Ba họa sĩ Việt Nam tham dự Hội chợ nghệ thuật lớn nhất Hàn Quốc

Thứ năm, 27/09/2018 16:40 PM - 0 Trả lời

(CLO) Đầu tháng 10 tới, KAFA – Một hội chợ nghệ thuật (Art fair) lớn nhất và uy tín nhất của Hàn Quốc sẽ được tổ chức tại thủ đô Seoul. Ba nghệ sĩ Việt Nam cũng có những tác phẩm được đặc cách tham dự Art fair này mà không cần phải vượt qua vòng xét tuyển.

Sự kiện: hoạ sĩ

Báo Công luận
 Làn sóng Hàn Quốc đang có sức cuốn hút lớn với các nghệ sĩ đương đại.

Ba nghệ sĩ Việt Nam gồm họa sĩ Lê Thanh Minh (1954), Nguyễn Minh Quân (1989), Lê Thanh Tùng  (1989). Cả ba người đều đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội.

Họa sĩ Lê Thanh Minh (1954) tốt nghiệp khoa Sơn dầu Học viện Mỹ thuật Surikov và Học viện Mỹ thuật Repin, là họa sĩ bậc thầy của hội họa Việt Nam sau Đổi mới. Các tác phẩm của họa sĩ Lê Thanh Minh được các nhà phê bình mỹ thuật đánh giá là mang đầy tính hàn lâm, thể hiện được sự tiếp nối, đồng hành giữa các thế hệ trong dòng chảy của nghệ thuật đương đại. Ông hiện là hội viện Hội Mỹ Thuật Việt Nam, đã tham gia nhiều triển lãm lớn trong và ngoài nước, có tranh trong bộ sưu tập của các bảo tàng thế giới.

Họa sĩ Nguyễn Minh Quân (1989) tốt nghiệp khoa Hội họa trường Đại Học Mỹ thuật Việt Nam. Anh đã tham gia một số triển lãm nhóm trong và ngoài nước như triển lãm Mỹ thuật toàn quốc 2010, Art 21 tại Nest by AIA, có tranh trong bộ sưu tập của nhưng nhà sưu tập uy tín trong và ngoài nước.

Báo Công luận
Họa sĩ Lê Thanh Tùng tại Liên hoan nghệ thuật HANRYU.

Còn họa sĩ Lê Thanh Tùng (1989) tốt nghiệp khoa Sơn dầu Học viện Mỹ thuật Trung ương Bắc Kinh. Anh đã tham gia nhiều triển lãm lớn trong và ngoài nước, như triển lãm toàn quốc 2015, và triển lãm ở 798 Bắc Kinh (Trung Quốc). Anh từng đại diện Việt Nam tham gia Hội nghị giao lưu văn hoá Con đường tơ lụa Festival ở Tây An, Trung Quốc.

Việc ba nghệ sĩ Việt Nam được đặc cách vượt qua vòng sơ loại của KAFA Art fair không phải tự nhiên. Cuối tháng 9 vừa qua, cả ba nghệ sĩ này đều tham dự Triển lãm HANRYU (từ 14/9/2018 – 20/9/2018) tại Dangjin Art Center – Dangjin, Hàn Quốc.

“HANRYU” là triển lãm khởi đầu của chuỗi nghệ thuật của tổ chức International Art Culture Exchanging Association For 21st Century với mong muốn lan tỏa nghệ thuật đương đại thế giới tới công chúng Hàn Quốc.

HANRYU tôn vinh hơn 100 tác phẩm thuộc nhiều trường phái đa dạng từ hiện thực cho đến trừu tượng, sắp đặt … do Giám tuyển Jang Bo Bin lựa chọn.

Báo Công luận
Họa phẩm "Xuân mới" của họa sĩ Lê Thanh Minh.

Triển lãm quốc tế “HANRYU” giới thiệu tới công chúng và giới mộ điệu nghệ thuật Hàn Quốc những tác phẩm mang đậm hơi thở đương đại của các nghệ sĩ tới từ 25 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới như Anh, Pháp, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Nga, Hy Lạp, Ấn Độ, Việt Nam… Toàn bộ tác phẩm trong workshop và seminar sẽ nằm trong bộ sưu tập của Bảo tàng Nghệ thuật thành phố Dangjin. Bên cạnh đó, các tác phẩm trưng bày lần này sẽ được đặc cách tham gia KAFA – Art fair nghệ thuật lớn và uy tín nhất của Hàn Quốc được tổ chức vào  đầu tháng 10 tại Seoul.

Sự kiện ba họa sĩ Việt Nam tham dự chương trình nghệ thuật lớn nhất Hàn Quốc có công rất lớn của họa sĩ Lê Thanh Tùng. Quá trình học tập tại Trung Quốc đã cho anh cơ hội làm quen, tiếp xúc với các nghệ sĩ trẻ khắp khu vực Châu Á. Các mối quan hệ này là khởi nguồn của việc tiếp xúc đa dạng trong nghệ thuật và cơ hội tham dự các diễn đàn nghệ thuật được cụ thể hóa bằng các triển lãm, hội chợ nghệ thuật.

