Việt Nam dành nhiều chính sách ưu tiên hỗ trợ phát triển doanh nhân nữ

Thứ ba, 23/01/2024 15:57 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 23/1, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã đồng chủ trì công bố nghiên cứu đầu tiên về các doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ ở Việt Nam.

Ông Trần Duy Đông, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tại Việt Nam, 98% tổng số doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, trong đó 20% các doanh nghiệp là do phụ nữ làm chủ. Lực lượng này có vai trò quan trọng trong tạo việc làm, cải thiện thu nhập cho người lao động, góp phần tích cực giảm đói nghèo và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

viet nam danh nhieu chinh sach uu tien ho tro phat trien doanh nhan nu hinh 1

Ông Trần Duy Đông phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: MPI)

Ở góc độ phát triển xã hội, các doanh nghiệp này góp phần tăng vị thế của phụ nữ, tăng đầu tư cho y tế, giáo dục của trẻ em nhất là các trẻ em gái, làm tăng lợi ích xã hội, hướng tới các mục tiêu phát riển bền vững.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khu vực doanh nghiệp, trong giai đoạn 2012-2022, số lượng doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ liên tục tăng với tốc độ ít nhất 2%/năm, cao hơn so với tốc độ tăng trung bình của khu vực doanh nghiêp. 

“Hiện nay, Việt Nam là một trong các thị trường doanh nhân nữ phát triển thuận lợi, mạng lưới doanh nghiệp nữ hoạt động hiệu quả nhất ASEAN”, ông Trần Duy Đông nói.

Theo Thứ trưởng Trần Duy Đông, các doanh nhân nữ là những người linh hoạt, mềm dẻo nhưng cũng rất kiên cường và bền bỉ. Họ cũng là những người tiên phong hướng tới tạo dựng một nền sản xuất sạch, vì sức khỏe của cộng đồng và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. 

“Đã có nhiều điển hình doanh nhân nữ thành công trên thương trường và đưa được các thương hiệu, sản phẩm nổi tiếng của Việt Nam ra thị trường quốc tế như Vinamilk, TH True milk, Vietjet”, ông Đông nhấn mạnh.

viet nam danh nhieu chinh sach uu tien ho tro phat trien doanh nhan nu hinh 2

Ông Trần Duy Đông, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. (Ảnh: MPI)

Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp do nữ làm chủ đa số có quy mô siêu nhỏ và nhỏ; số doanh nghiệp quy mô lớn, có năng lực dẫn dắt các chuỗi cung ứng còn ít. 

Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiếp cận các nguồn lực, sức cạnh tranh, hiệu quả hoạt động, năng lực kinh doanh, kỹ năng quản trị còn hạn chế. Bên cạnh đó, doanh nhân nữ vẫn phải đối diện với các thách thức, rào cản xuất phát từ một số định kiến xã hội và hủ tục truyền thống.

Thời gian tới, trong bối cảnh kinh tế thế giới, khu vực có những thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, nhưng khó khăn thách thức nhiều hơn, trong đó có những yếu tố phức tạp mới, tác động khá toàn diện tới nền kinh tế Việt Nam cùng với những khó khăn kéo dài từ dịch bệnh Covid-19 đến nay, sẽ tiếp tục ảnh hưởng mạnh mẽ tới hoạt động sản xuất kinh doanh và sự phát triển của các doanh nghiệp nói chung và doanh nhân nữ nói riêng. 

Tại Việt Nam, đây là một định hướng chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước. Vừa qua, Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 10/10/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới đã đề ra giải pháp có chính sách ưu tiên hỗ trợ phát triển doanh nhân nữ. 

Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030 cũng đề ra mục tiêu phấn đấu tỷ lệ nữ giám đốc/chủ doanh nghiệp, hợp tác xã đạt ít nhất 27% vào năm 2025 và 30% vào năm 2030. 

Tại Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và Nghị định số 80/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật đã bổ sung chi tiết một số chính sách ưu tiên hỗ trợ cho đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ do nữ làm chủ với các định mức hỗ trợ cao hơn doanh nghiệp nói chung.

“Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp để lắng nghe, tổng hợp và nghiên cứu đề xuất trình Chính phủ kịp thời ban hành nhiều chính sách, giải pháp tháo gỡ khó khăn, rào cản, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ nói riêng”, Thứ trưởng Trần Duy Đông nói.

Định Trần

Bình Luận

Tin khác

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư lý giải đường Vành đai 3 TP.HCM chậm tiến độ

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư lý giải đường Vành đai 3 TP.HCM chậm tiến độ

(CLO) Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dự án đường Vành đai 3 TP.HCM đoạn qua thành phố có khó khăn về thiếu nguồn cát san lấp nên phần đường đang chậm tiến độ.

Kinh tế vĩ mô
Bắc Ninh: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 tăng 6,25%

Bắc Ninh: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 tăng 6,25%

(CLO) Mặc dù chưa thể hồi phục về quy mô bình thường nhưng chỉ số sản xuất công nghiệp của Bắc Ninh trong tháng 4/2024 đã tăng 6,25% so với cùng kỳ.

Kinh tế vĩ mô
Mục tiêu tới năm 2030, thu nhập bình quân của người dân Đông Nam Bộ đạt 16.000 USD/năm

Mục tiêu tới năm 2030, thu nhập bình quân của người dân Đông Nam Bộ đạt 16.000 USD/năm

(CLO) Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 370/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Kinh tế vĩ mô
Bắc Ninh “hút” được 997,1 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài trong 4 tháng đầu năm 2024

Bắc Ninh “hút” được 997,1 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài trong 4 tháng đầu năm 2024

(CLO) 4 tháng đầu năm 2024, các nhà đầu tư nước ngoài (FDI) tiếp tục rót vốn vào tỉnh Bắc Ninh hơn 100 dự án, đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 998,3 triệu USD, chiếm gần 10,8% tổng vốn đầu tư cả nước.

Kinh tế vĩ mô
Châu Á đang đối mặt với tình trạng dân số già hóa “không lành mạnh”, 65 tuổi vẫn phải đi làm

Châu Á đang đối mặt với tình trạng dân số già hóa “không lành mạnh”, 65 tuổi vẫn phải đi làm

(CLO) Theo ADB, dân số châu Á đang già đi nhanh chóng. Vì vậy, các quốc gia châu Á cần chuẩn bị từ bây giờ nếu muốn giúp hàng trăm triệu người dân già đi một cách lành mạnh.

Kinh tế vĩ mô