Xung đột đã đưa thế giới đến bờ vực của một cuộc khủng hoảng lương thực

Thứ hai, 14/03/2022 20:33 PM - 0 Trả lời

(CLO) Thế giới đang hướng tới một cuộc khủng hoảng lương thực có thể ảnh hưởng đến hàng triệu người.

Giá khí đốt tự nhiên cao kỷ lục đã buộc công ty do ông Svein Tore Holsether điều hành, nhà sản xuất phân bón Yara International, phải cắt giảm sản lượng amoniac và urê ở châu Âu xuống còn 45% công suất. Ông dự kiến với việc thiếu hai thành phần phân bón chính này, thế giới sẽ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng lương thực.

xung dot da dua the gioi den bo vuc cua mot cuoc khung hoang luong thuc hinh 1

Cuộc khủng hoảng Nga Ukraine có thể khiến hàng triệu người bị thiếu lương thực. Ảnh: Internet

Bài liên quan

Hai tuần sau khi tình hình ở Ukraine leo thang, giá các sản phẩm nông nghiệp chủ chốt được sản xuất trong khu vực đã tăng chóng mặt. Nguồn cung lúa mì từ Nga và Ukraine, chiếm gần 30% thương mại lúa mì toàn cầu, hiện đang gặp rủi ro. Giá lúa mì toàn cầu đã đạt mức cao nhất mọi thời đại vào đầu tuần này.

Một vấn đề lớn khác là khả năng tiếp cận phân bón. Giá phân bón đang đắt hơn bao giờ hết khi xuất khẩu từ Nga đang ngừng lại. Sản lượng ở châu Âu cũng sụt giảm do giá khí đốt tự nhiên tăng cao.

Thực trạng đang gióng lên hồi chuông cảnh báo cho các chuyên gia y tế toàn cầu. Bộ trưởng Nông nghiệp các nước G7 hôm thứ Sáu cho biết họ "vẫn quyết tâm làm những gì cần thiết để ngăn chặn và ứng phó với một cuộc khủng hoảng lương thực".

Nhưng vì lo sợ tình trạng thiếu hụt, các quốc gia đã triển khai các biện pháp nhằm bảo vệ nguồn cung trong nước.

Ai Cập vừa cấm xuất khẩu lúa mì, bột mì, đậu lăng và đậu trong bối cảnh lo ngại ngày càng tăng về dự trữ lương thực ở quốc gia đông dân nhất thế giới Ả Rập. Indonesia cũng đã thắt chặt các hạn chế xuất khẩu đối với dầu cọ, một thành phần trong dầu ăn cũng như trong mỹ phẩm và một số mặt hàng đóng gói như sô cô la. 

Các bộ trưởng G7 kêu gọi các nước "giữ cho thị trường nông sản và thực phẩm của họ mở và đề phòng bất kỳ biện pháp hạn chế phi lý nào đối với xuất khẩu của họ".

"Bất kỳ sự gia tăng nào về mức giá lương thực và sự biến động trên thị trường quốc tế có thể đe dọa an ninh lương thực và dinh dưỡng ở quy mô toàn cầu, đặc biệt là với những người dễ bị tổn thương nhất đang sống trong môi trường an ninh lương thực thấp", họ nói trong một tuyên bố.

Nga, Ukraine và nguồn cung cấp lương thực toàn cầu

Ngay cả trước khi Nga và Ukraine xung đột, hệ thống lương thực toàn cầu đã trở nên căng thẳng. Chuỗi cung ứng rối ren và thời tiết khó dự đoán đã đẩy giá lương thực lên mức cao nhất trong khoảng một thập kỷ.

Khả năng chi trả cũng là một vấn đề sau đại dịch khi hàng triệu người mất việc làm.Trong tháng này, Chương trình Lương thực Thế giới của Liên Hợp Quốc cho biết số người đang ở bên bờ vực đói kém đã tăng lên 44 triệu người từ 27 triệu người vào năm 2019.

Và rồi mùa vụ gieo trồng lúa mì sẽ bị gián đoạn do giao tranh ở Ukraine.  “Không ai có thể đoán được liệu Ukraine có thể xuất khẩu bất cứ thứ gì trong thời gian còn lại của năm nay, năm sau hay trong tương lai gần hay không. Nước này cũng chiếm một nửa tổng kim ngạch xuất khẩu dầu hướng dương", một chuyên gia cho hay.

