Cho đúng nơi, nhân văn đúng chỗ!

Chủ nhật, 15/03/2020 09:58 AM - 0 Trả lời

(CLO) “Thương người như thể thương thân”, yêu thương, cảm thông, sẻ chia đã trở thành đạo lý sống của người Việt. Nhưng, người Việt cũng đúc kết rằng, "cách cho" quan trọng chẳng kém gì "của cho", "của cho" "lòng nhân" phải đúng chỗ, đúng người. Trong gian nan của đại dịch Covid-19, câu chuyện đúng nơi, đúng chỗ ấy lại được nhắc tới.

1. Những ngày đại dịch Covid-19 "căng như dây đàn" này, ngoài câu chuyện tốc độ lây lan dịch bệnh, côn số người tử vong và nhiễm bệnh, một vấn đề khác đang nhận được rất nhiều sự quan tâm, thậm chí là tranh luận gay gắt, tại ngay cả những quốc gia có nền kinh tế phát triển, ngân sách dồi dào là sự quá tốn kém, đắt đỏ trong chi phí xét nghiệm và điều trị cho bệnh nhân.

Nhân viên y tế đưa người nhiễm bệnh tại Kirkland, bang Washington tới cơ sở y tế. Tại Mỹ, chỉ riêng chi phí di chuyển này cũng đã rất đắt đỏ. Ảnh: Getty Images

Nhân viên y tế đưa người nhiễm bệnh tại Kirkland, bang Washington tới cơ sở y tế. Tại Mỹ, chỉ riêng chi phí di chuyển này cũng đã rất đắt đỏ. Ảnh: Getty Images

Đổ thêm bệnh, sốc nặng... đó là trạng thái của rất nhiều bệnh nhân dương tính tới Covid-19 tại nhiều nước khi đón nhận hóa đơn y tế điều trị căn bệnh đã xâm nhập và lan tràn với tốc độ tên lửa tới hơn 100 quốc gia trên khắp toàn cầu suốt gần 4 tháng qua. Frank Wucinsk- imột công dân gốc Pennsylvania sống ở "tâm dịch" Vũ Hán- khi về Mỹ, anh và con gái đã được đưa về căn cứ Miramar ở San Diego, California để cách ly. Sau thời gian bắt buộc, kết quả xét nghiệm cho thấy họ âm tính với mầm bệnh. Tuy nhiên, chưa kịp vui trước tin mình không mắc bệnh thì Frank Wucinsk đã ngỡ ngàng đến phát sốc khi đập vào mắt anh là tập hóa đơn y tế trị giá tổng cộng 3.918 USD tiền viện phí, chụp X-quang và xe cứu thương.

Nhưng Frank Wucinsk không phải là người Mỹ duy nhất rơi vào tình huống dở khóc dở cười ấy. Osmel Martinez Azcue- một kỹ sư ở Miami từng đến Trung Quốc vì công việc rồi trở về Mỹ.Trên đường lại Mỹ hôm 27/1, anh bị sốt ở sân bay Lisbon (Bồ Đào Nha). Lo lắng về nguy cơ nhiễm Covid-19, ngay khi về Mỹ, Osmel Martinez Azcue tới tới bệnh viện khám, làm xét nghiệm. Rất may, Osmel Martinez Azcue nhận kết quả âm tính. Tuy nhiên, đến ngày 14/2, Azcue bàng hoàng khi Công ty Bảo hiểm Quốc gia Mỹ (NGI) gửi hóa đơn hơn 3.270 USD tới nhà anh thanh toán cho các xét nghiệm virus corona anh đã tiến hành tại bệnh viện.

Tại Mỹ những ngày đại dịch Covid-19 này, chuyện người bệnh mắc dịch hay đơn giản chỉ là làm xét nghiệm, đi cách ly do nghi nhiễm, đều phải tự chi trả những chi phí điều trị rất đắt đỏ, không những chi phí điều trị mà còn cả chi phí cách ly đã không còn là chuyện hiếm. Thậm chí nhiều trường hợp đã phải trả một khoản chi phí không nhỏ chỉ cho việc di chuyển (có trường hợp mất đến hơn 3.200 USD tiền đi lại).

Nhưng chuyện tự chi trả chi phí đắt đỏ trong điều trị đã không chỉ diễn ra tại Mỹ. Tại Singapore, trên trang web của Bộ Y tế nước này ghi rõ, từ ngày 7/3/2020, ngoài trừ công dân Singapore, những người nước ngoài bị nhiễm Covid-19 phải tự thanh toán mọi chi phí điều trị, dao động vào khoảng từ 4.300 USD đến 5.800 USD (hơn 99,7 triệu đồng đến hơn 134 triệu đồng). Chỉ riêng việc xét nghiệm được miễn phí. 

