Ảnh hưởng đại dịch COVID-19: 8.700 doanh nghiệp khẩn cấp kêu cứu

Thứ sáu, 12/03/2021 10:34 AM - 0 Trả lời

(CLO) Tại hội thảo trực tuyến về tình hình hoạt động DN đang diễn ra sáng nay (12/3), Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết, trong 10.000 DN được khảo sát, có tới 87,2% DN cho biết đang phải gánh chịu các tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19, cần hỗ trợ.

Gần 8.700 doanh nghiệp kêu cứu

Sáng nay (12/3), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã phối hợp cùng Ngân hàng Thế giới (WB) đã tổ chức hội thảo công bố báo cáo tình hình hoạt động của các doanh nghiệp (DN) Việt Nam dưới tác động của đại dịch Covid-19.

Khối doanh nghiệp ngành may mặc bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ đại dịch COVID-19 (Ảnh minh họa)

Khối doanh nghiệp ngành may mặc bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ đại dịch COVID-19 (Ảnh minh họa)

Đại dịch Covid-19 đã đẩy nền kinh tế thế giới vào vòng suy giảm tồi tệ nhất trong vòng 100 năm qua. Ngay cả Việt Nam, một trong những quốc gia hiếm hoi có kinh tế tăng trưởng dương trong năm 2020, cũng phải hứng chịu các tác động xấu từ dịch yếu tố dịch bệnh.

Báo cáo của VCCI chỉ ra rằng, 87,2% DN trong tổng số hơn 10.000 doanh nghiệp được khảo sát, cho biết bị ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch Covid-19 (tương đương gần 8.700 doanh nghiệp), chỉ có 11% DN được khảo sát không bị ảnh hưởng do yếu tố dịch bệnh.

Với nhóm DN trong nước, ngành may mặc, thông tin - truyền thông có số lượng doanh nghiệp thiệt hại nhiều nhất, lên tới 96% - 97%.

Trong khi đó, với nhóm DN FDI, ngành bất động sản chịu ảnh hưởng cực cao, với 100% DN đều thông báo thiệt hại. Tiếp đến là ngành thông tin truyền thông (97%), Nông nghiệp/thuỷ sản (95%).

Về mặt địa lý,  hoạt động sản xuất kinh doanh bị ngưng trệ, suy giảm nhiều hơn với doanh nghiệp tư nhân ở các khu vực Duyên hải miền Trung, với 91% DN chịu tác động tiêu cực.

Tương tự, với nhóm DN FDI đang hoạt động tại khu vực Tây Nguyên, chịu thiệt hại nặng với 94% DN. Những tỉnh, thành phố có tỷ lệ DN tư nhân chịu ảnh hưởng tiêu cực cao nhất là Đà Nẵng (98%), Kon Tum và Khánh Hoà (95%).

Theo đại diện của VCCI, trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát nhiều đợt, các doanh nghiệp gặp khó trong việc tiếp cận khách hàng, tiếp đến là ảnh hưởng về dòng tiền và ảnh hưởng tới vấn đề nhân công, người lao động doanh nghiệp. Từ đó, chuỗi cung ứng của nhiều doanh nghiệp đã bị gián đoạn.

Dưới tác động của đại dịch, mức độ ảnh hưởng của các nhóm ngành nghề có sự khác nhau. Ở mức độ nhẹ, các doanh nghiệp sẽ đối mặt với việc giảm đơn hàng, trì hoãn tiến độ,... Tuy nhiên, ở cấp độ nặng, nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với nguy cơ phá sản. Thực tế cho thấy, trong năm 2020, có hơn 100.000 doanh nghiệp đã chấp nhận phá sản.

DN Việt thích nghi với dịch bệnh thế nào?

TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cho biết, hầu hết các quốc gia trên thế giới trong năm ngoái tăng trưởng âm, thì Việt Nam tạo ra dấu ấn khác biệt, khi tăng trưởng kinh tế tăng 2,91%.

