Việt Nam-Thụy Điển chia sẻ kinh nghiệm về báo chí, truyền thông hiện đại

Thứ hai, 05/12/2016 21:38 PM - 0 Trả lời

Trong 2 ngày 5-6/12 tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông, Đại sứ quán Thụy Điển và Đại học Lund phối hợp tổ chức hội thảo “Kỹ năng báo chí truyền thông hiện đại trong thế kỷ 21 - Chia sẻ kinh nghiệm giữa Thụy Điển và Việt Nam”.

(CLO) Trên cơ sở kết quả dự án hỗ trợ đào tạo báo chí cho Việt Nam, trong 2 ngày 5-6/12 tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông, Đại sứ quán Thụy Điển và Đại học Lund phối hợp tổ chức hội thảo “Kỹ năng báo chí truyền thông hiện đại trong thế kỷ 21 - Chia sẻ kinh nghiệm giữa Thụy Điển và Việt Nam”.

[caption id="attachment_136705" align="aligncenter" width="620"]Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo phát biểu tại hội thảo Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo phát biểu tại hội thảo[/caption]

Hội thảo được tổ chức nhân dịp Thụy Điển kỉ niệm 250 năm ngày ra đời của Luật Báo chí Thuỵ Điển - luật báo chí đầu tiên trên thế giới.

Hội thảo nhằm chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn của báo chí Thụy Điển trong 250 năm qua với các nhà báo Việt Nam; thảo luận về cách thức các cơ quan báo chí truyền thông có thể đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Hội thảo cũng nhằm mục đích cung cấp các kỹ năng báo chí quan trọng, cần thiết trong thời đại công nghệ số cho các PV, BTV làm việc tại các cơ quan báo chí của Việt Nam.

Phát biểu khai mạc, Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam Pereric Hogberg cho biết, Luật báo chí Thụy Điển đã đóng vai trò là một công cụ mạnh góp phần vào sự phát triển của nhà nước phúc lợi và hiện đại của Thụy Điển, đảm bảo công chúng có thể tiếp cận với các văn bản pháp luật, trừ những bí mật quốc gia, và tham gia vào các cuộc tranh luận công khai.

Đại sứ Pereric Hogberg khẳng định, thế kỷ 21 đã mở ra một thời đại mới cho khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin. Với sự phát triển của công nghệ, con người có thể dễ dàng, nhanh chóng thu thập và chia sẻ mọi thông tin. Việt Nam là một quốc gia đi đầu ở Đông Nam Á về kết nối internet, băng thông rộng… Do vậy, Thụy Điển mong muốn hai bên cùng chia sẻ kinh nghiệm, thảo luận cơ hội và thách thức của báo chí trong thời đại kỹ thuật số.

Theo Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo, chúng ta đang ở trong thời đại toàn cầu hóa thông tin, mọi tin tức trên khắp các châu lục được truyền tải liên tục, nhiều chiều và dễ dàng được công chúng tiếp nhận. Tuy nhiên, quá trình toàn cầu hóa cũng tạo nên những thách thức đối với báo chí-truyền thông, đó là việc cạnh tranh thông tin, giành giật thị trường từ chính những cơ quan báo chí, truyền thông; áp lực về tốc độ truyền tải thông tin giữa các loại hình báo chí; cạnh tranh về chất lượng thông tin và thách thức trong việc cung cấp thông tin đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công chúng. Việc cạnh tranh thông tin giữa các báo điện tử, mạng xã hội cũng dễ kéo theo tình trạng nhiễu loạn thông tin, có thể gây ra những tác động tiêu cực trong đời sống xã hội. Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động phức tạp, việc quản trị thông tin đặt ra yêu cầu phải có được đội ngũ nhà báo có đạo đức, có bản lĩnh nghề nghiệp.

