Chết vì bả... vinh hoa

Thứ ba, 01/09/2020 08:07 AM - 0 Trả lời

(CLO) Chủ tịch UBND TP. Hà Nội bị bắt tạm giam, đã sang ngày thứ 4 mà vẫn không khiến dư luận thôi hết bàng hoàng. Cũng bởi ông Chung từng là một dũng tướng, trẻ nhất, giỏi bậc nhất, đường quan lộ ngời sáng trước mắt, lại có chiến công kiềm tỏa dịch Covid-19 cho Thủ đô...

1. Chiều 28/8, Quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam ông Nguyễn Đức Chung được Cơ quan an ninh điều tra tống đạt chiều 28/8. Tối cùng ngày, Cơ quan an ninh điều tra đã khám xét nhà riêng của ông Chung tại phố Trung Liệt (quận Đống Đa, Hà Nội). Việc khám xét cũng đồng thời diễn ra tại nơi làm việc của ông Chung ở trụ sở UBND TP. Hà Nội.

Theo Thiếu tướng Tô Ân Xô - Chánh văn phòng Bộ Công an, ông Chung bị bắt tạm giam 4 tháng về tội "chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước".

Rất đông người dân hiếu kỳ tại buổi khám nhà ông Nguyễn Đức Chung. Ảnh: VnExpress

Rất đông người dân hiếu kỳ tại buổi khám nhà ông Nguyễn Đức Chung. Ảnh: VnExpress

Liên quan vụ án này, hai thuộc cấp của ông Chung và một cán bộ công an đã bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về cùng tội danh. Ba người bị bắt gồm Nguyễn Anh Ngọc (46 tuổi), công tác tại phòng thư ký - biên tập, tổ giúp việc UBND TP Hà Nội; Nguyễn Hoàng Trung (37 tuổi), là lái xe của ông Chung, đồng thời là chuyên viên Văn phòng UBND TP. Hà Nội và Phạm Quang Dũng (37 tuổi), cán bộ của C03 (Bộ Công an).

Ông Chung và đồng phạm được cho là đã có hành vi chiếm đoạt tài liệu liên quan đến vụ án buôn lậu, vi phạm quy định về kế toán, rửa tiền, vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Công ty TNHH thương mại và dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường (Công ty Nhật Cường), Sở KH-ĐT Hà Nội và một số đơn vị liên quan.

Hành vi chiếm đoạt tài liệu mật xảy ra khi C03 đang thụ lý điều tra vụ án Nhật Cường - là một trong những đại án về kinh tế tham nhũng lớn, được Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo.

Đối với một vụ án được cho là “đại án”, được trực tiếp Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo, thì mọi thứ coi như khép lại với ông Chung. Những người từng tin yêu, trân quý ông hết mức cũng không còn biết lấy gì để bám víu.

2. Nguyễn Đức Chung sinh năm 1967, là cử nhân kinh tế, tiến sĩ luật, từng nhiều năm làm công tác điều tra hình sự, lần lượt giữ các chức vụ Phó phòng, Trưởng phòng CSHS, Phó Giám đốc, Giám đốc CA, Chủ tịch UBND, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội. Đặc biệt, ông Chung từng được phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang khi mới 37 tuổi và được phong hàm Thiếu tướng khi mới 46 tuổi - Thiếu tướng trẻ nhất ngành thời điểm được phong hàm.

Nhưng khi rời lực lượng công an, ông bắt đầu dính vào các lùm xùm về đấu thầu, đầu tư công, những đồn đoán về sự “lộng hành” của “quan bà”, “thái tử”,…

Nguyễn Đức Chung là Thiếu tướng trẻ nhất ngành Công an thời điểm được phong hàm.

Nguyễn Đức Chung là Thiếu tướng trẻ nhất ngành Công an thời điểm được phong hàm.

Tại sao một tướng công an, trưởng thành trong môi trường khắc nghiệt, một anh hùng lực lượng vũ trang từng tay không tấc sắt, một mình cứu mạng 4 con tin trong vụ án bắt cóc rúng động thủ đô một thời lại có thể dễ dàng sa ngã? Tại sao một lãnh đạo trẻ trung, quyết đoán, được bồi dưỡng tốt, tín nhiệm cao… lại có thể nhanh chóng đứt gánh giữa đường?...