Theo ông Lộc, nhờ những giải pháp hỗ trợ kịp thời từ Chính phủ, trong đó có việc giãn thuế, giảm thuế, giảm lãi suất ngân hàng;... đã tạo động lực cho doanh nghiệp hồi phục, và ổn định tình hình hoạt động.

Về phía doanh nghiệp, nhiều đơn vị đã có những giải pháp thông minh để thích nghi với dịch bệnh. Đơn cử như việc doanh nghiệp bỏ thêm chi phí để cấp đồ bảo hộ phòng dịch cho người lao động, thay đổi cơ chế làm việc sang mô hình online, trực tuyến. Đặc biệt, một số nhóm doanh nghiệp đã dự trữ hàng hóa, vật liệu, tìm nguồn thay thế chuỗi cung ứng,...

Theo Chủ tịch VCCI, trong bối cảnh hiện nay, dịch bệnh vẫn có diễn biến phức tạp, nên nhiều khả năng nền kinh tế trong năm 2021 vẫn chưa thể bứt phá được.

Do đó, ông Lộc kiến nghị: Các bộ, ngành và chính quyền các địa phương cần tăng cường phổ biến, tuyên truyền chính sách hỗ trợ để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận được các gói hỗ trợ đã ban hành.

Trong đó, cần có những hướng dẫn cụ thể, chi tiết và đầy đủ về các thủ tục, quy trình thực hiện theo hướng đơn giản, dễ thực hiện đối với các doanh nghiệp.

Đồng thời, đối với các chính sách đã ban hành, các bộ, ngành, chính quyền địa phương cần chủ động nắm bắt tình hình triển khai, đặc biệt là những vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện để điều chỉnh hoặc kiến nghị điều chỉnh kịp thời và có cách thức hỗ trợ phù hợp đối với các doanh nghiệp ở từng ngành, lĩnh vực và từng giai đoạn.

Ngoài ra, Chính phủ cần tạo ra các chính sách tạo thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam trụ lại được và có khả năng vượt lên sau dịch Covid-19.

Đặc biệt về đổi mới sáng tạo, đào tạo nhân lực chất lượng cao, sẵn sàng cho cuộc cạnh tranh mới. Việc Này quan trọng không kém việc cứu các doanh nghiệp gặp khó khăn, vì sẽ giúp doanh nghiệp và nền kinh tế sớm vươn lên phục hồi tăng trưởng và bước vào giai đoạn phát triển mới cao hơn. Điều này cũng giúp các doanh nghiệp tìm cơ hội trong bối cảnh mới

“Việc thực thi chính sách bao giờ cũng là khâu yếu nhất. Vì vậy, các bộ, ngành cần ưu tiên cải thiện năng lực thực thi để hỗ trợ doanh nghiệp”, ông Lộc nhấn mạnh.

Phạm Thị Lan Anh

Tin khác

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

(CLO) Tại Singapore, tốc độ tăng trưởng của các văn phòng gia đình Trung Quốc đang chậm lại do hậu quả từ vụ bê bối rửa tiền trị giá hàng tỷ USD năm ngoái và việc kiểm tra chặt chẽ hơn đối với những cá nhân nộp đơn mới.

Thị trường - Doanh nghiệp
Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

(CLO) Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (mã CK: BSR - UPCoM) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 30.696 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 1.195 tỷ đồng và nộp NSNN đạt 3.355 tỷ đồng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

(NB&CL) Nền kinh tế Việt Nam trong quý I/2024 tiếp tục phục hồi, đạt nhiều kết quả quan trọng, đáng khích lệ, khá toàn diện trên các lĩnh vực, đời sống người dân tiếp tục được cải thiện, tạo nền tảng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP 6 - 6,5% trong năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

(CLO) Dù đợt nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới diễn ra 1 ngày, song mức tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

(CLO) Giá lương thực, xăng dầu và giá dịch vụ y tế đã khiến CPI 4 tháng đầu năm 2024 tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,81%.

Kinh tế vĩ mô