[caption id="attachment_136708" align="aligncenter" width="780"]Các diễn giả trao đổi về những thách thức về mặt kỹ thuật số đối với báo chí Các diễn giả trao đổi về những thách thức về mặt kỹ thuật số đối với báo chí. Ảnh: Thế Vũ[/caption]

Trong hai ngày diễn ra hội thảo, các nội dung về đạo đức báo chí - truyền thông, những thách thức về mặt kỹ thuật số đối với báo chí, đào tạo báo chí - truyền thông tại Thụy Điển, chiến lược truyền thông trong thời đại kỹ thuật số… sẽ được các diễn giả trình bày, thảo luận.

Thụy Điển là một trong những đối tác ủng hộ tích cực nhất trong lĩnh vực đào tạo báo chí cho Việt Nam. Trong những năm qua, Thụy Điển đã giúp đào tạo hàng nghìn nhà báo Việt Nam thông qua các khóa học ở cả Thụy Điển và Việt Nam.

T.Toàn

Tin khác

Nhớ về quá khứ để trân quý hơn giá trị của hoà bình!

Nhớ về quá khứ để trân quý hơn giá trị của hoà bình!

(CLO) Hôm nay, vùng đất Điện Biên, Tây Bắc chiến trường năm xưa, rực rỡ cờ hoa, hân hoan trong không khí tưng bừng của đại lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Trước đó, trên khắp dải đất hình chữ S, tinh thần Điện Biên Phủ đã thấm đẫm, lan toả trong mỗi người dân Việt. Nhắc nhớ lại bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ, là để mỗi người trong chúng ta, thêm trân quý hơn giá trị vô giá của hoà bình.

Góc nhìn
Hình mẫu của sự vận dụng tài tình chiến tranh Nhân dân

Hình mẫu của sự vận dụng tài tình chiến tranh Nhân dân

(CLO) Lịch sử dân tộc đã chứng minh: Muốn chống lại một đội quân xâm lược lớn mạnh hơn về lực lượng và phương tiện chiến tranh thì không thể chỉ trông cậy vào đội quân thường trực mà phải huy động toàn dân đánh giặc. Và chiến dịch Điện Biên Phủ chính là biểu hiện sinh động cho sự vận dụng tài tình đường lối chiến tranh Nhân dân của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Góc nhìn
Kỳ cuối: Quyết định lịch sử của Đại tướng Tổng tư lệnh và chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”

Kỳ cuối: Quyết định lịch sử của Đại tướng Tổng tư lệnh và chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”

(NB&CL) Trong rất nhiều những nhân tố mang tính quyết định làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ 70 năm về trước, không thể không kể đến vai trò của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tài năng quân sự kiệt xuất, đặc biệt là bản lĩnh hiếm có của vị Tổng Tư lệnh Chiến dịch đã góp phần quan trọng làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ, “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Góc nhìn
Tài thao lược kiệt xuất của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tài thao lược kiệt xuất của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh

(NB&CL) 70 năm qua, nhiều nhà khoa học quân sự thế giới đã và vẫn dày công tìm hiểu, nghiên cứu phân tích, lý giải: Tại sao “Việt Minh” đánh thắng! Tại sao đội quân viễn chinh nhà nghề của thực dân Pháp có số quân đông là lực lượng mạnh nhất lúc bấy giờ, với đầy đủ trang bị kỹ thuật hiện đại, với mọi thủ đoạn nham hiểm xảo quyệt lại chịu thất bại thảm hại tại Điện Biên Phủ? Trong rất nhiều nhân tố mang lại chiến thắng lịch sử, tài thao lược kiệt xuất, sự lãnh đạo, chỉ đạo tài tình, sáng tạo của Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, là yếu tố hàng đầu.

Góc nhìn
Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

(NB&CL) Khi Điện Biên Phủ, vùng rừng núi hiểm trở cách xa hậu phương 600 đến 700 km, trở thành nơi quyết chiến chiến lược của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954), Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận định: “Trên mặt trận Điện Biên Phủ, vấn đề bảo đảm cung cấp lương thực, đạn dược là nhân tố vô cùng quan trọng, quan trọng không kém các vấn đề chiến thuật, khó khăn về cung cấp lương thực không kém khó khăn về tác chiến”.

Góc nhìn