Việt Nam - Tổ quốc ơi sao người đẹp thế

Thứ sáu, 12/02/2021 08:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Mùa Xuân Tân Sửu đã ùa về trên Tổ quốc ta, dải đất hình chữ S đẹp, lung linh cảm như huyền thoại; khép lại năm 2020 - Canh Tý - một năm hơn 90 triệu đồng bào ta tần tảo mưu sinh trong mưa dồn gió dập, đan xen chống chọi đại dịch Covid-19 với khát vọng tràn trề thắng lợi kép.

large-5-dia-diem-dep-nhat-de-ngam-hoa-dao-hoa-man-mua-xuan-o-viet-nam-637104498362385337

Xưa có câu: Nhất thủy, nhì hỏa, tam tặc, tứ cướp. Trong 4 nạn ghê gớm vừa dẫn thì năm 2020 - Canh Tý nước ta gánh một nửa. Tỷ lệ 50/50 thời toàn cầu hóa, thế giới phẳng vốn nhiều khó khăn khó lường có thể được coi là thách thức không nhỏ của một dân tộc, một quốc gia đang phát triển như Việt Nam chúng ta.

Đại dịch Covid-19 được coi là một loại giặc hay là một loại cướp. Đơn giản là cách nói để chỉ một hiện tượng vừa mới xuất hiện. Nội hàm sâu xa của nó là đe dọa sinh mạng của con người  không giới hạn thời gian và không gian. Ta không duy tâm, nhưng cái đêm giao thừa - đêm trừ tịch thiêng liêng giữa năm cũ, năm mới vừa rồi khi trời đất nổi cơn gió bụi là vô cùng “kiêng kỵ”, báo hiệu một cái gì đó nằm ngoài kỳ vọng của ấm no, hạnh phúc và trường tồn.

Không đợi lâu, sau Tết Nguyên đán Canh Tý, Covid-19 xuất hiện ở một  quốc gia châu Á rồi nhanh chóng tỏa đi khắp thế giới. Cứ tưởng năm Canh Tý là năm an bình “chuột sa trĩnh gạo”, ngờ đâu là đại dịch, khiến thiên hạ từ Tổng thống, nhà vua đến dân thường lo âu. Chính phủ ta tiến cử một Phó Thủ tướng làm Tư lệnh Ban Chỉ đạo chống loại giặc này với những quyết sách kịp thời, hiệu quả.

Có thể nói, Covid-19 như con đỉa đói đeo dai dẳng suốt cả năm qua. Các nhà khoa học dự đoán nó còn tồn tại trong thời gian khá dài, thậm chí rất có thể vài ba năm sau nó sẽ quay lại. Cùng thời điểm, tháng 10/2020, ba cơn bão 6,7 và 8 ập vào miền Trung từ Quảng Bình đến Thừa Thiên - Huế với cường độ mưa được ví như “cầm thùng trút nước”. Bão chồng bão, lũ chồng lũ khiến người dân miền Trung “gian lao mà anh dũng” thời trận mạc, gươm khua, súng nổ nay lại vượt lên trên giông lũ lịch sử để sống, để yêu thương và hy vọng trong bối cảnh trắng tay vì lũ. Cả nước yêu thương, cả nước hướng về miền Trung chắt chiu, sẻ chia từ tấm áo, tấm chăn, những thùng bánh chưng, bánh tét… gửi về trong đó, gợi nhớ hình ảnh đậm tính nhân văn, tình thương nghĩa lớn của hơn 40 năm về trước “Tất cả vì miền Nam đánh thắng”.

Viet_Nam_ghi_dau_an_trong_nhung_khoanh_khac_cua_mua_Xuan_2020_05

Nhưng, với phương châm chống dịch như thể chống giặc, Việt Nam - nói đầy đủ là cả hệ thống chính trị chủ động ngăn chặn, bao vây, cô lập theo kiểu “Đánh lui từng bước, đánh đổ từng bộ phận” song song nhiệm vụ phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, an ninh quốc phòng. Chúng ta không quên vào quý II năm 2020, nền kinh tế Việt Nam đã đi qua đáy. Đó là báo động đỏ gợi nhớ cái gì đó “trong họa có may, trong may có rủi”. Với tinh thần sáng tạo, khát vọng tăng trưởng cao, cùng nỗ lực lớn của Chính phủ, các bộ, ngành, từ giữa năm 2020 trở đi, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu phục hồi theo hình chữ V. Tốc độ giải ngân vốn đầu tư công 9 tháng đầu năm 2020 đều đạt mức cao nhất trong giai đoạn 2016-2020.  Tháng 11/2020, Tổng cục Thống kê cho biết, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam 11 tháng năm 2020 đạt mức xuất siêu kỷ lục 20,1 tỷ USD…

Người Việt Nam có thể tự hào về năm 2020, năm làm ăn lam lũ trong tần tảo mưu sinh, vừa phòng dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, chất lượng tăng trưởng khá lên, các cân đối của nền kinh tế được cải thiện. Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, mức tăng trưởng GDP năm 2020 có thể đạt mức từ 2-3%. Quỹ Tiền tệ quốc tế cho rằng, năm 2020 Việt Nam là quốc gia trở thành nền kinh tế đứng thứ 4 ASEAN với thu nhập bình quân đầu người khoảng 2.750 USD… 

Mùa xuân này 2021 - Tân Sửu mở ra với nhiều hứa hẹn đi cùng thách thức không hề nhỏ. Đại hội lần thứ XIII Đảng Cộng sản Việt Nam, mở ra trang mới của đời sống chính trị - kinh tế - văn hóa và hội nhập đương đại. Bức tranh toàn cảnh của nước Việt Nam yêu dấu được khắc họa ở ba góc độ với tầm mở rất rộng: Chiến lược kinh tế thập kỷ thứ 3 thế kỷ XXI (2021-2030): Nước Việt Nam mới tròn tuổi thế kỷ vào năm 2045; Bức tranh kinh tế gần nhất là kế hoạch 5 năm 2021- 2025 với năm Tân Sửu là mùa xuân đầu tiên.

