Xây dựng, phát triển Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm du lịch, văn hóa đặc sắc của châu Á

Thứ sáu, 25/10/2019 18:13 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sáng ngày 25/10, tại TP Huế (Thừa Thiên Huế), Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế tổ chức Hội thảo “Xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn 2045” nhằm có thêm cơ sở hoàn thiện Đề án 10 năm thực hiện Kết luận số 48KL/TW của Bộ Chính trị khóa X.

Tham dự Hội thảo có đồng chí Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, chủ trì hội thảo. Ngoài ra, có Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế, các học giả, chuyên gia, nhà nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực.

Toàn cảnh Hội thảo.

Toàn cảnh Hội thảo.

Sau 10 năm thực hiện Kết luận số 48, Thừa Thiên Huế đã có nhiều có nỗ lực lớn trong thực hiện công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, phát triển kết cấu hạ tầng đô thị, ban hành các chương trình, đề án để xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2009-2018 là 7,16%/năm. Quy mô nền kinh tế tăng khá từ 17.500 tỷ đồng lên 32.749 tỷ đồng, tăng 1,86 lần. Thu nhập bình quân đầu người năm 2018 đạt 1.794 USD tăng 2,24 lần so với năm 2009, dự kiến năm 2020 là 2000 USD/người.

Thừa Thiên Huế từng bước khẳng định là trung tâm văn hóa, du lịch, y tế chuyên sâu, khoa học-công nghệ và giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao. Công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể được đẩy mạnh.

Hệ thống di tích lịch sử cách mạng, Quần thể di tích Cố đô Huế và các danh lam thắng cảnh... được giữ gìn, tôn tạo. Tỉnh Thiên Huế đã khẳng định được vị thế của một trung tâm du lịch lớn của quốc gia.

Tuy nhiên, trong 10 năm thực hiện Kết luận 48 của Bộ chính trị, tỉnh Thừa Thiên Huế trực thuộc Trung ương, Huế vẫn chưa đạt được. Tại Hội thảo các đại biểu cũng đã đóng góp ý kiến giúp Huế phát triển kinh tế, xã hội các đại biểu đều cho rằng, thời gian tới tỉnh

Thừa Thiên Huế nên xây dựng theo hướng thành phố di sản trực thuộc Trung ương.

Đồng chí Nguyễn Văn Bình phát biểu.

Đồng chí Nguyễn Văn Bình phát biểu.

Phát biểu tại Hội thảo, đồng chí Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo nhấn mạnh, thời gian qua, Thừa Thiên Huế đã đạt được những thành tựu quan trọng và toàn diện trên mọi lĩnh vực, tuy nhiên vẫn chưa đạt được mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

“Hội thảo lần này có ý nghĩa rất quan trọng, đề nghị lãnh đạo các ban, bộ, ngành trung ương, địa phương, các nhà khoa học trao đổi, thảo luận, làm rõ các kết quả đạt được, những hạn chế tồn tại và làm rõ những nguyên nhân, đề xuất về tầm nhìn, định hướng, mục tiêu phát triển của thành phố Thừa Thiên Huế trong thời gian tới. Cần phát triển dựa trên nền tảng đặc thù của Huế, con người Huế, di sản Huế. Đặc biệt, đồng chí Nguyễn Văn Bình cũng gợi ý Thừa Thiên Huế nên nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí phát triển di sản văn hóa thành thành phố di sản trực thuộc trung ương”, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh.

Theo ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, sau 10 năm triển khai thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị, Thừa Thiên Huế đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Kinh tế - xã hội phát triển khá toàn diện. 

Kinh tế tăng trưởng khá cả về số lượng và chất lượng; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng dịch vụ và công nghiệp là chủ đạo với du lịch đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông phát triển mạnh; kinh tế biển và đầm phá đang dần trở thành động lực phát triển.

Cần xây dựng Thừa Thiên Huế thành thành phố di sản trực thuộc Trung ương.

Cần xây dựng Thừa Thiên Huế thành thành phố di sản trực thuộc Trung ương.