Việc đưa các sản phẩm từ Nga ra thị trường thế giới cũng trở nên khó khăn hơn, bởi vì các doanh nghiệp không muốn mạo hiểm đối mặt với các lệnh trừng phạt. Xung đột giữa Nga và Ukraine sẽ khiến các quốc gia ở Trung Đông, Nam Á và châu Phi cận Sahara bị ảnh hưởng nặng nề.

Hệ thống Thông tin Thị trường Nông nghiệp cho biết trong một báo cáo gần đây: “Bất kỳ sự gián đoạn nghiêm trọng nào đối với sản xuất và xuất khẩu từ các nhà cung cấp này chắc chắn sẽ làm tăng giá thêm và làm xói mòn an ninh lương thực cho hàng triệu người”. Các Bộ trưởng Nông nghiệp G7 cho biết hôm thứ Sáu rằng các nước của họ sẽ tận dụng viện trợ nhân đạo ở những nơi có thể.

Ông David Beasley, giám đốc điều hành của Chương trình Lương thực Thế giới, cho biết: “Nếu các cánh đồng của Ukraine bị bỏ hoang trong năm nay, các cơ quan viện trợ như của chúng tôi sẽ buộc phải tìm kiếm các thị trường mới để bù đắp cho sự mất mát của một số loại lúa mì tốt nhất thế giới".

Ông lưu ý thêm rằng lúa mì Ukraine cũng rất cần thiết để cung cấp thức ăn cho người dân ở các quốc gia khác đang đối mặt với xung đột, bao gồm Afghanistan, Sudan và Yemen.

Quốc Thiên

Bình Luận

Tin khác

Elon Musk đến thăm Trung Quốc để thúc đẩy thị trường xe tự lái

Elon Musk đến thăm Trung Quốc để thúc đẩy thị trường xe tự lái

(CLO) CEO Elon Musk của Tesla đã đến Bắc Kinh vào Chủ nhật (28/4) trong một chuyến thăm không báo trước, nơi ông dự kiến sẽ thảo luận về việc triển khai công nghệ Xe tự lái hoàn toàn (FSD).

Thế giới 24h
Ukraine liên tiếp rút quân ở phía đông, ông Zelenskyy thúc giục thêm vũ khí

Ukraine liên tiếp rút quân ở phía đông, ông Zelenskyy thúc giục thêm vũ khí

(CLO) Chỉ huy hàng đầu của Ukraine hôm Chủ nhật (28/4) cho biết, quân đội Kiev đã rút lui khỏi ba ngôi làng ở chiến trường phía đông nước này bởi sức ép quá mạnh từ lực lượng đông đảo của Nga.

Thế giới 24h
Nga tiếp tục cảnh báo mạnh mẽ phương Tây nếu tịch thu tài sản của Nga

Nga tiếp tục cảnh báo mạnh mẽ phương Tây nếu tịch thu tài sản của Nga

(CLO) Ngày 28/4, các quan chức Nga cảnh báo Mỹ và phương Tây rằng Moscow sẽ có phản ứng "ăn miếng trả miếng" và "quyết liệt" nếu tài sản đóng băng của nước này bị tịch thu.

Thế giới 24h
Israel đồng ý 'tham kiến' Mỹ trước khi tấn công Rafah

Israel đồng ý 'tham kiến' Mỹ trước khi tấn công Rafah

(CLO) Ngày 28/4, người phát ngôn an ninh quốc gia Nhà Trắng John Kirby cho biết Israel đã đồng ý lắng nghe những quan ngại và suy nghĩ của Mỹ trước khi tiến hành cuộc tấn công vào thành phố biên giới Rafah ở Gaza.

Thế giới 24h
Ngoại trưởng Blinken nói Mỹ không kìm hãm sự phát triển của Trung Quốc

Ngoại trưởng Blinken nói Mỹ không kìm hãm sự phát triển của Trung Quốc

(CLO) Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết các biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip tiên tiến sang Trung Quốc không nhằm mục đích kìm hãm nền kinh tế hoặc sự phát triển công nghệ của Trung Quốc.

Thế giới 24h