Cần chú trọng phân cấp, tạo thuận lợi cho địa phương trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Thứ năm, 18/01/2024 09:45 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Tại chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 5, chiều 16/1, Quốc hội tiến hành thảo luận về dự thảo Nghị quyết một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Theo dự kiến, ngày 18/1, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết này.

Trao đổi bên lề Kỳ họp, Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thị Sửu nhấn mạnh sự cần thiết phải có cơ chế đặc thù nhằm đẩy nhanh tiến độ, tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Trong đó, chú trọng nội dung phân cấp, tạo sự thuận lợi cho địa phương trong thực hiện.

+ Thưa Đại biểu Quốc hội, tại Kỳ họp bất thường lần này, Quốc hội sẽ xem xét thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Quan điểm của Đại biểu về nội dung này như thế nào?

- Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Sửu: Đây là một trong những nội dung quan trọng tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5 của Quốc hội.

Thực tế cho thấy, rất cần thiết phải có cơ chế đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Do đó, tôi tán thành sự cần thiết sớm ban hành Nghị quyết tại kỳ họp lần này.

Mục đích của Nghị quyết hướng tới nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện; kịp thời tháo gỡ triệt để các khó khăn, vướng mắc hiện nay. Đồng thời, mang đến lợi ích thực tế, thiết thực cho các đối tượng thụ hưởng chính sách, đặc biệt là người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi và người dân vùng hải đảo, vùng có điều kiện khó khăn…

can chu trong phan cap tao thuan loi cho dia phuong trong thuc hien cac chuong trinh muc tieu quoc gia hinh 1

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự thảo Nghị quyết một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

+ Theo dự thảo Nghị quyết mà Chính phủ trình Quốc hội, có 8 nhóm chính sách đặc thù nhằm tháo gỡ triệt để các khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia trong thời gian tới. Đại biểu có ý kiến như thế nào đối với các nhóm chính sách này?

- Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Sửu: Về 8 nhóm chính sách đưa vào cơ chế đặc thù lần này, hầu hết các Đại biểu Quốc hội tán thành ở mức độ nhất định nhưng vẫn còn băn khoăn ở nhiều cơ chế, giải pháp.

Theo đó, nhiều cơ chế, giải pháp cần đưa vào một cách cụ thể, rành mạch, rõ ràng hơn nhằm tạo thuận lợi khi áp dụng, vừa đáp ứng được cơ sở thực tiễn, đồng thời đáp ứng được cơ sở khoa học, logic, giải quyết vướng mắc và tạo được sự đồng thuận trong việc thực hiện các nhiệm vụ giữa các bộ ngành, các địa phương và đặc biệt là giữa các cấp chính quyền…

Đối với chính sách phân bổ ngân sách, tôi đề nghị có quy định rất cụ thể phân cấp giữa quyền hạn của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh với Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã. Cần xác định vai trò của Hội đồng nhân dân cấp xã hiện nay trong việc giám sát định hướng cho Ủy ban nhân dân cấp xã triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia cụ thể như thế nào, vì hầu hết các chương trình mục tiêu quốc gia đều giao cho cấp xã làm chủ đầu tư.

Do đó, cần có phân cấp rành mạch, tạo điều kiện thuận lợi để Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã làm “tròn vai” theo quy định, không bị chồng chéo. Từ đó, thúc đẩy tiến độ và đề cao trách nhiệm của từng cấp chính quyền trong việc triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Ngoài ra, quy định tại dự thảo Nghị quyết liên quan đến vấn đề phân cấp chưa thật sự rõ ràng, khi dùng từ “trong trường hợp cần thiết”; không quy định cụ thể là phân cấp nội dung gì, phân cấp về phân bổ vốn hay xây dựng, xét duyệt đề án chi tiết hay câu chuyện giám sát, quản lý các nội dung chính sách liên quan ở cả 3 chương trình mục tiêu quốc gia.

Hiện nay, đối với nội dung giao thẩm quyền hướng dẫn 3 chương trình mục tiêu quốc gia là 3 cơ quan khác nhau. Vậy, sau khi Nghị quyết của Quốc hội được thông qua, Chính phủ cần có chỉ đạo và các Bộ, ngành hướng dẫn cụ thể cũng cần có sự đổi mới. Nên hội tụ thành một hướng dẫn chung cho cả 3 chương trình mục tiêu quốc gia.

can chu trong phan cap tao thuan loi cho dia phuong trong thuc hien cac chuong trinh muc tieu quoc gia hinh 2

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Sửu.

Chính phủ đề xuất 8 chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh các chương trình mục tiêu quốc gia

Dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia do Chính phủ trình Quốc hội gồm 6 Điều quy định về: Phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; giải thích từ ngữ; nội dung các cơ chế đặc thù; tổ chức thực hiện và điều khoản thi hành.