Tại Thái Lan, ngày 10/3, người phát ngôn chính phủ Thái Lan Naruemon Pinyosinwat tuyên bố thẳng về câu chuyện chi phí điều trị Covid-19: "Về vấn đề chi phí của du khách trong điều trị y tế, họ phải tự lo". Theo đó, người Thái và người nước ngoài đang sinh sống ở Thái Lan sẽ được hưởng chương trình y tế của Thái Lan, các du khách tới nước này phải tự trang trải chi phí điều trị nếu nhiễm Covid-19 ở Thái Lan. 

Sự đắt đỏ này đã làm nảy sinh những bất bình, thậm chí là những tranh cãi không dứt xung quanh việc chính phủ hay người dân nên là bên phải thanh toán các chi phí liên quan đến xét nghiệm và chữa trị cho bệnh nhân COVID-19. Tại nước Mỹ, nhiều công dân nước này bức xúc cho rằng chính việc nước Mỹ thu phí quá cao được việc xét nghiệm, điều trị Covid-19 sẽ tác động tiêu cực đến hiệu quả của công tác phòng chống dịch bởi người dân sẽ "né" đi xét nghiệm. 

Tuy nhiên, chính quyền nhiều nước lại có những lý lẽ riêng. Phần lớn các chính phủ biện bạch rằng chi phí điều trị Covid-19 quá tốn kém, thời gian dịch quá dài, số ca điều trị quá lớn... đã, đang gánh nặng chi phí  trở nên quá tải, vượt xa sự chịu đựng của ngân sách. Đơn cử như Singapore, lý giải về những thắc mắc rằng tại sao Singapore "phân biệt" khi miễn phí điều trị với công dân Singapore  nhưng lại thu phí cao với người nước này, chính quyền đảo quốc sư tử không né tránh mà rằng chúng tôi làm vậy vì chúng tôi cần "ưu tiên các nguồn lực" tại những bệnh viện công của Singapore trong khi số ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu đang gia tăng và số ca nhiễm bệnh trong nước dự kiến tăng lên. Còn tại Thái Lan, người phát ngôn Bộ Thể thao và du lịch Thái  "nói cho rõ thêm", họ cần "cân đối chi phí" và rằng du khách nước ngoài phải dựa vào chế độ chăm sóc y tế của quốc gia nơi họ mang quốc tịch, hoặc các nguồn tài chính khác để trả cho phí điều trị virus corona ở Thái Lan.

2. “Đi châu Âu mới thấy không ở đâu chiến lược phòng chống dịch bệnh tốt và yên tâm như ở nước mình, thậm chí chữa bệnh còn miễn phí, người cách ly được chăm sóc chu đáo". Cảm nhận ấy của một du học sinh người Việt vừa trở về đất mẹ  cũng cho thấy câu chuyện chi phí điều trị Covod-19 tại Việt Nam đã mang một màu sắc riêng, khác biệt.

2 cha con người Trung Quốc, là 2 bệnh nhân Covid-19 đầu tiên phát hiện tại TP.HCM, được Bệnh viện Chợ Rẫy điều trị khỏi và miễn phí hoàn toàn. Ảnh: Duy Tính

2 cha con người Trung Quốc, là 2 bệnh nhân Covid-19 đầu tiên phát hiện tại TP.HCM, được Bệnh viện Chợ Rẫy điều trị khỏi và miễn phí hoàn toàn. Ảnh: Duy Tính

Với tư tưởng "Thương người như thể thương thân" đã trở thành nếp nghĩ, bản sắc, đạo lý sống muôn đời của người Việt, tại Việt Nam, ngay từ phút ban đầu phát hiện dịch đến suốt hơn 3 tháng nay, Việt Nam nhấn quán chủ trương: cả công dân người Việt trong nước lẫn từ nước ngoài trở về, kể cả công dân các nước đều được xét nghiệm và điều trị miễn phí đối với bệnh Covid-19. Điều này được quy định tại Quyết định công bố dịch do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành ngày 1-2-2020, Thủ tướng xác định đây là bệnh truyền nhiễm nhóm A, nguy cơ ở mức độ khẩn cấp toàn cầu và lây truyền từ người sang người.

