Cần làm mới du lịch Đồng bằng Sông Cửu Long

Thứ bảy, 04/07/2020 10:03 AM - 0 Trả lời

(CLO) Đồng bằng sông Cửu Long giàu tài nguyên du lịch nhưng nhiều năm nay chưa làm mới sản phẩm nên những sản phẩm “ăn khách” từ hàng chục năm trước như các món ăn cá tai tượng chiên xù, cá lóc nướng trui, tát mương bắt cá… đã trở nên nhàm chán với du khách.

Sự kiện: du lịch

Ông Dương Tấn Hiển, Phó chủ tịch UBND TP.Cần Thơ phát biểu tại hội thảo

Ông Dương Tấn Hiển, Phó chủ tịch UBND TP.Cần Thơ phát biểu tại hội thảo

Theo đó, “Làm mới du lịch các tỉnh ĐBSCL?” là chủ đề được đưa ra tại Hội thảo “Kết nối du lịch Đồng bằng sông Cửu Long” do Sở Du lịch TP.HCM, Sở VH TT & DL TP.Cần Thơ phối hợp cùng Báo Tuổi trẻ tổ chức. Hội thảo thu hút sự tham dự của các Hiệp hội Du lịch TP.HCM, Hiệp hội Du lịch ĐBSCL, Hiệp hội Du lịch các tỉnh khu vực ĐBSCL, cùng với các doanh nghiệp du lịch và lữ hành…

Tại hội thảo, Phó chủ tịch UBND TP.Cần Thơ Dương Tấn Hiển cho biết, TP.Cần Thơ có vị trí thuận lợi, điều kiện hạ tầng giao thông đường bộ, đường hàng không và đường thủy thuận lợi, là một điểm đến, điểm trung chuyển kết nối du khách đến vùng ĐBSCL. Theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng ĐBSCL đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, xác định: “Phấn đấu đưa TP.Cần Thơ trở thành trung tâm du lịch và điều phối khách cho toàn vùng ĐBSCL, là một trong những trung tâm phát triển du lịch của cả nước”. TP. Cần Thơ đã và đang thu hút đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện tốt nhất cho nhà đầu tư, doanh nghiệp phát triển du lịch…

Ông Dương Tấn Hiển cho rằng: “Hội thảo kết nối du lịch ĐBSCL sẽ là cơ hội cho các địa phương, chuyên gia, doanh nghiệp trao đổi, tìm giải pháp phát triển du lịch ĐBSCL trong mối liên kết phát triển du lịch với TP.HCM. Do ảnh hưởng dịch Covid-19, thị trường du lịch quốc tế chưa thể phục hồi, thị trường du lịch nội địa cần được quan tâm, trong đó, hoạt động kích cầu, kết nối du lịch ĐBSCL với TP.HCM là nhiệm vụ rất cần thiết, nhằm sớm phục hồi ngành du lịch của vùng ĐBSCL sau dịch bệnh…”

Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM Bùi Tá Hoàng Vũ trình bày tại hội thảo để kết nối, làm mới du lịch ở các tỉnh ĐBSCL

Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM Bùi Tá Hoàng Vũ trình bày tại hội thảo để kết nối, làm mới du lịch ở các tỉnh ĐBSCL

Hội thảo đã tập trung bàn luận xoay quanh vấn đề, vùng ĐBSCL trù phú với nhiều sản phẩm du lịch đặc trưng như: chợ nổi, du lịch miệt vườn, văn hóa bản địa, sản vật địa phương đặc sắc… Tuy nhiên, chưa thu hút được nhiều du khách và khai thác được tiềm năng vốn có bởi nhiều lý do như sản phẩm du lịch cũ, trùng lặp, chưa tạo ra được những điểm mới.

Ông Lê Thế Chữ, Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, cho biết: “Chúng tôi đã tham khảo rất nhiều từ du khách, từ các công ty lữ hành, hướng dẫn viên du lịch, hầu hết đều cho rằng du khách đến với ĐBSCL là bởi sự hấp dẫn về văn hóa của một vùng đất trù phú, đến vì du lịch miệt vườn sông nước, thiên nhiên, tấm lòng đôn hậu, chất phác và cực kỳ hiếu khách của người dân ở khu vực này…

Theo thống kê, lượng du khách đến với ĐBSCL năm 2019 khoảng trên 44,8 triệu lượt khách, trong đó du khách quốc tế chiếm 3,5 triệu lượt. So với con số trên 19 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam năm 2019, con số đó không phải quá ít. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng du lịch ĐBSCL lẽ ra phải có nhiều du khách hơn thế nữa…”

Không phải đến nay, TP.HCM mới kết nối phát triển du lịch ĐBSCL mà từ tháng 11/2019, tại TP. Bạc Liêu, TP.HCM và 13 tỉnh, thành ĐBSCL đã ký kết liên kết hợp tác phát triển du lịch. Ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM, cho biết: “TP.HCM và 13 tỉnh thành ĐBSCL đã có ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển du lịch và đang từng bước thực hiện các nội dung thỏa thuận như liên kết phát triển các sản phẩm mới, kích cầu du lịch và tổ chức các hoạt động đào tạo, đặc biệt triển khai 3 tuyến du lịch mới kết nối giữa TP.HCM và 13 tỉnh, thành ĐBSCL.