Năm 2021 đang mở ra, chắc chắn, sẽ có rất nhiều thách thức đón đợi. Nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình và tụt hậu hiện hữu, nguồn lực còn hạn hẹp, trong khi nền kinh tế phải đáp ứng nhiều yêu cầu mới, và lớn gấp bội… Trong bối cảnh đó, đòi hỏi Chính phủ cần tiếp tục đổi mới tư duy phát triển, hành động quyết liệt hơn, hiệu quả hơn, vượt qua khó khăn, biến thách thức thành cơ hội, tận dụng tối đa các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và xu hướng dịch chuyển đầu tư, thương mại, chuyển đổi số… trong giai đoạn mới. Ăn cơm mới nói chuyện cũ. Đó là cách tiếp năng lượng tích cực của người Việt Nam chúng ta, thúc đẩy cộng đồng hồ hởi hướng về phía trước.

Từ mùa xuân Tân Sửu - 1961 của thế kỷ trước đến mùa xuân Tân Sửu 2021 của thế kỷ XXI tròn một hoa niên. Đó là bức tranh thủy mặc rất đẹp, hoành tráng cả về thời gian, không gian của nước Việt Nam mới, của nền cộng hòa và dân chủ được mở ra từ Cách mạng mùa Thu tháng Tám năm 1945 lịch sử. 30 năm trận mạc, hiên ngang đánh thắng chủ nghĩa thực dân cũ và thực dân mới; hơn 40 năm Đổi mới và Quốc gia khởi nghiệp, hội nhập cộng đồng quốc tế... tất cả làm nên một tâm thế, vị thế mới của con Hồng cháu Lạc được khai mở từ thời đại Hồ Chí Minh.

Nhà báo Nguyễn Xuân Lương

Tin khác

Nhớ về quá khứ để trân quý hơn giá trị của hoà bình!

Nhớ về quá khứ để trân quý hơn giá trị của hoà bình!

(CLO) Hôm nay, vùng đất Điện Biên, Tây Bắc chiến trường năm xưa, rực rỡ cờ hoa, hân hoan trong không khí tưng bừng của đại lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Trước đó, trên khắp dải đất hình chữ S, tinh thần Điện Biên Phủ đã thấm đẫm, lan toả trong mỗi người dân Việt. Nhắc nhớ lại bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ, là để mỗi người trong chúng ta, thêm trân quý hơn giá trị vô giá của hoà bình.

Góc nhìn
Hình mẫu của sự vận dụng tài tình chiến tranh Nhân dân

Hình mẫu của sự vận dụng tài tình chiến tranh Nhân dân

(CLO) Lịch sử dân tộc đã chứng minh: Muốn chống lại một đội quân xâm lược lớn mạnh hơn về lực lượng và phương tiện chiến tranh thì không thể chỉ trông cậy vào đội quân thường trực mà phải huy động toàn dân đánh giặc. Và chiến dịch Điện Biên Phủ chính là biểu hiện sinh động cho sự vận dụng tài tình đường lối chiến tranh Nhân dân của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Góc nhìn
Kỳ cuối: Quyết định lịch sử của Đại tướng Tổng tư lệnh và chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”

Kỳ cuối: Quyết định lịch sử của Đại tướng Tổng tư lệnh và chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”

(NB&CL) Trong rất nhiều những nhân tố mang tính quyết định làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ 70 năm về trước, không thể không kể đến vai trò của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tài năng quân sự kiệt xuất, đặc biệt là bản lĩnh hiếm có của vị Tổng Tư lệnh Chiến dịch đã góp phần quan trọng làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ, “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Góc nhìn
Tài thao lược kiệt xuất của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tài thao lược kiệt xuất của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh

(NB&CL) 70 năm qua, nhiều nhà khoa học quân sự thế giới đã và vẫn dày công tìm hiểu, nghiên cứu phân tích, lý giải: Tại sao “Việt Minh” đánh thắng! Tại sao đội quân viễn chinh nhà nghề của thực dân Pháp có số quân đông là lực lượng mạnh nhất lúc bấy giờ, với đầy đủ trang bị kỹ thuật hiện đại, với mọi thủ đoạn nham hiểm xảo quyệt lại chịu thất bại thảm hại tại Điện Biên Phủ? Trong rất nhiều nhân tố mang lại chiến thắng lịch sử, tài thao lược kiệt xuất, sự lãnh đạo, chỉ đạo tài tình, sáng tạo của Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, là yếu tố hàng đầu.

Góc nhìn
Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

(NB&CL) Khi Điện Biên Phủ, vùng rừng núi hiểm trở cách xa hậu phương 600 đến 700 km, trở thành nơi quyết chiến chiến lược của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954), Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận định: “Trên mặt trận Điện Biên Phủ, vấn đề bảo đảm cung cấp lương thực, đạn dược là nhân tố vô cùng quan trọng, quan trọng không kém các vấn đề chiến thuật, khó khăn về cung cấp lương thực không kém khó khăn về tác chiến”.

Góc nhìn