Việt Nam tích cực tham gia giảm phát thải khí nhà kính

Thứ ba, 30/01/2024 16:22 PM - 0 Trả lời

(CLO) Việt Nam thiệt thòi vì phát triển sau, các quốc gia trước đó đã xả thải ra rất nhiều và nhờ các năng lượng hóa thạch.

Việt Nam thiệt thòi vì phát triển sau

Trước những thách thức của biến đổi khí hậu tác động đến mọi mặt của nền kinh tế, xã hội, Việt Nam đã chủ động, tích cực tham gia vào mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050. 

Chính phủ Việt Nam đã đưa ra cam kết cùng cộng đồng quốc tế thực hiện mục tiêu này tại Hội nghị COP 26. Đây là một mục tiêu đầy tham vọng và để đạt được cần rất nhiều nguồn lực trong nước và quốc tế, cần sự chung tay cùng thực hiện của cả nền kinh tế.

viet nam tich cuc tham gia giam phat thai khi nha kinh hinh 1

TS Nguyễn Tú Anh, Giám đốc Trung tâm Thông tin, Phân tích và Dự báo kinh tế, Ban Kinh tế Trung ương. (Ảnh: XD)

Tại Hội thảo Chuyển đổi xanh ngành công nghiệp “ứng dụng nhiên liệu LNG nền tảng cho lộ trình giảm phát thải khí nhà kính” diễn ra vào chiều 30/1, TS Nguyễn Tú Anh, Giám đốc Trung tâm Thông tin, Phân tích và Dự báo kinh tế, Ban Kinh tế Trung ương cho rằng, Việt Nam thiệt thòi vì phát triển sau, các quốc gia trước đó đã xả thải ra rất nhiều và nhờ các năng lượng hóa thạch.

Trong đó, một số quốc gia tại châu Á đã tăng trưởng kinh tế thần tốc, điều này cũng kéo theo hệ lụy là phát thải của các quốc gia này tăng vọt.

TS Nguyễn Tú Anh cho rằng, hậu quả gia tăng phát thải khí nhà kính đó là tăng nhiệt độ trái đất. Từ 2013 đến 2021 tăng 0,20 độ. Sa mạc mở rộng, đất đai xói mòn, nước biển dâng 0,2-0,4m do băng tan. Mực nước biển tăng, ví dụ như biển Đông trong giai đoạn 1993 - 2010 đã tăng 4,5mm/năm. Dự kiến, năm 2050 dâng thêm 30cm. 

“Nếu nước biển dâng 1 mét, 4,4% lãnh thổ Việt Nam ảnh hưởng và 10% dân số ảnh hưởng trực tiếp”, ông Tú Anh nói.

Tỷ trọng phát thải khí nhà kính của Việt Nam năm 2021 lên mức 1%, rõ ràng trong hơn 30 năm tỷ trọng tăng lên 3 lần, tăng hơn tốc độ trung bình của thế giới. Quy mô GDP của Trung Quốc hơn Việt Nam 48 lần nhưng quy mô phát thải chỉ hơn Việt Nam 25 lần. 

Theo thống kê 65% từ năng lượng, ngoài ra các ngành công nghiệp, nông nghiệp ví dụ như nuôi bò, trồng lúa gây phát thải khí nhà kính. Đến 2030 dự báo sẽ tăng nhanh, đạt khoảng 927 triệu tấn C02.

Do đó, ông Tú Anh cho rằng, việc giảm phát thải phải bắt nguồn từ bản thân mỗi người. Trong đó có môi trường sinh thái. Giảm phát thải khí nhà kính cũng là một khía cạnh của phát triển. 

“Việt Nam là 1 trong 5 nước dễ bị tổn thương nhất do biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Ô nhiễm không khí xếp hạng 36/177 quốc gia vùng lãnh thổ. Nếu không thay đổi, tới năm 2050 GDP sẽ giảm 10-15%”, ông Tú Anh nói.

TS Nguyễn Tú Anh cho rằng, việc Việt Nam chuyển đổi mô hình kinh tế truyền thống sang mô hình kinh tế xanh, công nghiệp xanh hay năng lượng xanh là xu thế tất yếu.

Tuy nhiên, thách thức không phải là nhỏ, nhất là quá trình chuyển đổi năng lượng xanh. Bởi lẽ, để chuyển đổi được cần một nguồn lực khổng lồ, ước tính mỗi năm Việt Nam cần từ 25 tỷ USD - 30 tỷ USD để chuyển đổi năng lượng than sang năng lượng tái tạo.

Bên cạnh đó, năng lượng tái tạo phụ thuộc hoàn toàn vào công nghệ nước ngoài. Vì vậy, khả năng tự chủ cho an ninh năng lượng thấp. Đồng thời, chi phí năng lượng tái tạo vẫn cao, tạo gánh nặng lên cho nền kinh tế, giảm khả năng tiếp cận năng lượng đối với người nghèo. 

Nhiều ngành Công nghiệp đang chuyển sang sử dụng LNG

TS Nguyễn Hữu Lương, chuyên gia cao cấp, Viện Dầu khí Việt Nam tiết lộ, một trong những giải pháp chuyển đổi năng lượng xanh tiết kiệm, hiệu quả hiện nay, đó là sử dụng khí LNG.