Mục tiêu phát triển của Thừa Thiên Huế đến năm 2030 trở thành thành phố di sản quốc gia theo hướng văn hoá, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh; là trung tâm lớn và đặc sắc của cả nước và khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tể chuyên sâu; là một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ; giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao...

Tầm nhìn đến năm 2045, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố di sản, thành phố Festival, trung tâm du lịch, văn hóa và y tế chuyên sâu đặc sắc của châu Á.

Trên cơ sở thực hiện các mục tiêu đề ra, tỉnh Thừa Thiên Huế đã đề xuất kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ về cơ chế đặc thù cho tỉnh Thừa Thiên Huế. “Để Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố di sản quốc gia theo hướng văn hoá, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh thì cần thí điểm một số cơ chế, chính sách mới, có tính đột phá, đặc thù đối với Thừa Thiên Huế, đặt trong mối tương quan hợp lý với các thành phố lớn (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh) trên một số lĩnh vực như: Cơ sở hạ tầng, di sản, văn hóa, du lịch, giáo dục đào tạo, y tế chuyên sâu, khoa học và công nghệ; quản lý quy hoạch, đất đai, quản lý đô thị, đầu tư, ngân sách...”, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế kiến nghị.

Phát biểu kết luận Hội thảo, đồng chí Nguyễn Văn Bình đề nghị tỉnh Thừa Thiên Huế cần giải quyết tốt mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển. Thừa Thiên Huế là một trong những cố đô với với rất nhiều các giá trị văn hóa trong đó có các di sản văn hóa thế giới được quốc tế và Unesco công nhận.

Cần phải phát triển bền vững trên nền tảng văn hóa, xây dựng và phát triển trở thành thành phố di sản trực thuộc trung ương theo hướng văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh, với du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, công nghệ thông tin và truyền thông là đột phá, công nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao là nền tảng.

Bên cạnh đó, đồng chí cũng đồng tình với các ý kiến của các đại biểu về việc cần đề xuất Trung ương ban hành một Nghị quyết mới để thể hiện trách nhiệm và quyết tâm chính trị trong việc xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế.

Hữu Tin – Việt Dũng

Tin khác

Lào Cai: Vườn quốc gia Hoàng Liên tiếp nhận cứu hộ nhiều động vật quý hiếm

Lào Cai: Vườn quốc gia Hoàng Liên tiếp nhận cứu hộ nhiều động vật quý hiếm

(CLO) Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai vừa tiếp nhận 8 cá thể Khỉ đuôi dài (Macaca fascicularis) từ Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thái Bình, đây là loài động vật nguy cấp bảo vệ vì quý hiếm.

Đời sống
Dự báo thời tiết 27/4/2024: Cả nước tiếp diễn trời nắng nóng, có nơi nhiệt độ trên 41 độ

Dự báo thời tiết 27/4/2024: Cả nước tiếp diễn trời nắng nóng, có nơi nhiệt độ trên 41 độ

(CLO) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia: Dự báo thời tiết 27/4/2024, Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ và Tây Nguyên nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt (vượt 41 độ C).

Đời sống
PC Bắc Kạn: Nỗ lực giảm tổn thất điện năng

PC Bắc Kạn: Nỗ lực giảm tổn thất điện năng

(NB&CL) Những năm qua, Công ty Điện lực Bắc Kạn đã tập trung nhiều giải pháp như đầu tư nâng cấp và cải tạo sữa chữa lưới điện, tính toán các chế độ vận hành lưới điện tối ưu, ứng dụng công nghệ thông tin đo đếm điện năng... với nỗ lực giảm tổn thất điện năng.

Đời sống
“Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” đến với ngư dân Thanh Hóa

“Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” đến với ngư dân Thanh Hóa

(CLO) Chiều 26/4, Báo Pháp Luật TP HCM phối hợp với UBND tỉnh Thanh Hoá tổ chức chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển”.

Đời sống
Đoàn bay 919 của Vietnam Airlines kỷ niệm 65 năm thành lập

Đoàn bay 919 của Vietnam Airlines kỷ niệm 65 năm thành lập

(CLO) Sáng 26/4, Đoàn bay 919 thuộc Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), tiền thân là Trung đoàn Không quân vận tải 919, đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 65 năm thành lập.

Đời sống