Nội dung cơ bản của 8 cơ chế đặc thù, bao gồm: Cơ chế phân bổ, giao dự toán chi thường xuyên ngân sách Trung ương hằng năm; Cơ chế điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước, điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn hằng năm; Ban hành quy định trình tự, thủ tục, tiêu chí, mẫu hồ sơ lựa chọn dự án phát triển sản xuất; Cơ chế sử dụng ngân sách nhà nước trong trường hợp giao chủ dự án phát triển sản xuất tự thực hiện việc mua sắm hàng hóa, Chính phủ đề xuất Quốc hội quyết nghị cơ chế khác quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15; Cơ chế quản lý, sử dụng tài sản hình thành từ dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, Chính phủ đề xuất cơ chế đặc thù chưa được quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 và các quy định khác có liên quan…

Dự thảo Nghị quyết cũng đề xuất: Cơ chế ủy thác vốn cân đối của ngân sách địa phương qua hệ thống ngân hàng chính sách xã hội; cơ chế thí điểm phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; cơ chế giao kế hoạch đầu tư công trung hạn, đầu tư vốn hằng năm đối với dự án đầu tư quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp, trên cơ sở thực tiễn triển khai và nguyện vọng của nhiều địa phương.

+ Ngoài các nội dung trên, Đại biểu có góp ý cụ thể nào vào cơ chế đặc thù nhằm tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị quyết trước khi trình Quốc hội thông qua vào ngày 18/1?

- Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Sửu: Bên cạnh một số nội dung nêu trên, tôi cho rằng, cần tiếp tục rà soát, nghiên cứu hoàn thiện thêm nội dung về chuyển nguồn, về hình thành tài sản sau đầu tư…

Cụ thể, nội dung chuyển nguồn cũng có nhiều ý kiến, do đó phải có một hướng dẫn từ các cơ quan thường trực thì mới hiệu quả. Tuy nhiên, không nên có sự phân biệt cao thấp và phân biệt của một Bộ, ngành cụ thể nào mà là việc chung cần phối hợp và thống nhất thực hiện, đảm bảo tính hiệu quả.

Về hình thành tài sản sau đầu tư, mặc dù là nguồn thường xuyên cũng phải xác định rõ là tài sản hình thành từ ngân sách Nhà nước thì được gọi là tài sản gì. Lâu nay, theo nguyên lý chung, tài sản được hình thành từ ngân sách được hiểu là tài sản công và quản lý sử dụng cũng theo Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và đầu tư phải theo đầu tư công. Vậy, cần phân biệt rạch ròi cơ chế chính sách này có biệt lệ hay không? Nếu có thì cũng phải quy định rõ để giao trách nhiệm giám sát, quản lý và hướng dẫn thực hiện cụ thể.

Liên quan đến đối ứng ngân sách của địa phương, hiện nay rất nhiều địa phương khó khăn. Trong đó, những địa phương tiếp nhận 3 chương trình mục tiêu quốc gia hầu hết là các địa phương không tự cân đối được ngân sách. Do đó, cần quan tâm tới vấn đề đối ứng ngân sách để đầu tư công, đảm bảo phù hợp, để các chương trình được triển khai hiệu quả trên cơ sở xác định tỷ lệ phù hợp với từng vùng miền, địa phương khác nhau…

+ Xin trân trọng cảm ơn Đại biểu Quốc hội!

Thiên An (Thực hiện)

Bình Luận

Tin khác

Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

(NB&CL) Khi Điện Biên Phủ, vùng rừng núi hiểm trở cách xa hậu phương 600 đến 700 km, trở thành nơi quyết chiến chiến lược của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954), Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận định: “Trên mặt trận Điện Biên Phủ, vấn đề bảo đảm cung cấp lương thực, đạn dược là nhân tố vô cùng quan trọng, quan trọng không kém các vấn đề chiến thuật, khó khăn về cung cấp lương thực không kém khó khăn về tác chiến”.

Góc nhìn
Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Thành phố Hồ Chí Minh: Tháo gỡ điểm nghẽn hạ tầng để thúc đẩy liên kết vùng

Thành phố Hồ Chí Minh: Tháo gỡ điểm nghẽn hạ tầng để thúc đẩy liên kết vùng

(NB&CL) Nằm trong xu thế phát triển chung, vấn đề liên kết vùng, liên kết ngành là định hướng quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đây cũng là một trong những vấn đề được TP.HCM đặc biệt coi trọng, xem đây là một trong những nguồn lực quan trọng trong quá trình phát triển.

Góc nhìn
Việt Nam quê hương ta đẹp lắm…

Việt Nam quê hương ta đẹp lắm…

(CLO) Trong những ngày này, cả nước đang hồ hởi, phấn khởi chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn