Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: Làm nhiều, hưởng ít

Thứ năm, 15/04/2021 08:18 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo TS Đỗ Thiên Anh Tuấn, chuyên gia kinh tế Chương trình giảng dạy Fullbright tại Việt Nam, tỷ lệ ngân sách được giữ lại của các tỉnh Đông Nam Bộ thấp hơn nhiều so với các địa phương miền Bắc có cùng quy mô kinh tế.

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: Làm nhiều, hưởng ít

Hiện nay, Việt Nam đang tồn tại 4 vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ), bao gồm vùng KTTĐ Bắc bộ, KTTĐ Trung bộ, KTTĐ Nam bộ và vùng KTTĐ Đồng bằng sông Cửu Long.

Trong những năm qua, các vùng KTTĐ đã thể hiện vai trò đầu tàu, dẫn dắt kinh tế cả nước tăng trưởng. Đơn cử, như trong giai đoạn 2011 - 2019, 4 vùng kinh tế đã đóng góp 72,95% vào tốc độ tăng bình quân GDP của toàn bộ nền kinh tế.

Tỷ lệ giữ ngân sách của TP.HCM đang thấp.

Tỷ lệ giữ ngân sách của TP.HCM đang thấp.

TS Đỗ Thiên Anh Tuấn, giảng viên Đại học Fulbright cho rằng: Trong 4 vùng KTTĐ, vùng kinh tế phía Nam với 9 tỉnh trực thuộc, có vị thế quan trọng với nền kinh tế cả nước. 

Toàn vùng chiếm 20% dân số, đóng góp tới 45% GDP cả nước, thu ngân sách tới 40%. Tuy nhiên, mức chi ngân sách chỉ chiếm 20%.

Riêng tại TP.HCM, có thể ví như “trụ cột phát triển” của cả vùng, chiếm 42% tổng dân số, 56% vốn đầu tư và đóng góp 51% vào GDP của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Tuy nhiên, vùng KTTĐ phía Nam đang phải chịu nhiều thiệt thòi. Cụ thể, tỷ lệ ngân sách được giữ lại của các tỉnh Đông Nam Bộ thấp hơn nhiều so với các địa phương miền Bắc có cùng quy mô kinh tế. 

Ví dụ, các tỉnh công nghiệp xung quanh TP. HCM như Bình Dương, Đồng Nai chỉ được giữ lại 36% và 47%, trong khi các tỉnh công nghiệp xung quanh Hà Nội như Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương có tỷ lệ giữ lại ngân sách lần lượt là 53%, 83%, và 98%. 

Riêng về TP.HCM, tuy có tỷ lệ đóng góp ngân sách cao nhưng tỷ lệ giữ lại ngân sách của thành phố đang thấp nhất nước, chỉ là 18%.

TS Anh Tuấn cho rằng, hệ quả của tỷ lệ chi ngân sách quá thấp dẫn đến việc TP.HCM và vùng Đông Nam Bộ thiếu hụt nguồn lực để đầu tư và tái đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông nội đô và giao thông liên kết.

“Biểu hiện rõ nét là các tuyến đường cửa ngõ nối liền TP. HCM với các khu vực lân cận ở Đông và Tây Nam Bộ luôn trong tình trạng “kẹt cứng”, vì ách tắc giao thông. Điều này làm chi phí sản xuất, dịch vụ và xuất khẩu bị đội lên quá cao, dẫn tới sức cạnh tranh và sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư bị giảm sút”, ông Tuấn cho biết.

TP.HCM “đuối sức”

Cũng theo TS Đỗ Thiên Anh Tuấn, quan sát tình hình thu hút FDI của TP.HCM trong những năm gần đây, có thể thấy một bức tranh kinh tế toàn cảnh có nhiều yếu tố bất cập.

Tuy được mệnh danh là “thỏi nam châm thu hút vốn đầu tư” của các tỉnh phía Nam, nhưng quy mô các dự án đầu tư FDI trên địa bàn TP.HCM ngày càng thu nhỏ so với con số trung bình toàn quốc.

Kinh tế TP.HCM đang

Kinh tế TP.HCM đang "đuối sức".

