Bầu cử tổng thống Pháp ảnh hưởng thế nào đến cuộc chiến ở Ukraine?

Thứ bảy, 16/04/2022 09:02 AM - 0 Trả lời

(CLO) Nước Pháp có thể cách xa Ukraine hàng nghìn dặm, song những gì xảy ra tại các điểm bỏ phiếu vòng 2 cuộc bầu cử tổng thống Pháp vào ngày 24/4 sắp tới có thể ảnh hưởng rất lớn tới cuộc chiến tại nơi đây.

Ai sẽ là người chiến thắng?

Trong cuốn sách Revolution mà Emmanuel Macron xuất bản 6 tháng trước khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Pháp năm 2017, ông đã viết rằng nếu người dân Pháp không xích lại gần nhau, cực hữu sẽ nắm quyền sau 5 hoặc 10 năm nữa. Viễn cảnh này đang gần trở thành hiện thực hơn bất kỳ thời điểm nào trong lịch sử 64 năm của Đệ ngũ Cộng hòa.

bau cu tong thong phap anh huong the nao den cuoc chien o ukraine hinh 1

Hình ảnh một tờ rơi trước vòng 2 cuộc bầu cử tổng thống Pháp 2022 giữa ông Emmnanuel Macron và ứng viên cực hữu Marine Le Pen.

Sau vòng đầu tiên của cuộc bầu cử vào 10/4, ông Emmanuel Macron và bà Marine Le Pen của đảng cực hữu sẽ gặp nhau trong cuộc so kè trực tiếp vào ngày 24/4 tới, giống như vào năm 2017. Nhưng tất cả các cuộc thăm dò đều chỉ ra một cuộc cạnh tranh quyết liệt hơn nhiều so với chiến thắng dễ dàng 66% - 34% mà ông Macron đã đạt được 5 năm trước.

Một chiến thắng cho bà Le Pen sẽ có ảnh hưởng vượt xa ra ngoài nước Pháp. Đó sẽ là một vấn đề lớn đối với thế giới phương Tây, thậm chí có thể đẩy Liên minh châu Âu gồm 27 quốc gia vào tình trạng rạn nứt, nhất là trong bối cảnh Mỹ và các đồng minh của họ đang vướng vào cuộc xung đột Nga và Ukraine.

Trước mắt, việc bà Le Pen đến từ phe cực hữu - vốn nhấn mạnh lòng yêu nước cực đoan và bài ngoại - giành chiến thắng dù có thể cách xa chiến trường ở rìa phía đông châu Âu hàng nghìn dặm, nhưng sẽ tạo ra những thay đổi lớn tới cục diện cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Và như đã nói, khả năng Le Pen có thể vượt qua Tổng thống theo khuynh hướng trung hữu Emmanuel Macron là hoàn toàn có thể ở vòng bầu cử thứ hai tới đây.

Hai ứng viên, hai thái cực 

Chính phủ của ông Macron mới đây đã gửi 100 triệu euro tiền vũ khí cho Ukraine trong những tuần gần đây và hôm thứ Tư vừa rồi đã cho biết Pháp sẽ gửi nhiều hơn nữa như một phần trong nỗ lực viện trợ quân sự của phương Tây. Pháp thậm chí còn là nguồn hỗ trợ quân sự chính cho Ukraine kể từ năm 2014, khi Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014 và hỗ trợ các chiến binh ly khai ở miền đông Ukraine.

Ngược lại, Le Pen bày tỏ sự dè dặt về việc cung cấp thêm vũ khí cho Ukraine. Cũng vào hôm thứ Tư vừa rồi, bà cho biết rằng nếu được bầu làm tổng thống, bà sẽ tiếp tục viện trợ quốc phòng và tình báo nhưng sẽ "thận trọng" về việc gửi vũ khí vì bà cho rằng các chuyến hàng có thể đưa các nước khác vào cuộc chiến với Nga.

Chiến dịch của Le Pen đã thành công khi đánh vào sự thất vọng của cử tri Pháp về lạm phát gia tăng, vốn trở nên tồi tệ hơn do hậu quả của việc Tổng thống Nga Vladimir Putin tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine và các lệnh trừng phạt tiếp theo của phương Tây đối với Nga - nhà cung cấp khí đốt và đối tác thương mại lớn của Pháp.

Liên minh châu Âu đã thống nhất mạnh mẽ trong việc đồng ý về 5 vòng trừng phạt ngày càng khắc nghiệt hơn đối với Nga. Nếu trở thành tổng thống Pháp, Le Pen có thể cố gắng ngăn cản hoặc hạn chế các lệnh trừng phạt bổ sung của EU, vì các hành động tiếp theo đòi hỏi sự ủng hộ nhất trí từ 27 quốc gia thành viên của khối.

Pháp là nền kinh tế số 2 của EU sau Đức, cũng như là chìa khóa trong việc ra quyết định của EU. Họ hiện cũng giữ chức chủ tịch luân phiên của EU, mang lại cho nhà lãnh đạo tiếp theo của nước này ảnh hưởng đáng kể. Trong khi đó, bà Le Pen lại đặc biệt phản đối các lệnh trừng phạt đối với khí đốt và dầu mỏ của Nga. Trước đây, bà cũng từng nói rằng sẽ nỗ lực dỡ bỏ các lệnh trừng phạt áp đặt đối với Nga về việc sáp nhập Crimea, thậm chí công nhận Crimea là một phần của Nga.

