Xác định rõ cơ chế phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan trong thi hành pháp luật

Thứ sáu, 22/10/2021 19:15 PM - 0 Trả lời

(CLO) Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục rà soát pháp luật về tổ chức và theo dõi thi hành pháp luật; nghiên cứu, đề xuất các giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác này; xác định rõ cơ chế phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan trong thi hành pháp luật.

Tại Thông báo 273/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị của Chính phủ về công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế; Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương nghiêm túc thực hiện đồng bộ một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm. Cụ thể là quán triệt chủ trương của Đảng về hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển là đột phá đầu tiên trong ba đột phá chiến lược. Trong đó, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xác định đầu tư cho xây dựng thể chế là đầu tư cho phát triển.

Thực hiện những giải pháp đổi mới mạnh mẽ, toàn diện hơn nữa, cụ thể, đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng và thi hành pháp luật theo hướng thực chất hơn, bám sát và phù hợp với thực tiễn; tăng cường đội ngũ cán bộ có năng lực, trách nhiệm và đầu tư thỏa đáng cho công tác này; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với trách nhiệm cụ thể và việc kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực.

xac dinh ro co che phan cong phoi hop kiem soat giua cac co quan trong thi hanh phap luat hinh 1

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị của Chính phủ về công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế.

Thủ tướng yêu cầu đổi mới mạnh mẽ hơn nữa tư duy trong xây dựng thể chế, pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật, trong đó cần: Xác định rõ trách nhiệm của các chủ thể trong quy trình xây dựng pháp luật; đánh giá toàn diện kết quả thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng; chú trọng lấy ý kiến của các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của pháp luật; đối với các vấn đề lớn, phức tạp cần kịp thời xin ý kiến chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền; tăng cường kiểm tra, giám sát, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm trong xây dựng thể chế. Tiếp tục nghiên cứu, hiện đại hóa kỹ thuật lập pháp, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin đối với công tác này.

Các bộ, ngành, địa phương cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Đảng, Quốc hội trong việc hoạch định các chiến lược trong các lĩnh vực pháp luật, tư pháp; xây dựng Đề án “Định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV”, theo đó cần tập trung vào các dự án luật: phục vụ yêu cầu hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững, nhất là trong các lĩnh vực đất đai, đầu tư, tài chính, hợp tác công - tư; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với cơ chế kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực bằng hệ thống pháp luật; nghiên cứu, hoàn thiện khung thể chế thử nghiệm có kiểm soát đối với các công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới.  

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục rà soát pháp luật về tổ chức và theo dõi thi hành pháp luật; nghiên cứu, đề xuất các giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác này; xác định rõ cơ chế phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan trong thi hành pháp luật; xác lập quy trình tiếp nhận, xử lý kiến nghị, phản ánh của tổ chức, cá nhân về tình hình thi hành pháp luật; công tác thẩm định, thẩm tra, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật phải gắn kết chặt chẽ với công tác theo dõi, tổ chức thi hành pháp luật.

Bên cạnh đó, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cần tiếp tục đổi mới, đặt trọng tâm vào các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản quy phạm pháp luật và các điều ước quốc tế, bảo đảm pháp luật thực sự đi vào cuộc sống, phục vụ nhân dân.

Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, người đứng đầu các cơ quan, tổ chức liên quan trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng, thi hành pháp luật; đầu tư hơn nữa nguồn lực cho công tác này; tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương, phân công rõ trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu.

Quốc Trần

Bình Luận

Tin khác

Hà Tĩnh điều động, luân chuyển, bổ nhiệm 24 vị trí cán bộ chủ chốt

Hà Tĩnh điều động, luân chuyển, bổ nhiệm 24 vị trí cán bộ chủ chốt

(CLO) Sáng ngày 4/5, Tỉnh ủy Hà Tĩnh tổ chức lễ công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc luân chuyển, điều động, bổ nhiệm cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đợt 1 năm 2024 gồm 24 ông, bà.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tăng cường kiểm tra, giám sát ngay từ lúc bắt đầu triển khai công việc

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tăng cường kiểm tra, giám sát ngay từ lúc bắt đầu triển khai công việc

(CLO) Chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính gợi mở một số bài học kinh nghiệm, trong đó, phải tăng cường kiểm tra, giám sát ngay từ lúc bắt đầu triển khai công việc, ngay từ sớm, từ xa, từ cơ sở, không để vi phạm nhỏ tích tụ lại thành sai phạm lớn.

Tin tức
Trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết bổ sung cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Nghệ An thông qua tại Kỳ họp thứ 7

Trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết bổ sung cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Nghệ An thông qua tại Kỳ họp thứ 7

(CLO) Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình của Chính phủ về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024).

Tin tức
Bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát giới hạn 4-4,5% trong mọi tình huống

Bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát giới hạn 4-4,5% trong mọi tình huống

(CLO) Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đề nghị các Bộ, ngành, địa phương có biện pháp, giải pháp, kịch bản ứng phó phù hợp, linh hoạt, kịp thời, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2024 trong giới hạn 4-4,5% theo đúng Nghị quyết của Quốc hội trong mọi tình huống.

Tin tức
Tập trung cứu chữa gần 500 bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm tại thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai

Tập trung cứu chữa gần 500 bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm tại thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai

(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai chỉ đạo các ngành chức năng trên địa bàn tập trung cứu chữa gần 500 bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm xảy ra tại thành phố Long Khánh, bảo đảm tốt nhất cho sức khỏe người dân.

Tin tức