Việt Nam sẽ xuất khẩu thạch đen sang Trung Quốc

Thứ tư, 09/12/2020 06:55 AM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 8/12, tại buổi tọa đàm về tăng cường thương mại nông sản Việt Nam - Trung Quốc, ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Việt Nam và ông Nghê Nhạc Phong, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Trung Quốc ký kết Nghị định thư xuất khẩu thạch đen Việt Nam sang Trung Quốc.

Theo thống kê, Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn thứ 7 của Trung Quốc trên toàn cầu, đứng đầu trong khối các nước ASEAN. Trong lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam - Trung Quốc đã ký 13 văn kiện nhằm thúc đẩy thương mại nông sản hai nước. Hai bên cũng đã có sự bổ trợ chặt chẽ cho nhau để Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc các sản phẩm như: thực phẩm, cây công nghiệp, rau quả nhiệt đới, thủy sản... Ngược lại, Trung Quốc xuất khẩu sang Việt Nam các mặt hàng là vật tư và thiết bị nông nghiệp, các sản phẩm ôn đới, hàng nông sản chế biến...

Toàn cảnh lễ ký kết Nghị định thư xuất khẩu thạch đen Việt Nam sang Trung Quốc. Ảnh: T.Đ

Toàn cảnh lễ ký kết Nghị định thư xuất khẩu thạch đen Việt Nam sang Trung Quốc. Ảnh: T.Đ

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, trước hết phải khẳng định Trung Quốc là một thị trường nhập khẩu nông sản rất lớn của thế giới và là thị trường lớn nhất của Việt Nam về xuất khẩu nông sản. Năm 2019 Việt Nam đã xuất khẩu sang Trung Quốc 11 tỷ USD, chiếm tỷ lệ 24% trong tổng số trên 40 tỷ USD nông sản xuất khẩu. Năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 nên trong từng thời điểm bị gián đoạn thương mại xuất khẩu nông sản, tuy nhiên với cố gắng, quyết tâm của hai bên đã có những lựa chọn các hình thức gián tiếp thông qua họp trực tuyến để tháo gỡ các vấn đề.

Cây thạch đen có nhiều công dụng cho sức khoẻ. Ảnh TL

Cây thạch đen có nhiều công dụng cho sức khoẻ. Ảnh TL

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, thạch đen là loại cây có tiềm năng phát triển rất tốt ở miền núi phía Bắc, nếu xuất khẩu được sẽ thu ngoại tệ rất tốt đồng thời tạo được sinh kế cho người dân và khai thác tiềm năng lợi thế đất đai thổ nhưỡng, khí hậu của vùng miền núi phía Bắc.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường chia sẻ nhiều ý kiến tại buổi toạ đàm. Ảnh: Đ.T

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường chia sẻ nhiều ý kiến tại buổi toạ đàm. Ảnh: Đ.T

Không chỉ đối với thạch đen mà hàng loạt sản phẩm từ trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản… những bộ hồ sơ Việt Nam đã gửi sang phía Trung Quốc cam kết sẽ tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chuyên môn có hình thức phù hợp nhất trong hoàn cảnh đại dịch Covid để ưu tiên lựa chọn các sản phẩm mà hai bên đang rất cần trao đổi.

Hai bên cũng đã thống nhất trong thời gian tới sẽ tiếp tục đẩy nhanh hơn nữa không chỉ thương mại nông sản mà còn hợp tác phát triển. Ví dụ cơ cấu giống lúa lai, một số tiến bộ khoa học kỹ thuật khác trong lĩnh vực nông nghiệp để thúc đẩy sự phát triển hai bên đồng thời tăng cường công tác kiểm soát thương mại biên giới cả về kỹ thuật thương mại, kiểm dịch động thực vật và an toàn hàng hóa để khi luân chuyển không có những nguy cơ xẩy ra rủi ro bệnh tật đối với con người.

Tại buổi toạ đàm, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh: “Chúng ta muốn phát triển bền vững, muốn đẩy nhanh xuất khẩu thì phải sản xuất theo chuỗi có kiểm soát căn cơ. Tự chúng ta phải đặt ra để tạo ra sản phẩm nông sản trước hết là phục vụ 100 triệu dân trong nước chứ không riêng gì xuất khẩu mới làm sạch cả. Tôi cho rằng đây là điểm tất yếu mà chúng ta phải tập trung bằng cách đẩy nhanh hơn tái cơ cấu theo hướng sản xuất chuỗi, giám sát từ khâu đầu vào, khâu sản xuất, khâu chế biến, khâu tổ chức thương mại… Áp dụng khoa học kỹ thuật ở tất cả các khâu và hình thành sự liên kết trên cơ sở hộ, hợp tác xã, doanh nghiệp để hộ thì nhỏ nhưng hình thành vùng liên kết lớn, vùng sản xuất tập trung có kiểm soát, có truy xuất, có tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế. Có như thế chúng ta mới đảm bảo được mục tiêu sản xuất bền vững đúng như mong muốn, vừa phát triển vừa đảm bảo trụ cột về môi trường trụ cột về an sinh”. 

Được biết, trong phương thức chỉ đạo hai bên cũng đã thống nhất thành lập đường dây nóng để nếu phát sinh bất kỳ những vấn đề gì có thể chủ động nắm bắt tình hình một cách kịp thời để cùng nhau đưa ra giải pháp xử lý một cách triệt để và nhanh nhất. Thường niên sẽ có một chương trình trực tiếp hoặc gián tiếp trực tuyến để Bộ NN-PTNT Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc có những chương trình nhằm điểm lại những điều đã cam kết với nhau, chủ động tháo gỡ những khó khăn, phối hợp với các bên liên quan để cùng tập trung làm sao các thương mại về nông sản sẽ được thúc đẩy một cách nhanh nhất, đáp ứng nhanh nhất nhu cầu phát triển của khu vực nông nghiệp hai bên. 

Dương Lâm

Tin khác

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

(CLO) Tại Singapore, tốc độ tăng trưởng của các văn phòng gia đình Trung Quốc đang chậm lại do hậu quả từ vụ bê bối rửa tiền trị giá hàng tỷ USD năm ngoái và việc kiểm tra chặt chẽ hơn đối với những cá nhân nộp đơn mới.

Thị trường - Doanh nghiệp
Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

(CLO) Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (mã CK: BSR - UPCoM) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 30.696 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 1.195 tỷ đồng và nộp NSNN đạt 3.355 tỷ đồng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

(NB&CL) Nền kinh tế Việt Nam trong quý I/2024 tiếp tục phục hồi, đạt nhiều kết quả quan trọng, đáng khích lệ, khá toàn diện trên các lĩnh vực, đời sống người dân tiếp tục được cải thiện, tạo nền tảng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP 6 - 6,5% trong năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

(CLO) Dù đợt nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới diễn ra 1 ngày, song mức tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục.

Thị trường - Doanh nghiệp
Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

(CLO) Reuters đưa tin, dẫn lời các nhà tư vấn thương mại và chủ ngân hàng, cũng như các nhà nhập khẩu và xuất khẩu, có tới một nửa số giao dịch thương mại giữa Nga và Trung Quốc được thực hiện thông qua các bên trung gian.

Thị trường - Doanh nghiệp