Với những trường hợp người bệnh thuộc diện nghi ngờ nhiễm Covid-19, nếu xét nghiệm cho kết quả âm tính, người bệnh sẽ được thanh toán Bảo hiểm y tế (BHYT) theo quy định. Quỹ BHYT cũng sẽ thanh toán chi phí cho những người đi khám khi có triệu chứng nghi ngờ như sốt, ho, khó thở và xét nghiệm chẩn đoán bệnh trong trường hợp âm tính với virus SARS-Cov-2. Nếu có kết quả dương tính và cần điều trị tiếp, toàn bộ chi phí điều trị và xét nghiệm cũng do ngân sách nhà nước chi trả. Về chuyện cách lý, Thông tư 32/2012 của Bộ Tài chính quy định: Người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế tại cơ sở y tế, tại cửa khẩu, tại các cơ sở, địa điểm khác sẽ được miễn chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi phát hiện, điều trị các bệnh truyền nhiễm theo hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế; được cấp miễn phí nước uống, khăn mặt, khẩu trang, nước dung dịch rửa tay, dung dịch sát khuẩn miệng, bàn chải đánh răng, xà phòng tắm gội và các vật dụng thiết yếu khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt trong những ngày bị cách ly; miễn phí di chuyển đến cơ sở bị cách ly. Chi phí tiền ăn do người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế tự chi trả. Trường hợp người bị cách ly là người thuộc hộ nghèo theo quy định thì được hỗ trợ tiền ăn theo mức 40.000 đồng/ngày trong thời gian cách ly. Tuy nhiên, trên thực tế, thời gian qua hầu hết các địa phương và khu cách ly tập trung đều dùng nguồn ngân sách của địa phương hoặc đơn vị để chi trả chi phí tiền ăn đối với các trường hợp bị cách ly y tế. 

Rõ ràng đạo lý nhân văn, lòng thương người, tinh thần sẻ chia đã khiến chính phủ Việt Nam suốt thời gian dài dịch bệnh Covid-19 vừa qua, dù đất nước Việt Nam còn nghèo, ngân sách còn hạn chế, vẫn hết sức nỗ lực, hỗ trợ miễn phí hoàn toàn với những người nhiễm Covid-19 trên dải đất hình chữ S, bất kể đó là công dân Việt Nam hay Việt kiều, hay người nước ngoài. 

3. Nhưng dù nỗ lực đến mức nào cũng không thể phủ nhận một thực tế mà ngay cả chính phủ các nước có nguồn ngân sách dồi dào cũng hết sức lo ngại cuộc chiến với Covid-19 sau gần 4 tháng, vẫn chưa hề có dấu hiệu bớt đi phần căng thẳng, thậm chí, những diễn biến mới nhất đã cho thấy cuộc chiến ấy mỗi ngày một gian nan, khốc liệt và khó lường hơn và dĩ nhiên chưa hẹn ngày kết thúc. Trong khi đó, mọi hoạt động của nền kinh tế đều bị đình trệ mà nguồn lực dành cho cuộc chiến đấu với Covid-19 lại quá lớn và hết sức tốn kém. Việt Nam khẳng định: Đủ năng lực, nguồn lực, tinh thần, kinh nghiệm kiểm soát COVID-19 nhưng rõ ràng trong bối cảnh cuộc chiến này, sự nỗ lực của chính phủ Việt Nam là rất lớn. 

Nhưng nguồn lực nào, sự nỗ lực nào cũng sẽ có giới hạn nhất định. Nhìn lại số lượng ca nhiễm Covid-19 tại Việt Nam hiện nay, chiếm tỷ lệ không nhỏ là các bệnh nhân người nước ngoài và diễn biến dịch đang cho thấy, số ca nhiễm người nước ngoài tại Việt Nam vẫn không ngừng tăng lên và thực tế cũng không loại trừ khả năng, đã có nhiều ca bệnh đang tìm mọi cách "lách" về Việt Nam để "né" chi phí điều trị đắt đỏ tại cố hương, để được hưởng chính sách điều trị miễn phí của Việt Nam.

Thế nên, nhấn mạnh của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại phiên họp Thường trực Chính phủ về các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 ngày 13/3:  "Đối với người Việt Nam, dù Nhà nước còn khó khăn nhưng chúng ta chưa thu phí điều trị đối với những trường hợp nhiễm bệnh. Còn đối với người nước ngoài, nếu mắc bệnh thì phải trả phí điều trị, không phải trả chi phí cách ly và xét nghiệm"- đã nhận được được sự đồng tình của người Việt, và tin chắc, sẽ nhận được sự thấu hiểu, chia sẻ của bạn bè quốc tế. 

Người Việt đã có đạo lý "thương người như thể thương thân", nhưng cũng nhắc nhở nhiều mà rằng, "của cho không bằng cách cho". Sự trao ban phải đúng nơi, lòng nhân phải đúng chỗ, đúng người, đúng việc, thì ắt rằng mới thực sự đáng giá. 

Hồng Hà  

Tags:

Tin khác

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn
Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

(NB&CL) Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay quá thấp so với mức chi tiêu cơ bản, mức sống thực tế của người dân và không phù hợp với sự biến động liên tục của mặt bằng giá. Điều này đã được giới chuyên gia cũng như báo chí lên tiếng khá nhiều nhưng cho tới nay, mức trừ gia cảnh vẫn không thay đổi...

Góc nhìn