Báo Công luận
 Tác phẩm "Đường về Tây Trúc" của họa sĩ Lê Thanh Tùng.

Những triển lãm như HANRYU hay KAFA cũng không phải tự nhiên xuất hiện. Chúng vốn là một phần của làn sóng Hallyu (Hàn lưu hay “Korean wave” - nv) – Làn sóng “xuất khẩu nghệ thuật ra nước ngoài của Hàn Quốc”.

Làn sóng này âm thầm xuất hiện từ cuối những năm 90 của thế kỷ 20 và đến đầu thế kỷ 21 thì có được sự quan tâm đặc biệt của chính phủ Hàn Quốc thông qua tài trợ trực tiếp hoặc tài trợ từ các tập đoàn kinh tế lớn. Bản thân sự kiện HANRYU năm nay cũng thành công nhờ có sự kết hợp tài trợ của một nhà tư bản công nghiệp danh tiếng tại Hàn Quốc và Hội đồng thành phố Dangjin phối hợp bảo trợ.

Báo Công luận
 Họa sĩ Nguyễn Minh Quân tại Liên hoan Nghệ thuật HANRYU.

Họa sĩ Nguyễn Minh Quân, người trở về từ HANRYU cho biết, cái được lớn nhất từ lần tham gia này chính là việc được tiếp xúc với các nghệ sĩ lớn đương đại trong khu vực, được nhìn thấy sự chuyên nghiệp trong khâu tổ chức triển lãm, seminar tại nước bạn. Tất cả được thể hiện qua lượng khách mời gồm những nhân vật lớn trong giới tinh hoa Hàn Quốc mà còn là sự hỗ trợ kịp thời trong từng khâu đến với nghệ sĩ; không gian trưng bày cũng được chăm chút tỉ mỉ, từng tác phẩm được sắp đặt một cách ngay ngắn thận trọng, ánh sáng được tinh chỉnh chi tiết sao cho tôn hết được vẻ đẹp mỗi tác phẩm...

Trong bối cảnh các nghệ sĩ quốc tế được chăm chút, biệt đãi thì việc các nghệ sĩ Việt Nam phải tự thân vận động để không bị tụt hậu trước các dòng chảy nghệ thuật đương đại, liệu có đặt ra những suy tư cho các nhà quản lý nghệ thuật nước nhà?

Tử Hưng

Tin khác

Họa sĩ Lê Vinh - Bậc thầy vẽ tranh bằng bút bi cực thực

Họa sĩ Lê Vinh - Bậc thầy vẽ tranh bằng bút bi cực thực

(NB&CL) Được đào tạo sử dụng các chất liệu màu nước, sơn dầu, lụa, khắc gỗ… nhưng họa sĩ Lê Vinh, chàng trai sinh năm 1979 tại huyện Ba Vì, Hà Nội, lại chọn hướng đi riêng sau khi tốt nghiệp, để rồi thể loại tranh vẽ bằng bút bi mới lạ đưa anh trở thành hiện tượng trong làng hội họa Việt Nam.

Đời sống văn hóa
Lễ hội đường phố Đồng Hới rực rỡ sắc màu

Lễ hội đường phố Đồng Hới rực rỡ sắc màu

(CLO) Ngày 28/4, tại trung tâm thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình), Ủy ban nhân dân thành phố Đồng Hới đã tổ chức Lễ hội đường phố năm 2024, với sự tham gia của hàng trăm nghệ sĩ biểu diễn nhiều tiết mục văn nghệ, thời trang...

Đời sống văn hóa
Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

(CLO) Được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: Đồi C4 anh hùng, Đồi Ba cây thông… từ năm 1965 đến năm 1973 của thế kỷ trước, trên Đồi C4 đã diễn ra những trận chiến đấu ác liệt của các chiến sĩ Đại đội 4 thuộc Trung đoàn 228 nhằm tiêu diệt máy bay của Đế quốc Mỹ dội bom xuống cầu Hàm Rồng.

Đời sống văn hóa
Âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

(CLO) Chương trình "Khi âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật" của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam diễn ra vào chủ nhật cuối cùng mỗi tháng, miễn phí cho tất cả khách tham quan.

Đời sống văn hóa
Bảo tàng tỉnh Gia Lai tiếp nhận hơn 200 kỷ vật của Anh hùng Núp

Bảo tàng tỉnh Gia Lai tiếp nhận hơn 200 kỷ vật của Anh hùng Núp

(CLO) Việc trao tặng những kỷ vật của Anh hùng Núp cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai với mong muốn lan tỏa những câu chuyện vô cùng thú vị về một người con ưu tú của các dân tộc Tây Nguyên.

Đời sống văn hóa