Ông Lương giải thích, LNG là khí thiên nhiên hóa lỏng được chuyển từ dạng khí sang dạng lỏng để thuận tiện cho quá trình vận chuyển. Hiện tại, khí LNG được ứng dụng bởi 5 ngành chính, đó là dân dụng và thương mại như làm nhiên liệu để nấu ăn, sưởi ấm hộ gia đình và tòa nhà.

viet nam tich cuc tham gia giam phat thai khi nha kinh hinh 2

Toàn cảnh Hội thảo. (Ảnh: DMP)

 Trong giao thông vận tải sẽ làm nhiên liệu để thay thế cho DO và FO. Trong Công nghiệp làm nhiên liệu để cung cấp năng lượng cho sản xuất thép, xi măng, gốm... Điện khí/LNG sạch hơn 1/2 phát thải so với điện than truyền thống, là bước chuyển tiếp từ than sang năng lượng tái tạo. Trong hóa chất/hóa dầu: sản xuất phân bón, các loại nhựa, xơ, sợi…

Trong công nghiệp, LNG là một loại nguyên liệu đốt sạch, sản sinh lượng khí thải CO2 ít hơn đáng kể so với các loại nhiên liệu hóa thạch truyền thống. LNG cũng hiệu quả hơn các dạng khí tự nhiên khác vì nó tiêu tốn ít năng lượng hơn để làm lỏng và vận chuyển trên khoảng cách dài. 

“Với nhu cầu ngày càng tăng về năng lượng bền vững, nhiều ngành Công nghiệp đang chuyển sang sử dụng LNG như một cách để giảm lượng khí thải carbon và tuân thủ các quy định”, ông Lương nói.

Trong xây dựng, LNG là một nguồn nhiên liệu sạch hơn nhiều so với dầu Diesel truyền thống, có nghĩa là ít khí thải độc hại hơn tại các công trường xây dựng. 

Thiết bị xây dựng chạy bằng LNG có thể mang lại tiết kiệm chi phí đáng kể do chi phí nhiên liệu thấp hơn và tuổi thọ động cơ lâu hơn. LNG cũng có thể sử dụng tại các công trường xây dựng ở vùng sâu vùng xa nơi các nguồn nhiên liệu khác có thể không dễ dàng tiếp cận.

Trong logistics vận tải, LNG là một nguồn nhiên liệu sạch hơn cho tàu vận tải, sản xuất ra lượng lưu huỳnh và chất thải rắn đáng kể ít hơn so với dầu DO truyền thống. Các tàu chạy bằng LNG cũng có thể yên tĩnh và tiết kiệm nhiên liệu hơn so với các tàu truyền thống. 

Với sự thúc đẩy toàn cầu về vận tải bền vững, nhiều công ty đang chuyển sang sử dụng LNG như một cách để tuân thủ các quy định và giảm thiểu tác động môi trường của họ.

Về nhu cầu thị trường khí Việt Nam, bao gồm khí tự nhiên nội địa và khí LNG nhập khẩu giai đoạn 2030 – 2050, cơ cấu nguồn cung khí tại Việt Nam từ nguồn mỏ trong nước sẽ chiếm từ 40% – 45%, nhu cầu khí nhập khẩu LNG ở Việt Nam sẽ giao động từ 55% - 60%. Nhu cầu sử dụng LNG sẽ tập trung tại 4 lĩnh vực: Sản xuất điện; Công nghiệp; Sản xuất phân bón và hóa dầu.

Định Trần

Bình Luận

Tin khác

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư lý giải đường Vành đai 3 TP.HCM chậm tiến độ

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư lý giải đường Vành đai 3 TP.HCM chậm tiến độ

(CLO) Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dự án đường Vành đai 3 TP.HCM đoạn qua thành phố có khó khăn về thiếu nguồn cát san lấp nên phần đường đang chậm tiến độ.

Kinh tế vĩ mô
Bắc Ninh: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 tăng 6,25%

Bắc Ninh: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 tăng 6,25%

(CLO) Mặc dù chưa thể hồi phục về quy mô bình thường nhưng chỉ số sản xuất công nghiệp của Bắc Ninh trong tháng 4/2024 đã tăng 6,25% so với cùng kỳ.

Kinh tế vĩ mô
Mục tiêu tới năm 2030, thu nhập bình quân của người dân Đông Nam Bộ đạt 16.000 USD/năm

Mục tiêu tới năm 2030, thu nhập bình quân của người dân Đông Nam Bộ đạt 16.000 USD/năm

(CLO) Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 370/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Kinh tế vĩ mô
Bắc Ninh “hút” được 997,1 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài trong 4 tháng đầu năm 2024

Bắc Ninh “hút” được 997,1 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài trong 4 tháng đầu năm 2024

(CLO) 4 tháng đầu năm 2024, các nhà đầu tư nước ngoài (FDI) tiếp tục rót vốn vào tỉnh Bắc Ninh hơn 100 dự án, đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 998,3 triệu USD, chiếm gần 10,8% tổng vốn đầu tư cả nước.

Kinh tế vĩ mô
Châu Á đang đối mặt với tình trạng dân số già hóa “không lành mạnh”, 65 tuổi vẫn phải đi làm

Châu Á đang đối mặt với tình trạng dân số già hóa “không lành mạnh”, 65 tuổi vẫn phải đi làm

(CLO) Theo ADB, dân số châu Á đang già đi nhanh chóng. Vì vậy, các quốc gia châu Á cần chuẩn bị từ bây giờ nếu muốn giúp hàng trăm triệu người dân già đi một cách lành mạnh.

Kinh tế vĩ mô