Việt Nam ngày càng ít vay tiền các tổ chức quốc tế: Đây là tín hiệu đáng mừng?

Thứ tư, 12/10/2022 19:16 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo lãnh đạo JICA Việt Nam, trong 4 năm trở lại đây, các khoản vay của Việt Nam từ các tổ chức quốc tế (ODA), trong đó có JICA giảm 16-20% so với trước đây. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho thấy kinh tế Việt Nam.

Chiều 12/10, văn phòng Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam đã tổ chức họp báo về một số tín hiệu tích cực của kinh tế Việt Nam trong thời gian qua.

FDI vẫn sẽ là điểm sáng kinh tế Việt Nam

Ông Shimizu Akira, trưởng đại diện JICA Việt Nam đánh giá: Việt Nam vẫn là một trong số ít các quốc gia duy trì được tăng trưởng dương ngay cả trong thời điểm đại dịch bùng phát. Đặc biệt, khi bước vào giai đoạn hậu đại dịch, kinh tế Việt Nam bứt phá rất nhanh.

viet nam ngay cang it vay tien cac to chuc quoc te day la tin hieu dang mung hinh 1

Ông Shimizu Akira, trưởng đại diện JICA Việt Nam.

Nhờ đó, triển vọng tăng trưởng kinh tế khả quan, các doanh nghiệp nước ngoài đang “đánh tiếng” đầu tư vào Việt Nam.

"Trong tình hình hiện tại, tôi nhận thấy nhiều doanh nghiệp nước ngoài vẫn muốn đầu tư vào Việt Nam. Vì vậy, cá nhân tôi nghĩ rằng, bức tranh kinh tế của Việt Nam rất khả quan và Việt Nam sẽ vẫn tăng trưởng thuận lợi", ông Shimizu nói.

Nhận định về triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời gian tới, ông Shimizu cho rằng, FDI vẫn sẽ là một trong những điểm sáng của nền kinh tế. 

Bời, dòng vốn này đang được đẩy mạnh nhờ lực lượng lao động dồi dào và truyền thống lao động cần cù của người lao động Việt Nam. Sự đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu và dịch Covid-19 sẽ khiến hoạt động đầu tư vào Việt Nam tăng cao.

Tuy nhiên, Việt Nam sẽ dần mất đi lợi thế về nguồn nhân lực do tình hình già hóa dân số trong 30 năm tới, và mô hình kinh tế thâm dụng lao động giá rẻ hiện tại sẽ gặp nhiều hạn chế.

Bên cạnh đó, năng suất lao động của Việt Nam tương đối thấp so với nhiều quốc gia khác (chỉ bằng 10% năng suất của Singapore, 40% năng suất của Thái Lan, 60% năng suất của Philippines), nguồn nhân lực chất lượng cao và lao động được đào tạo lành nghề còn hạn chế để đáp ứng với cơ hội việc làm tăng cao.

Do vậy, ông Shimizu cho rằng, Việt Nam cần khẩn trương phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu lao động tăng cao trong thời gian tới.

Quan chức JICA cũng cho rằng, để giữ vững sự ổn định kinh tế và nhịp độ tăng trưởng tốt trong thời gian tới, Việt Nam cần đảm bảo một xã hội ổn định, nguồn nhân lực có chất lượng tốt và hoàn thiện cơ sở hạ tầng về giao thông và cung cấp điện.

Các khoản vay ODA đang giảm: Tín hiệu mừng?

Về các khoản vay ODA, ông Shimizu Akira cho rằng, trong bốn năm trở lại đây, các khoản vay của Việt Nam từ các tổ chức quốc tế, trong đó có JICA giảm 16-20% so với trước đây.

"Đây là dấu hiệu đáng mừng cho thấy kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng và có ảnh hưởng trên trường quốc tế. Tuy nhiên, để có thể phát triển bền vững, một quốc gia cần phải đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng", ông Akira đặt vấn đề.

viet nam ngay cang it vay tien cac to chuc quoc te day la tin hieu dang mung hinh 2

Đại diện JICA Việt Nam trả lời phỏng vấn báo chí sau họp báo.

Theo đại diện JICA Việt Nam, Việt Nam hoàn toàn có thể xem các khoản vay ODA như công cụ huy động vốn trong phát triển cơ sở hạ tầng. Một trong các điểm lợi là những khoản vay ODA cho phép hoàn trả trong dài hạn 30 - 40 năm, có lãi suất thấp và cố định.

Một ưu điểm khác, theo ông Akira, Việt Nam có thể tận dụng chuyển giao công nghệ nước ngoài trong các dự án vốn vay ODA phát triển cơ sở hạ tầng. Lý do, trong suốt thời gian triển khai dự án luôn có sự tham gia của các công ty Việt Nam nên Việt Nam có thể học hỏi không chỉ công nghệ mà còn kinh nghiệm trong xây dựng hay quản lý bảo trì.

Cũng theo ông Akira, việc các dự án bị đội chi phí có nhiều nguyên nhân, trong đó có việc Chính phủ Việt Nam chậm trễ trong việc phê duyệt các thủ tục.

"Việc giải ngân vốn vay được tiến hành dựa theo đề nghị của phía Việt Nam theo từng lần và phụ thuộc vào thủ tục phía Việt Nam. JICA rất mong được hợp tác với các cơ quan hữu quan Việt Nam để giải quyết việc chậm trễ trong giải ngân do sự khác biệt về thủ tục giữa hai nước", đại diện JICA trả lời.

Định Trần

Bình Luận

Tin khác

Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp tục đà tăng trưởng

Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp tục đà tăng trưởng

(CLO) 4 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tỉnh Nam Định tăng 13,27% so với cùng kỳ năm trước - mức tăng cao nhất từ 2019 đến nay; trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 13,57%.

Kinh tế vĩ mô
Vì sao càng chỉ đạo, Ngân hàng Nhà nước càng quản giá vàng lại càng tăng?

Vì sao càng chỉ đạo, Ngân hàng Nhà nước càng quản giá vàng lại càng tăng?

(CLO) GS.TS Hoàng Văn Cường - Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách Quốc hội đặt câu hỏi: Phải chăng là đấu thầu lại đang là nhân tố để làm cho giá vàng trên thị trường tăng lên. Xóa bỏ độc quyền vàng miếng, trả vàng trang sức về cho thị trường.

Kinh tế vĩ mô
Ninh Bình xúc tiến đầu tư, thương mại tại Vương quốc Bỉ

Ninh Bình xúc tiến đầu tư, thương mại tại Vương quốc Bỉ

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại một số quốc gia ở châu Âu, Đoàn công tác của HĐND tỉnh Ninh Bình do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Mai Văn Tuất làm Trưởng đoàn đã có các buổi làm việc với các tổ chức tại Vương quốc Bỉ.

Kinh tế vĩ mô
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: 'Chính phủ đang rất quyết liệt thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công'

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: "Chính phủ đang rất quyết liệt thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công"

(CLO) Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương vừa có một số chia sẻ về tình hình giải ngân vốn đầu tư công những tháng đầu năm 2024.

Kinh tế vĩ mô
Kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình có nhiều khởi sắc

Kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình có nhiều khởi sắc

(CLO) Nhờ triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ, thúc đẩy đầu tư, sản xuất, nên nhìn chung tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2024 tỉnh Thái Bình có nhiều chuyển biến tích cực.

Kinh tế vĩ mô