"Bạo hành" nhà báo

Thứ sáu, 03/04/2015 23:16 PM - 0 Trả lời

"Bạo hành" nhà báo

Báo Công luận

Người đàn ông (trong khuôn tròn) ngày 14/7/2008 đã đấm thẳng vào mặt 
PV Minh Quốc (TTXVN) khiến anh bị thương khi đang tác nghiệp công khai.
Đến nay Hội Nhà báo VN vẫn chưa nhận được câu trả lời từ Công an tỉnh Khánh Hòa.
Đối tượng hành hung PV đã ra nước ngoài.

Thời gian gần đây, việc các phóng viên (PV) báo chí bị cản trở, thậm chí bị hành hung gây thương tích trong khi tác nghiệp xảy ra khá nhiều. Tính chất phức tạp và hậu quả của các vụ việc ngày càng nghiêm trọng hơn.

Theo một báo cáo của Ban kiểm tra Hội Nhà báo Việt Nam thì từ năm 2006 đến nay đã xảy ra 22 vụ cản trở, hành hung PV. Hành vi thường gặp là cản trở việc hành nghề hợp pháp của họ nhưng cũng có khi những kẻ côn đồ không ngần ngại tấn công cả nhà báo như trường hợp xảy ra đối với nhà báo Trần Thế Dũng. Có khi phóng viên bị chiếm đoạt luôn cả phương tiện hành nghề; bị trấn áp thu giữ máy ảnh, máy vi tính, xóa dữ liệu trong máy… Rõ ràng tính chất phức tạp và hậu quả của các vụ việc cản trở, hành hung nhà báo đã đến mức báo động. 

Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, mỗi khi có sự việc cản trở quyền tác nghiệp chính đáng của nhà báo, Hội Nhà báo Việt Nam đều tìm hiểu và có văn bản gửi đến các cơ quan liên quan, đề nghị giải quyết theo trình tự pháp luật.

Tuy nhiên, các cơ quan có chức năng lại chưa có những động thái tích cực trong việc xử lý những hành vi cản trở quyền tác nghiệp của nhà báo hoặc có nhưng mức xử lý chưa đủ răn đe. Một số địa phương, cơ quan, đơn vị mặc dù có điều tra, xem xét nhưng sau đó lại xử lý kiểu "đầu voi, đuôi chuột". Có tới 30%trên tổng số 22 vụ việc đã nói ở trên, Hội Nhà báo Việt Nam đã không nhận được hồi âm từ các cơ quan liên quan.

Nhà báo không đi đánh nhau. Việc của nhà báo là đưa thông tin đến với công chúng. Việc hành hung hoặc cản trở nhà báo tác nghiệp thực chất là hành vi che giấu, bưng bít, hạn chế quyền được thông tin của công chúng.

Trước thực trạng trên, cuối tháng 4/2010, congluan.vn sẽ tổ chức buổi tọa đàm trực tuyến "Tình hình hành hung, cản trở nhà báo đang tác nghiệp". Khách mời tham gia tọa đàm là một số cán bộ của cơ quan quản lý báo chí, chuyên gia về tư pháp, lãnh đạo một số cơ quan báo chí, các nhà báo có kinh nghiệm tác nghiệp tại “điểm nóng” và nhiều độc giả.

Là tờ báo của những người làm báo, có nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi của nhà báo, bắt đầu từ hôm nay congluan.vn sẽ mở ra chuyên mục “Bảo vệ quyền tác nghiệp chính đáng của nhà báo”. Chuyên mục sẽ là nơi đấu tranh bảo vệ quyền tác nghiệp chính đáng của các nhà báo, thông tin đa chiều về các vụ việc hành hung, cản trở nhà báo đang tác nghiệp.

Với mong muốn có thêm những tiếng nói chia sẻ, xây dựng, congluan.vn mong nhận được nhiều ý kiến thảo luận, đóng góp của các những người làm công tác quản lý- tư tưởng, những chuyên gia và đông đảo bạn đọc gần xa cho chuyên mục này.

Công luận

Bạn có nhận xét gì trước thực trạng hành hung, cản trở nhà báo đang tác nghiệp?
Bạn có chia sẻ gì về quyền tác nghiệp của nhà báo?

Mời bạn gửi phản hồi cho tòa soạn vào ô thảo luận cuối bài viết (vui lòng điền đầy đủ thông tin và gõ nội dung bằng tiếng Việt có dấu).
Trân trọng cảm ơn!

Tin khác

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn
Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

(NB&CL) Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay quá thấp so với mức chi tiêu cơ bản, mức sống thực tế của người dân và không phù hợp với sự biến động liên tục của mặt bằng giá. Điều này đã được giới chuyên gia cũng như báo chí lên tiếng khá nhiều nhưng cho tới nay, mức trừ gia cảnh vẫn không thay đổi...

Góc nhìn