Theo đó, quy mô bình quân một dự án FDI ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chỉ đạt 10 triệu USD, thấp hơn bình quân cả nước là 12,42 triệu USD. Quy mô bình quân một dự án ở TP. HCM thậm chí còn thấp hơn, chỉ 5,56 triệu USD.

Thiếu các dự án đầu tư lớn cũng có nghĩa là TP.HCM không thể thu hút các tập đoàn quy mô lớn, với tri thức quản lý hiện đại để dẫn dắt sự phát triển.

Một nút thắt về tăng trưởng khác, theo các chuyên gia Fulbright và Viện nghiên cứu Quản lý Trung ương (CIEM), TP.HCM và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chưa tạo được liên kết với các vệ tinh tăng trưởng xung quanh và chưa tận dụng được mối liên hệ này làm bệ phóng cho sự phát triển của riêng mình và cho toàn khu vực.

Gần kề với hai trung tâm công nghiệp chế biến chế tạo lớn ở phía Nam là Bình Dương và Đồng Nai, nhưng TP.HCM lại rất yếu kém các dịch vụ phục vụ cho ngành chế tạo sản xuất. Ngành dịch vụ hàng đầu của thành phố là buôn bán bất động sản trong khi dịch vụ logistics (phục vụ chế tạo sản xuất) chỉ xếp thứ 5.

Những thách thức phát triển mà khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ phải đối diện đòi hỏi biện pháp ứng phó có tính đa ngành và đa địa phương. Ở Đông Nam Bộ, đó là bài toán phát triển kinh tế một cách bền vững, phát triển đi đôi với bảo tồn môi trường sống xanh và sạch.

TS Đỗ Thiên Anh Tuấn khuyến nghị, các địa phương trong vùng KTTĐ phía Nam nên có một quy hoạch vùng giữ vai trò như một bản đồ gốc, là cơ sở tham chiếu cho quy hoạch ở từng địa phương. 

Song song với đó là khuyến khích các lãnh đạo địa phương có góc nhìn phát triển trên quy mô vùng để tạo ra những mô hình hợp tác hiệu quả hơn và xây dựng được những hệ thống giao thông, cảng biển, cơ sở dữ liệu thông tin phục vụ cho cả khu vực rộng lớn thay vì ở từng địa phương nhỏ lẻ.

Việt Vũ

Tin khác

Kinh tế Mỹ đối mặt với nguy cơ lạm phát đình trệ

Kinh tế Mỹ đối mặt với nguy cơ lạm phát đình trệ

(CLO) Dữ liệu kinh tế vĩ mô mới nhất do Bộ Thương mại Mỹ công bố chỉ ra rằng nền kinh tế nước này có thể đang tiến tới tình trạng lạm phát đình trệ, Business Insider đưa tin. Tờ báo cho biết thêm, những dấu hiệu ảm đạm cho thấy những thách thức khó khăn phía trước.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hà Nội: Siêu thị, trung tâm thương mại “chạy đua” khuyến mãi dịp lễ 30/4-1/5

Hà Nội: Siêu thị, trung tâm thương mại “chạy đua” khuyến mãi dịp lễ 30/4-1/5

(CLO) Kéo dài tới 5 ngày nên kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay được đánh giá là thời cơ vàng để kích cầu mua sắm. Để thu hút khách, nhiều nhà bán lẻ rầm rộ đưa ra các chương trình khuyến mãi, tri ân người tiêu dùng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

(CLO) Bloomberg đưa tin, dẫn lời một cựu quan chức của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), việc "vũ khí hóa" đồng đô la Mỹ thông qua việc tịch thu các tài sản bị đóng băng của Nga có thể thúc đẩy toàn cầu xa lánh đồng bạc xanh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

(CLO) Một con tàu do hãng vận tải khổng lồ Sovcomflot (SCF) của Nga bị Mỹ trừng phạt đã xả dầu nhiên liệu tại một cảng phía tây Ấn Độ vào thứ Sáu (26/4), Reuters đưa tin.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

(CLO) Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2024 tăng gấp 6 lần so với thực hiện năm 2023. Đưa bảo hiểm AAA lên UPCoM.

Tài chính - Bảo hiểm