Các quốc gia OIC cam kết tài trợ để ngăn chặn sự sụp đổ kinh tế Afghanistan

Thứ hai, 20/12/2021 15:24 PM - 0 Trả lời

(CLO) 57 quốc gia thành viên của Tổ chức Hợp tác Hồi giáo cam kết thành lập quỹ tín thác nhân đạo cho Afghanistan khi hàng triệu người dân nơi đây phải đối mặt với nạn đói và nghèo cùng cực.

Bắt đầu hỗ trợ vào quý đầu 2022

Cuộc khủng hoảng đang gây ra báo động với hàng tỷ USD viện trợ và tài sản bị đóng băng bởi cộng đồng quốc tế sau khi Taliban tiếp quản đất nước vào tháng 8 vừa qua.

cac quoc gia oic cam ket tai tro de ngan chan su sup do kinh te afghanistan hinh 1

Cuộc họp của OIC đã mở đầu nỗ lực hỗ trợ ngăn chặn sự sụp đổ kinh tế Afghanistan. (Nguồn: Waseem Khan / Reuters).

Thủ tướng Imran Khan của Pakistan - quốc gia đang tổ chức hội nghị thượng đỉnh cho biết: “Trừ khi có hành động ngay lập tức, không thì Afghanistan sẽ tiến tới hỗn loạn. Khi không thể trả lương cho công chức, bệnh viện, bác sĩ, y tá, thì bất kỳ chính phủ nào cũng sẽ sụp đổ và sự hỗn loạn này chắc chắn không hợp với Hoa Kỳ”.

Một nghị quyết của OIC được công bố sau cuộc họp cho biết Ngân hàng Phát triển Hồi giáo sẽ dẫn đầu nỗ lực hỗ trợ vào quý đầu tiên của năm 2022. Nó cũng kêu gọi các nhà cầm quyền của Afghanistan tuân thủ “các nghĩa vụ theo các hiệp ước nhân quyền quốc tế, đặc biệt là liên quan đến quyền của phụ nữ, trẻ em, thanh niên, người già và những người có nhu cầu đặc biệt”.

Cuộc họp của OIC đã không mang lại cho chính quyền Taliban mới bất kỳ sự công nhận quốc tế chính thức nào và Bộ trưởng Ngoại giao Afghanistan Amir Khan Muttaqi đã bị loại khỏi bức ảnh chính thức được chụp trong sự kiện này.

Muttaqi cho biết chính phủ của ông “có quyền được chính thức công nhận”.

Ông nói với các phóng viên: “Chính phủ Afghanistan hiện tại đang hợp tác với mọi tổ chức nước ngoài, đồng thời cho biết thêm rằng các biện pháp trừng phạt phải được gỡ bỏ”.

Trong bài phát biểu trước các đại biểu, ông cho biết việc Mỹ đóng băng tài sản “là một sự vi phạm rõ ràng đối với nhân quyền của người Afghanistan, và có thể được hiểu là thù hằn với cả một quốc gia”.

Nền kinh tế “rơi tự do”

Trong khi một số quốc gia và tổ chức đã bắt đầu cung cấp viện trợ, hệ thống ngân hàng của quốc gia này gần như sụp đổ đã khiến công việc của họ trở nên phức tạp hơn nhiều.

Thứ trưởng Liên hợp quốc về các vấn đề nhân đạo Martin Griffiths cũng có mặt tại cuộc họp của OIC và cảnh báo rằng nền kinh tế của Afghanistan “hiện đang rơi tự do”.

“23 triệu người đang phải đối mặt với nạn đói, cơ sở y tế quá tải với trẻ suy dinh dưỡng, khoảng 70% giáo viên không được trả lương và hàng triệu trẻ em, tương lai của Afghanistan không được đến trường. Nếu chúng ta không hành động dứt khoát và có lòng trắc ẩn, tôi sợ người dân sẽ khó cầm cự được qua mùa đông này”, ông Griffiths nói.

Bộ trưởng Ngoại giao Pakistan Shah Mahmood Qureshi cho biết việc mở khóa các kênh tài chính và ngân hàng là điều cần thiết “bởi vì nền kinh tế không thể hoạt động và mọi người không thể giúp đỡ nếu không có hệ thống ngân hàng”.

Ngoài viện trợ tức thời, Afghanistan cần được giúp đỡ để đảm bảo ổn định kinh tế lâu dài.

Phần lớn sẽ phụ thuộc vào việc liệu Washington có sẵn sàng giải phóng hàng tỷ USD dự trữ của ngân hàng trung ương và dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đã khiến nhiều tổ chức và chính phủ né tránh các giao dịch trực tiếp với Taliban hay không.

Ông Muttaqi nhắc lại rằng Taliban sẽ không cho phép Afghanistan được sử dụng làm căn cứ cho các cuộc tấn công vào các nước khác và ông nói rằng sẽ không có hành động trả đũa nào được thực hiện đối với các quan chức của chính phủ cũ.

Tuy nhiên, Taliban đã phải đối mặt với chỉ trích nặng nề vì khiến phụ nữ không có việc làm và trẻ em gái không được đi học, đồng thời loại trừ các bộ phận rộng rãi của xã hội Afghanistan khỏi chính phủ.

Họ cũng bị buộc tội chà đạp nhân quyền và bất chấp lời hứa ân xá, nhắm vào các quan chức của chính quyền cũ.

Sơn Tùng (Tổng hợp)

Bình Luận

Tin khác

Nhà đầu tư nước ngoài vẫn 'đổ tiền' vào thị trường bất động sản Việt Nam

Nhà đầu tư nước ngoài vẫn "đổ tiền" vào thị trường bất động sản Việt Nam

(CLO) Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 tổng vốn đầu tư FDI, với hơn 1,73 tỷ USD, chiếm gần 18,7% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 78,2% so với cùng kỳ. 

Kinh tế vĩ mô
Bộ Công Thương sẽ hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Bộ Công Thương sẽ hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

(CLO) Bộ Công Thương vừa có Quyết định số 1003 Ban hành Kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2024.

Kinh tế vĩ mô
Không khuyến khích phát điện mặt trời mái nhà vào hệ thống điện quốc gia

Không khuyến khích phát điện mặt trời mái nhà vào hệ thống điện quốc gia

(CLO) Cục Điều tiết điện lực cho rằng, chỉ nên khuyến khích điện mặt trời mái nhà tự sản - tự tiêu, không nên khuyến khích (thậm chí nên hạn chế) phát loại điện này vào hệ thống.

Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ “ngược dòng chảy” với thế giới

Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ “ngược dòng chảy” với thế giới

(NB&CL) Trái ngược với sự bi quan đối với nền kinh tế toàn cầu, các tổ chức nghiên cứu quốc tế lại lạc quan về triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô
ADB: Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu trong khu vực

ADB: Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu trong khu vực

(NB&CL) Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong quý I/2024, GDP Việt Nam ghi nhận mức tăng 5,66%, đây là mức tăng cao nhất trong quý I kể từ năm 2020 đến nay. Nhiều chỉ số tăng trưởng kinh tế như công nghiệp, dịch vụ, xuất nhập khẩu và thu hút vốn FDI đều ghi nhận sự tăng trưởng tích cực.

Kinh tế vĩ mô