Cần khung pháp lý cho “hiệp sĩ”!

Thứ năm, 17/05/2018 08:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Đêm 13 và cả ngày 14/5, cả TP.HCM bàng hoàng và chấn động vì tin dữ. Ai cũng ngậm ngùi tiếc thương cho sự ra đi cùng lúc của 2 “hiệp sĩ” đường phố của nhóm Tân Bình. Người dân đang từng giờ từng phút trông chờ vào việc trừng trị thích đáng những kẻ dã tâm sát hại những con người tử tế như thế. Những người có trách nhiệm của TP. HCM phải sớm có giải pháp cho hoạt động của các đội nhóm “hiệp sĩ” đường phố để bi kịch như vụ án mạng đêm 13/5 không xảy ra nữa.

Hiện chưa có quy định nào về trách nhiệm của “hiệp sĩ đường phố”. Do đó, cần có một quy chế hoạt động và trách nhiệm, chế độ rõ ràng để phát huy, nhân rộng, đồng thời cũng bảo vệ quyền và lợi ích cho bản thân họ.

Không thuộc biên chế của cơ quan tổ chức nào

Hiệp sĩ đường phố hiện nay hoạt động theo mô hình câu lạc bộ Phòng chống tội phạm của những người nghĩa hiệp, có tâm, có trách nhiệm với cộng đồng, có kinh nghiệm phòng chống tội phạm.

Cho đến thời điểm này, chưa có quy định nào về trách nhiệm hiệp sĩ đường phố trong việc bắt giữ người phạm tội. Tuy nhiên, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ phát hiện, tố giác, báo tin về tô%3ḅi phạm; tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm (theo quy định tại khoản 2 điều 5 Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015). Người đang thực hiện hành vi phạm tội, hoặc ngay sau khi phạm tội mà bị phát hiện thì bất kỳ ai cũng có quyền tước hung khí, vũ khí của đối tượng, bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan công an nơi gần nhất.

Những hiệp sĩ đường phố thường làm công việc lưu động, như xe ôm, chở hàng nên dễ dàng phát hiện và truy bắt tội phạm ở mọi địa bàn, còn Công an xã, phường phát hiện, bắt giữ, tiếp nhận người phạm tội quả tang… theo địa bàn quản lý. Việc Công an tình cờ phát hiện, truy bắt tội phạm ngoài địa bàn phụ trách với tư cách là công dân cũng phù hợp với quy định pháp luật.

ĐBQH Bùi Văn Xuyền (Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội) cho rằng câu chuyện hiệp sĩ, những người tự nguyện phối hợp với công an đứng ra phòng chống tội phạm là câu chuyện không phải bây giờ mới có.

“Nhưng bây giờ hỏi họ biên chế ở đâu, trách nhiệm của cơ quan nào và có quy định gì về trách nhiệm và quyền lợi của họ không thì rõ ràng là chưa. Nếu là biên chế của các lực lượng như: bảo vệ dân phố, dân quân tự vệ hay công an viên khi tham gia phòng chống tội phạm có vấn đề liên quan đến quyền lợi, trách nhiệm của họ thì sẽ căn cứ vào luật pháp giải quyết.

Nhưng các hiệp sĩ này đều là tự nguyện tham gia, giống như cán bộ phong trào, nhân dân tham gia thôi nên giờ xác định quyền lợi rất khó. Chỉ có thể giải quyết trên phương diện hỗ trợ từ cơ quan nhà nước, tình cảm, trách nhiệm của công an, địa phương, cộng đồng khi xảy ra sự cố mà thôi” - ông Xuyền chia sẻ. 

Báo Công luận
 

Cần tập huấn kỹ năng cho “hiệp sĩ đường phố”

Đại tá Trần Sơn, nguyên Phó trưởng phòng Phòng hướng dẫn luật và điều tra, giải quyết tai nạn giao thông của Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) đánh giá mô hình hiệp sĩ săn bắt cướp có nhiều mặt tiêu cực và tích cực. Trước tình hình diễn biến phức tạp về an ninh trật tự (ANTT), tội phạm lộng hành, cướp giật, trộm cắp xảy ra nhiều nên xuất hiện các nhóm “hiệp sĩ đường phố” (theo cách gọi của người dân).

 Về mặt tích cực, việc săn bắt cướp của nhóm “hiệp sĩ đường phố” là mô hình tự phát theo kiểu Lục Vân Tiên, nghĩa hiệp, người tốt, dũng cảm trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm (PCTP). Đây là hoạt động tự nguyện, thúc đẩy phong trào toàn dân PCTP. 