Đó là, tuyến “Những nẻo đường phù sa”: TP.HCM - Long An - Tiền Giang - Vĩnh Long - Cần Thơ - Hậu Giang - Sóc Trăng - Bạc Liêu - Cà Mau; tuyến du lịch “Sắc màu vùng biên”: TP.HCM - Long An - Đồng Tháp - An Giang - Kiên Giang; tuyến du lịch “Non nước hữu tình”: TP.HCM - Tiền Giang - Bến Tre - Trà Vinh - Sóc Trăng - Bạc Liêu - Cà Mau. Và qua 6 tháng triển khai, chỉ riêng 5 doanh nghiệp lữ hành lớn, đã có hơn 50.000 lượt khách du lịch từ TP.HCM đi tham quan, du lịch, trải nghiệm những đặc sắc của 13 tỉnh, thành ĐBSCL, góp phần gia tăng số lượng khách quốc tế và nội địa đến ĐBSCL trong 2 tháng đầu năm 2020…”

Sông nước, miệt vườn của ĐBSCL luôn thu hút khách quốc tế khi đến du lịch tại Việt Nam

Sông nước, miệt vườn của ĐBSCL luôn thu hút khách quốc tế khi đến du lịch tại Việt Nam

Các chuyên gia du lịch, các doanh nghiệp lữ hành đều thừa nhận là ĐBSCL giàu tài nguyên du lịch nhưng nhiều năm nay chưa làm mới sản phẩm nên những sản phẩm “ăn khách” từ hàng chục năm trước như các món ăn cá tai tượng chiên xù, cá lóc nướng trui, tát mương bắt cá… đã trở nên nhàm chán với du khách.  Theo các chuyên gia du lịch thì chợ nổi ĐBSCL là một di sản, sản phẩm đặc trưng của vùng sông nước miền Tây, vẫn còn hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước, cần phải bảo tồn. Đồng thời, ĐBSCL có thế mạnh văn hóa bản địa là nguồn tài nguyên du lịch quý giá, là những câu chuyện hấp dẫn du khách cần xây dựng sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu du khách.

Tiềm năng du lịch ĐBSCL vẫn còn hứa hẹn nhiều triển vọng phát triển. “Tôi tin rằng không phải ngẫu nhiên mà ban tổ chức chương trình “Ấn tượng Việt Nam” chọn Cần Thơ “Xứ Tây Đô miền sông nước, gạo trắng nước trong” là địa điểm để tiếp tục chuỗi các hoạt động kích cầu du lịch khắp các tỉnh thành của mình. TP. Hồ Chí Minh và ĐBSCL là khu vực có văn hóa đặc sắc, ẩm thực đa dạng phong phú, rất nhiều tiềm năng phát triển du lịch nhưng đang cần những hành động phối hợp, thúc đẩy mạnh mẽ hơn để bứt phá không chỉ ở tầm quốc gia mà còn quốc tế…” - ông Chu Việt Cường, Thành viên HĐQT Vietjet Air nhận định.

Huỳnh Biển

Tin khác

Họa sĩ Lê Vinh - Bậc thầy vẽ tranh bằng bút bi cực thực

Họa sĩ Lê Vinh - Bậc thầy vẽ tranh bằng bút bi cực thực

(NB&CL) Được đào tạo sử dụng các chất liệu màu nước, sơn dầu, lụa, khắc gỗ… nhưng họa sĩ Lê Vinh, chàng trai sinh năm 1979 tại huyện Ba Vì, Hà Nội, lại chọn hướng đi riêng sau khi tốt nghiệp, để rồi thể loại tranh vẽ bằng bút bi mới lạ đưa anh trở thành hiện tượng trong làng hội họa Việt Nam.

Đời sống văn hóa
Lễ hội đường phố Đồng Hới rực rỡ sắc màu

Lễ hội đường phố Đồng Hới rực rỡ sắc màu

(CLO) Ngày 28/4, tại trung tâm thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình), Ủy ban nhân dân thành phố Đồng Hới đã tổ chức Lễ hội đường phố năm 2024, với sự tham gia của hàng trăm nghệ sĩ biểu diễn nhiều tiết mục văn nghệ, thời trang...

Đời sống văn hóa
Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

(CLO) Được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: Đồi C4 anh hùng, Đồi Ba cây thông… từ năm 1965 đến năm 1973 của thế kỷ trước, trên Đồi C4 đã diễn ra những trận chiến đấu ác liệt của các chiến sĩ Đại đội 4 thuộc Trung đoàn 228 nhằm tiêu diệt máy bay của Đế quốc Mỹ dội bom xuống cầu Hàm Rồng.

Đời sống văn hóa
Âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

(CLO) Chương trình "Khi âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật" của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam diễn ra vào chủ nhật cuối cùng mỗi tháng, miễn phí cho tất cả khách tham quan.

Đời sống văn hóa
Bảo tàng tỉnh Gia Lai tiếp nhận hơn 200 kỷ vật của Anh hùng Núp

Bảo tàng tỉnh Gia Lai tiếp nhận hơn 200 kỷ vật của Anh hùng Núp

(CLO) Việc trao tặng những kỷ vật của Anh hùng Núp cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai với mong muốn lan tỏa những câu chuyện vô cùng thú vị về một người con ưu tú của các dân tộc Tây Nguyên.

Đời sống văn hóa