Bóng đá Việt Nam vươn ra thế giới?

Thứ sáu, 03/04/2015 23:31 PM - 0 Trả lời

Bóng đá Việt Nam vươn ra thế giới?

Báo Công luận

Cần nhìn thẳng vào thực tế, đó là trình độ bóng đá Việt Nam còn thấp

Sau những trận thua đau đớn và bị loại khỏi AFF Cup 2010, bóng đá Việt Nam bỗng dưng lại trở thành nổi tiếng ở tầm cỡ thế giới! Một nhân vật lừng danh là HLV Mourinho cũng đã phải biết đến đội tuyển Việt Nam. Ông này từng phát biểu rằng: xem trận đấu giữa Real Madrid và Seville thì thà xem bóng đá Việt Nam còn hơn!?

Câu nói tưng tửng của “người đặc biệt” khiến hàng nghìn tín đồ túc cầu ở Việt Nam nổi điên. Trên các diễn đàn, các mạng xã hội nhiều ý kiến “bình loạn” rất sôi nổi, trong đó phần lớn là lớn tiếng chỉ trích, phê phán ông Mourinho đã “cả gan” lăng mạ bóng đá Việt Nam, đem bóng đá Việt Nam ra làm trò cười cho bàn dân thiên hạ.

Phải khẳng định rằng, người dân Việt Nam hâm mộ bóng đá không kém bất kỳ nơi nào trên thế giới, sự quan tâm của cổ động viên với đội tuyển quốc gia rất nhiệt tình khiến không ít người phải ghen tỵ.

Nhưng người hâm mộ bóng đá Việt Nam cũng thường tỏ ra quá đà, thiếu thực tế khi ảo tưởng vào trình độ cũng như sức mạnh của bóng đá Việt Nam. Cứ mỗi khi vào trận, người hâm mộ lại tin vào một chiến thắng của đội tuyển, bất kể đối thủ của họ là ai. Nếu là một trận thắng, báo chí, dư luận lại có dịp “nổ” tung trời, các cầu thủ được đưa lên tận mây xanh; còn nếu thua, bao giờ cũng chỉ là một bước hụt, một tai nạn…

Người hâm mộ thì như vậy còn đối với những nhà quản lý bóng đá thì căn bệnh thành tích vẫn còn khá nặng nề. Cách đây vài năm, bóng đá Việt Nam được đặt mục tiêu đứng đầu khu vực Đông Nam Á và lọt vào Top 10 châu Á vào khoảng năm 2020. Nhưng đến nay mục tiêu này vẫn xa vời; không những thế, nguy cơ tụt hậu ngày một rõ hơn.

Rõ ràng là một trận đấu tệ hại, một trận thua, một giải đấu thất bại không phải một tai họa. Nhưng dư luận sẽ khó có thể yên tâm khi đằng sau thất bại đó lấp ló bóng dáng của sự hụt hơi; một mục tiêu người ta đặt ra nhưng thiếu chiến lược thực hiện; biện pháp và lộ trình để đến đích không rõ ràng, thiếu nhất quán.

Những nhà quản lý bóng đá và người hâm mộ bóng đá Việt Nam xin hãy bình tĩnh. Thay vì bức xúc vì câu nói giễu cợt của ông Mourinho thì hãy nên thẳng thắn nhìn vào thực tế, đó là đội tuyển Việt Nam không phải là đội bóng mạnh, cầu thủ Việt Nam chưa phải đã giỏi. Tâm lý chuộng thành tích thường chỉ kéo theo những biện pháp hớt ngọn, ăn xổi, không có chiến lược dài hơi. Điều quan trọng nhất, đó là phải tỉnh táo suy xét và biết cách làm thế nào để bóng đá Việt Nam phát triển, vượt ra khỏi vùng trũng của bóng đá thế giới.

PV

______________________________________________________________________

Đến bao giờ...?

Bóng đá Việt Nam vươn ra thế giới...! Biết khi nào điều đó mới thành hiện thực được khi mà tuyển VN còn chưa thể đấu lại với "Sinh", "Thái", Mã Lai" hay gần đây nhất là Philippin... khi trình độ và đẳng cấp của bóng đá VN ngày một đi xuống thì các nước khác được xem là đối thủ của Việt Nam ngày một đi lên.
Chẳng phải thầy "Tô" kém cỏi cũng không phải tài năng cầu thủ Việt han chế mà do cơ chế và chính sách dành cho bóng đá Việt Nam còn quá kém.
Chúng ta dễ dàng hài lòng với một thành tích nào đó để rồi sau đó lại quên khoản đầu tư và đổi mới...
còn lâu lắm bóng đá VN mới có thể vươn lên tầm châu lục, đừng nói chi thế giới...!

Công Thành

Tin khác

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn
Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

(NB&CL) Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay quá thấp so với mức chi tiêu cơ bản, mức sống thực tế của người dân và không phù hợp với sự biến động liên tục của mặt bằng giá. Điều này đã được giới chuyên gia cũng như báo chí lên tiếng khá nhiều nhưng cho tới nay, mức trừ gia cảnh vẫn không thay đổi...

Góc nhìn