Theo đại tá Sơn, nhiều năm qua chúng ta thấy hiệu quả mô hình săn bắt cướp ở TP.HCM, Đồng Nai, Biên Hòa có tín hiệu tích cực, được xã hội đồng thuận, nhiều đối tượng thực hiện hành vi phạm tội đã phải trả giá trước pháp luật. Đây là mô hình mang tính tự phát của một số người nghĩa hiệp, họ tự nguyện đứng ra đương đầu với hiểm nguy để săn bắt tội phạm để đảm bảo cuộc sống bình yên cho nhân dân.

“Điều đáng chú ý, hiện nay các “hiệp sĩ” chưa được tập hợp lại một cách bài bản để cơ quan chức năng tập huấn trong việc PCTP. Cụ thể như tập huấn tự bảo vệ bản thân mình, nghiệp vụ theo dõi, bắt quả tang và những quy định của pháp luật trong PCTP”, đại tá Trần Sơn nhấn mạnh.

Theo đại tá Sơn, hiện nay tội phạm ngày càng manh động, tội phạm trang bị vũ khí nóng, nếu bị truy đuổi sẽ chống trả quyết liệt nên rất nguy hiểm vì vậy cần sớm có quy định về việc bảo vệ cho “hiệp sĩ” nhằm đảm bảo quyền lợi cho họ khi tham gia đấu tranh PCTP. Đồng thời, cần nghiên cứu xây dựng mô hình “hiệp sĩ đường phố” trong việc đấu tranh PCTP cướp giật, trộm cắp tài sản.

“Cần tập huấn cho các hiệp sĩ các kỹ năng khi theo dõi đối tượng, bắt tội phạm trên đường, mở lớp dạy võ miễn phí để họ tự vệ bản thân và có thể nghiên cứu trang bị cho họ công cụ hỗ trợ cần thiết. Đặc biệt, nên có quỹ PCTP để duy trì động viên các hiệp sĩ tham gia hoạt động đường phố này”, đại tá Sơn nhấn mạnh.

Báo Công luận
 

Tổ chức bài bản, duy trì trong thời gian nhất định

Khi chọn câu trả lời “cần hiệp sĩ” thì thành phố cần coi “hiệp sĩ” là cánh tay nối dài của lực lượng công an. Trước hết, họ được nằm trong một tổ chức an ninh bán vũ trang (như ở một số nước không nhiều trong khu vực Đông Nam Á là Indonesia, Malaysia), được tuyển chọn cẩn thận, được huấn luyện, được học luật, học các kỹ năng đối phó với những kẻ hung hãn có vũ trang, được trang bị vũ khí và trang thiết bị chuyên dụng như máy bộ đàm, roi điện, áo giáp, được đứng trong một đội ngũ có tổ chức chứ không phải là những nhóm rời rạc, tự phát; được trả lương từ quỹ lương do nhân dân đóng góp, có bảo hiểm nhân mạng. 

Giá như họ được trang bị loại máy bộ đàm di động, liên thông với các nhóm cảnh sát cơ động, với công an khu vực thì đêm 13/5 vừa qua đã không trở nên tang thương như thế. Chỉ khi đó, người dân, người thân mới yên tâm về họ, bản thân họ tự tin khi làm việc nghĩa và yên tâm với công việc và niềm đam mê mà mình theo đuổi.

Tuy nhiên, trong một định hướng lâu dài, về lực lượng bảo đảm an ninh cho một thành phố lớn, TP.HCM phải phát triển như các đô thị trên thế giới ở châu Âu, Bắc Mỹ. Trên quan điểm “chức năng luận”, có nghĩa là mỗi bộ phận trong một tổng thể sinh ra để thực hiện phần việc của mình, các bác sĩ có chức năng chữa bệnh, các thầy giáo có chức năng dạy học; tương tự, cảnh sát có chức năng để bảo vệ, duy trì trạng thái bình thường của một địa phương. 

Họ được đào tạo bài bản, được trang bị đến “tận răng”, được người dân trao quyền và được nhận lương từ thuế của người dân thì họ phải làm chuyện đó, không thể “nhượng quyền” hay giao cho những người đang là xe ôm, là công nhân, là người làm thuê độ nhật. 

Trong lúc lực lượng công an chưa đủ mạnh thì lực lượng “hiệp sĩ” là cần thiết nhưng chỉ nên duy trì trong một thời gian nhất định, không nên coi là lực lượng thường trực vĩnh viễn.

Khánh An

Tin khác

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn
Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

(NB&CL) Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay quá thấp so với mức chi tiêu cơ bản, mức sống thực tế của người dân và không phù hợp với sự biến động liên tục của mặt bằng giá. Điều này đã được giới chuyên gia cũng như báo chí lên tiếng khá nhiều nhưng cho tới nay, mức trừ gia cảnh vẫn không thay đổi...

Góc nhìn