu. Cũng theo Tổng Thư ký LHQ, thế giới đang chứng kiến sự gia tăng của các cuộc đảo chính quân sự, trong khi các quốc gia đua nhau củng cố và tăng cường kho vũ khí hạt nhân. Tội phạm và mạng lưới khủng bố được tiếp sức và thu lợi từ chia rẽ, xung đột. Sự phân chia và nhân rộng của các mạng lưới tội phạm, khủng bố, kèm theo các vụ xung đột gia tăng khiến việc tìm kiếm những giải pháp hòa bình trở nên khó khăn hơn.

viet nam  nhung thong diep hoa binh hinh 1

Và cái giá phải trả cho những xung đột bất ổn này không phải là nhỏ. LHQ ước tính ít nhất 274 triệu người sẽ cần hỗ trợ nhân đạo trong năm nay. Con số này tăng 17% so với năm 2021. Dự kiến số tiền cần thiết để hỗ trợ hàng trăm triệu người sẽ rơi vào khoảng 41 tỷ USD.

2. Trong bối cảnh hiện tại, khi thế giới đang chứng kiến nhiều cuộc chiến tranh, khủng bố, như lời Tổng Thư ký Hội đồng Hòa bình thế giới Athanasios Pafilis, việc lựa chọn Việt Nam là nơi đăng cai Đại hội lần thứ 22 Hội đồng Hòa bình thế giới trở nên có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Theo Tổng Thư ký Hội đồng Hòa bình thế giới, hình mẫu từ lịch sử Việt Nam cho thấy, khi người dân cùng đoàn kết, đồng lòng thì đều có thể giành chiến thắng. Một điểm nữa, Việt Nam là một quốc gia hòa bình, ổn định dù cho trong khu vực vẫn còn nhiều bất ổn. Việt Nam luôn tiến bước trên con đường xây dựng hòa bình, ổn định, nghiêm túc tuân thủ luật pháp quốc tế.

Đồng quan điểm, bà Corazon Valdez Fabros (phụ trách nhóm lĩnh vực hòa bình và an ninh thuộc Diễn đàn nhân dân Á - Âu, thành viên Hội đồng Hòa bình thế giới) cho rằng, việc lựa chọn Việt Nam đăng cai Đại hội lần thứ 22 Hội đồng Hòa bình thế giới là rất phù hợp dựa trên lịch sử đấu tranh vì hòa bình cũng như hướng phát triển hiện nay của Việt Nam.

Theo bà Fabros, tư tưởng hòa bình của Việt Nam nằm trong các nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội. Do đó, bà cho rằng, đây là lựa chọn đúng đắn của Hội đồng Hòa bình thế giới khi lựa chọn Việt Nam là nơi tổ chức sự kiện, đặc biệt là khi Việt Nam đang hướng tới Lễ kỷ niệm 50 năm Hiệp định Paris - Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

3.Phát biểu tại buổi lễ khai mạc Lễ khai mạc Đại hội lần thứ 22 Hội đồng Hòa bình thế giới ngày 22/11 được tổ chức trọng thể tại Hà Nội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, hòa bình, độc lập, tự do luôn là khát vọng cháy bỏng của nhân dân Việt Nam, là mục tiêu xuyên suốt của cách mạng Việt Nam. Vì mục tiêu đó, nhiều thế hệ những người con ưu tú của dân tộc Việt Nam đã không tiếc thân mình hy sinh, chiến đấu chống lại các thế lực xâm lược hiếu chiến, hung bạo nhất trong thế kỷ XX, đấu tranh không mệt mỏi cho một nền hòa bình chân chính vì tiến bộ, lương tri và phẩm giá con người, vì độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

viet nam  nhung thong diep hoa binh hinh 2

Ngày 2/10/2018, 32 bác sĩ đầu tiên trong tổng số 63 cán bộ, bác sĩ Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 1 của Việt Nam đã được đưa tới thủ đô Juba (Nam Sudan) cùng nhiều thiết bị và nhu yếu phẩm y tế, bắt đầu thực hiện nhiệm vụ tại Phái bộ Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc ở quốc gia Đông Phi này. Ảnh: TTXVN.

Cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam đã trở thành một phần không thể tách rời trong cuộc đấu tranh của nhân dân tiến bộ trên thế giới vì tự do, độc lập dân tộc, vì hòa bình, công lý và tiến bộ xã hội. Những người yêu chuộng hòa bình trên thế giới, trong đó có Hội đồng Hòa bình thế giới và các tổ chức thành viên Hội đồng Hòa bình thế giới, đã cùng nhau tạo nên một mặt trận quốc tế rộng rãi chưa từng có đoàn kết, ủng hộ và giúp đỡ Việt Nam, góp phần rất quan trọng vào các thắng lợi của nhân dân Việt Nam.

Đối với Việt Nam, Ủy ban Hòa bình Việt Nam là một thành viên sáng lập của Hội đồng hòa bình thế giới. Do đó, Việt Nam luôn thể hiện được vị trí, vai trò là thành viên sáng lập, đồng thời tham gia rất tích cực, chủ động vào các hoạt động của Hội đồng Hòa bình thế giới.