Không ai có thể trả lời chính xác nhất những câu hỏi trên với trường hợp ông Chung, cũng thật khó để so sánh ông với những quan chức đã “ngã ngựa”, là những ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh, Nguyễn Hữu Tín, Trần Vĩnh Tuyến… Họ đều xuất thân dân sự, đã không thể trụ vững trước những cám dỗ của lợi ích, của đồng tiền, đã say mê quyền lực, lạm dụng quyền lực, tự tin thái quá với quyền lực mà đúng ra Đảng, Nhà nước và nhân nhân trao cho là để phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc chứ không phải chăm bẵm chỗ thân quen, cánh hẩu. Ông Chung khác họ, vì từng là một dũng tướng.

Bắt đầu từ vụ án Nhật Cường, vị tướng "huyền thoại" Nguyễn Đức Chung đã chính thức gục ngã, không phải trước tội phạm, quân thù, mà gục ngã bởi quyền lực và lợi ích. Đó là con đường tha hóa mà đạo đức công vụ, công cụ luật pháp không phải/chưa đủ là phanh hãm hữu hiệu.

3. Trước ông Chung, đã có hàng loạt các tướng lĩnh bị Bộ Chính trị, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các cơ quan tư pháp kỷ luật, xử lý trách nhiệm hình sự. Đó là trường hợp Trung tướng Bùi Văn Thành và Thượng tướng Trần Việt Tân, hai cựu Thứ trưởng Bộ Công an đã bị khởi tố để điều tra về những sai phạm trong quá trình công tác có liên quan đến Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ "nhôm") năm 2018 và đã phải chịu tội trước pháp luật.

Đó là trường hợp ông Phan Văn Vĩnh (Trung tướng, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Bộ Công an), ông Nguyễn Thanh Hoá (Đại tá, Cục trưởng C50 - Bộ Công an) bị tuyên phạt 9 và 10 năm tù về cùng tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ", cụ thể là có hành vi "bảo kê" cho đường dây đánh bạc nghìn tỷ do Nguyễn Văn Dương cầm đầu.

Liên tiếp các trường hợp tướng lãnh quân đội, công an bị kỷ luật, truy tố những năm gần đây. Ảnh: PLO

Liên tiếp các trường hợp tướng lãnh quân đội, công an bị kỷ luật, truy tố những năm gần đây. Ảnh: PLO

Ở Bộ Quốc phòng, nổi cộm nhất là trường hợp Đô đốc Nguyễn Văn Hiến - nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tư lệnh Quân chủng Hải quân được xác định mắc vi phạm trong quản lý và sử dụng đất quốc phòng, đã bị cắt các chức vụ trong Đảng, xóa tư cách nguyên Tư lệnh Quân chủng Hải quân, và mới đây là bị Cơ quan Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng phối hợp với Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương thi hành quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú…

Những cái tên trên chỉ là một vài điển hình tướng lĩnh từng can trường nay rớt rụng vì quyền lợi, tiếp tục cho thấy đạo đức công vụ, công cụ luật pháp không phải chưa đủ sức mạnh để chế ngự lòng tham, thậm chí gọi đúng là đã bại trận trước lòng tham.

Quay lại chuyện tướng Nguyễn Đức Chung, người ở phương xa những năm gần đây còn biết đến cụm từ “quà biếu Minh Hoa”, hay gặp cảnh người dân khi muốn cậy nhờ lãnh đạo, cán bộ Hà Nội ghé Siêu thị Minh Hoa chỉ để mua vỏ hộp, túi đựng rồi bỏ quà tặng tự chuẩn bị vào trước khi mang đi “cầu cạnh”, thì khó có thể nói người Hà Nội không nghe, không thấy, không biết.

Nên nói ông Chung “chết vì bả vinh hoa” nào có quá lời?

Kiên Giang

Tin khác

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn
Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

(NB&CL) Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay quá thấp so với mức chi tiêu cơ bản, mức sống thực tế của người dân và không phù hợp với sự biến động liên tục của mặt bằng giá. Điều này đã được giới chuyên gia cũng như báo chí lên tiếng khá nhiều nhưng cho tới nay, mức trừ gia cảnh vẫn không thay đổi...

Góc nhìn