Quyết định trong tay người Pháp

Trong nhiệm kỳ đầu tiên, ông Macron đã cố gắng tiếp cận với Putin, mời ông đến Versailles và một khu nghỉ dưỡng của tổng thống trên Địa Trung Hải, với hy vọng đưa các chính sách của Nga trở lại phù hợp hơn với phương Tây.

bau cu tong thong phap anh huong the nao den cuoc chien o ukraine hinh 2

Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) từng tiếp ứng cử viên tổng thống cực hữu của Pháp Marine Le Pen tại Điện Kremlin hồi tháng 3 năm 2017. Ảnh: Sputnik

Tổng thống Pháp cũng tìm cách phục hồi các cuộc đàm phán hòa bình giữa Moscow và Kiev về cuộc xung đột kéo dài ở miền đông Ukraine giữa chính phủ và phe ly khai do Nga hậu thuẫn. Ông Macron đã đến thăm người đồng cấp Putin tại Điện Kremlin vài tuần trước khi Nga tấn công Ukraine vào ngày 24/2 và tiếp tục nói chuyện với nhà lãnh đạo Nga trong suốt cuộc chiến. Đồng thời, Macron đã ủng hộ nhiều vòng trừng phạt của EU.

Trong khi đó, đảng Mặt trận Quốc gia (FN) của bà Le Pen có quan hệ sâu sắc với Nga. Bà đã gặp ông Putin khi còn là ứng cử viên tổng thống Pháp vào năm 2017 và nhiều lần ca ngợi ông. Bà được chào đón nồng nhiệt tại các sự kiện của Đại sứ quán Nga ở Paris và đảng cực hữu của bà cũng nhận được khoản vay 9 triệu euro từ một ngân hàng Nga-Séc vì bà cho biết các ngân hàng Pháp từ chối cho đảng của bà vay tiền.

Le Pen nói rằng cuộc chiến ở Ukraine đã phần nào thay đổi suy nghĩ của bà về Putin, nhưng cũng nói rằng phương Tây nên cố gắng khôi phục quan hệ với Nga sau khi xung đột kết thúc. Bà đề xuất một "mối quan hệ hợp tác chiến lược" giữa NATO và Nga để ngăn chặn Moscow quan hệ quá chặt chẽ với Trung Quốc.

Trong khi Macron là một người bảo vệ trung thành của EU và gần đây đã tăng cường sự tham gia của Pháp vào các hoạt động của NATO ở Đông Âu, thì bà Le Pen cho rằng Pháp nên giữ khoảng cách với các liên minh quốc tế và đi theo con đường riêng của mình. Bà Le Pen cũng có thể sẽ giảm chi tiêu của Pháp cho EU, đồng thời không còn công nhận rằng luật pháp châu Âu có quyền ưu tiên hơn luật pháp quốc gia.

Rõ ràng, nước Pháp đang đứng trước một quyết định lịch sử, không chỉ đối với tương lai của đất nước mình, mà còn ảnh hưởng đến cả cuộc chiến tại Ukraine, cũng như nhiều vấn đề quan trọng khác ở châu Âu. Tất nhiên, quyền lựa chọn hoàn toàn thuộc về người dân Pháp.

Hoàng Hải

Bình Luận

Tin khác

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

(CLO) Khi căng thẳng với Iran giảm bớt, quân đội Israel đang chuẩn bị hoàn thành công việc mà họ cho là còn dang dở: Triệt hạ Hamas khỏi thành trì cuối cùng của lực lượng này ở thành phố Rafah, nơi có hơn một triệu người Palestine đang trú ẩn.

Tiêu điểm Quốc tế
Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

(CLO) Tạo ra lực lượng lao động sản xuất có năng lực đang được xem là thách thức lớn nhất của Ấn Độ trong bối cảnh đất nước đông dân nhất thế giới quyết vươn lên thành quốc gia "siêu cường".

Tiêu điểm Quốc tế
Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

(CLO) Tại khu vực Tam giác Vàng của Thái Lan, nằm giữa biên giới với Myanmar và Lào, các bảo tàng dành riêng cho quá khứ sản xuất thuốc phiện của khu vực đã được mở cửa.

Tiêu điểm Quốc tế
So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

(CLO) Một cuộc xung đột quân sự giữa Israel và Iran đang trở thành mối đe dọa thực sự. Nhưng Israel đã chuẩn bị đến mức độ nào cho một cuộc chiến đa mặt trận có thể với Iran và các lực lượng đồng minh của nước này?

Tiêu điểm Quốc tế
Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

(CLO) Cuộc tấn công và trả đũa giữa Israel và Iran những ngày qua một lần nữa nhắc nhở về sự thù địch giữa hai quốc gia này. Nhưng có thể nhiều người không nhớ, Iran và Israel trước đây từng là những đồng minh thân thiết hiếm có.

Tiêu điểm Quốc tế