Cụ thể, Việt Nam đã tham gia đầy đủ tất cả các kỳ Đại hội của Hội đồng Hòa bình thế giới, các hội nghị Ban Chấp hành ở khu vực cũng như của Hội đồng Hòa bình thế giới. Việt Nam cũng hưởng ứng lời kêu gọi Stockholm về cấm vũ khí hạt nhân, thu được gần sáu triệu chữ ký để gửi đến Đại hội nhân dân thế giới về chống bom nguyên tử.

Đứng trước nguy cơ xảy ra chạy đua vũ trang lớn trong đó có cả vũ khí hạt nhân giữa các cường quốc, Việt Nam đã tham gia tích cực vào diễn đàn chống vũ khí hạt nhân của Hội đồng Hòa bình thế giới. Năm 2015, Việt Nam thu thập được 1,5 triệu chữ ký; năm 2020 là hơn 1 triệu chữ ký gửi đến Hội nghị chống bom A&H tại Nhật Bản.

Đặc biệt, đến nay, Việt Nam đã có 8 năm cử các lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình. Lan tỏa được thông điệp về một đất nước yêu chuộng hoà bình, năng động, luôn sẵn sàng đóng góp nhiều hơn nữa cho công việc chung của Liên hợp quốc vì hoà bình, an ninh và phát triển - đó có lẽ là mục tiêu mà Việt Nam muốn hướng tới.

Nhưng cái đích lớn nhất mà đất nước hình chữ S, từ truyền thống “Đất nghèo nuôi những anh hùng/Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên/Đạp quân thù xuống đất đen/Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa” - như thi sĩ Nguyễn Đình Thi đã từng đúc rút trong những vần thơ, muốn gửi tới thế giới, qua sự kiện Đại hội lần thứ 22 Hội đồng Hòa bình thế giới lần này, không phải là câu chuyện Việt Nam đã làm những gì mà là việc chúng ta sẽ phải làm gì cho hoà bình thế giới. Và những điều mà nhà bác học Frédéric Joliot-Curie - Chủ tịch đầu tiên của Hội đồng Hòa bình thế giới đã từng nói: “Gìn giữ, bảo vệ hòa bình là công việc của tất cả mọi người” - chính là thông điệp mà đất nước hình chữ S muốn truyền đến với thế giới những ngày này. Đoàn kết quốc tế, chung tay hành động vì hòa bình, hợp tác và sự phát triển bền vững, ngăn chặn nguy cơ chiến tranh, xung đột, bảo vệ hoà bình, xây dựng một thế giới phát triển công bằng và bền vững phải là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của nhân loại tiến bộ trên toàn thế giới.

Nguyễn Hà

Bình Luận

Tin khác

Tài thao lược kiệt xuất của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tài thao lược kiệt xuất của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh

(NB&CL) 70 năm qua, nhiều nhà khoa học quân sự thế giới đã và vẫn dày công tìm hiểu, nghiên cứu phân tích, lý giải: Tại sao “Việt Minh” đánh thắng! Tại sao đội quân viễn chinh nhà nghề của thực dân Pháp có số quân đông là lực lượng mạnh nhất lúc bấy giờ, với đầy đủ trang bị kỹ thuật hiện đại, với mọi thủ đoạn nham hiểm xảo quyệt lại chịu thất bại thảm hại tại Điện Biên Phủ? Trong rất nhiều nhân tố mang lại chiến thắng lịch sử, tài thao lược kiệt xuất, sự lãnh đạo, chỉ đạo tài tình, sáng tạo của Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, là yếu tố hàng đầu.

Góc nhìn
Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

(NB&CL) Khi Điện Biên Phủ, vùng rừng núi hiểm trở cách xa hậu phương 600 đến 700 km, trở thành nơi quyết chiến chiến lược của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954), Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận định: “Trên mặt trận Điện Biên Phủ, vấn đề bảo đảm cung cấp lương thực, đạn dược là nhân tố vô cùng quan trọng, quan trọng không kém các vấn đề chiến thuật, khó khăn về cung cấp lương thực không kém khó khăn về tác chiến”.

Góc nhìn
Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Thành phố Hồ Chí Minh: Tháo gỡ điểm nghẽn hạ tầng để thúc đẩy liên kết vùng

Thành phố Hồ Chí Minh: Tháo gỡ điểm nghẽn hạ tầng để thúc đẩy liên kết vùng

(NB&CL) Nằm trong xu thế phát triển chung, vấn đề liên kết vùng, liên kết ngành là định hướng quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đây cũng là một trong những vấn đề được TP.HCM đặc biệt coi trọng, xem đây là một trong những nguồn lực quan trọng trong quá trình phát triển.

Góc nhìn
Việt Nam quê hương ta đẹp lắm…

Việt Nam quê hương ta đẹp lắm…

(CLO) Trong những ngày này, cả nước đang hồ hởi, phấn khởi chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Góc nhìn