Chủ nghĩa tư bản và cơn khát tiêu dùng đang hủy hoại trái đất

Thứ hai, 01/11/2021 21:05 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sự phát triển không ngừng của nền kinh tế kéo theo cơn khát mua sắm điên cuồng đang hủy hoại khí hậu trái đất. Thay vì tập trung vào những chuyện “vặt vãnh” như bỏ cốc nhựa cà phê, chúng ta phải đối diện với vấn đề cốt lõi: Chủ nghĩa tư bản và sự giàu có của nhân loại là nguyên nhân chính.

Những giới hạn đã đến gần

Có một điều kỳ lạ về con người là chúng ta luôn đặt sự sống còn của mình lên hàng đầu. Điều này đúng với các loài khác. Khi đối mặt với một mối đe dọa sắp xảy ra, chẳng hạn như mùa đông, chúng tận dụng mọi nguồn lực để chống chọi: chẳng hạn như di cư hoặc ngủ đông. Nhưng với con người, đó là một vấn đề khác.

chu nghia tu ban va con khat tieu dung dang huy hoai trai dat hinh 1

Phá rừng ở Cerrado của Brazil: “Nếu một hệ thống gặp sự cố, nó có khả năng kéo những hệ thống khác xuống” - Ảnh: Reuters

Khi đối mặt với một mối đe dọa đáng sợ hoặc sắp xảy ra, chẳng hạn như khí hậu hoặc sự phá vỡ sinh thái, chúng ta lại tự thuyết phục mình rằng nó không quá nghiêm trọng, hoặc thậm chí nó không thể xảy ra. Chúng ta thậm chí còn trực tiếp góp phần phá hủy, đổi những chiếc xe hơi bình thường sang những chiếc SUV đồ xộ, tận dụng tất cả và mua sắm điên cuồng. Trong tâm trí của chúng ta, có một giọng nói thì thầm: “Nếu nó nghiêm trọng vậy, hẳn đã có ai đó ngăn chúng lại”.

Chúng ta biết rằng cuộc sống của chúng ta hoàn toàn phụ thuộc vào các hệ thống tự nhiên phức tạp: khí quyển, dòng hải lưu, đất, mạng lưới sự sống của hành tinh. Trong điều kiện bình thường, hệ thống đó sẽ tự điều chỉnh, duy trì trạng thái cân bằng.

Nền văn minh nhân loại dựa trên các trạng thái cân bằng đó. Tuy nhiên, trên khắp thế giới, các hệ thống đó đang tiến gần đến điểm giới hạn. Nếu một hệ thống gặp sự cố, nó có khả năng kéo những thứ khác xuống, gây ra một dòng thác hỗn loạn được gọi là sự sụp đổ môi trường. Đó là những gì đã xảy ra trong các cuộc tuyệt chủng trước đây.

Và đây là một trong nhiều cách mà thảm họa có thể xảy ra. Có một vành đai thảo nguyên được gọi là Cerrado bao phủ miền trung Brazil. Thảm thực vật ở đó phụ thuộc vào sự hình thành sương, rồi phụ thuộc vào việc những cây ăn sâu hút nước ngầm, sau đó giải phóng nước vào không khí qua lá.

Nhưng trong vài năm qua, những vùng rộng lớn của Cerrado đã được phát quang để trồng trọt - chủ yếu trồng đậu nành để nuôi gà và lợn. Khi cây cối bị đốn hạ, không khí trở nên khô hơn. Điều này có nghĩa là các cây nhỏ hơn sẽ chết, lượng nước lưu thông thậm chí còn ít hơn. Kết hợp với sự nóng lên toàn cầu, nó đang biến thành sa mạc.

Lưu thông toàn cầu đã trở nên dễ bị tổn thương. Ví dụ, dòng hải lưu mang nhiệt từ vùng nhiệt đới về các cực trái đất đang bị gián đoạn do băng ở Bắc Cực tan chảy. Nếu không có nó, Vương quốc Anh sẽ có khí hậu tương tự như Siberia.

Có một cách để biết điều gì đó đang đến giới hạn. Đó là nhận thấy đầu ra của nó bắt đầu chập chờn. Càng gần đến ngưỡng tới hạn, mọi thứ càng bất thường. Những gì chúng ta đang thấy là một hiện tượng chập chờn lớn trên toàn cầu, khi các hệ thống của trái đất bắt đầu bị hỏng. Nhiệt độ gia tăng phía tây Bắc Mỹ, gây ra những đám cháy lớn; băng tan tại Siberia và Địa Trung Hải; lũ lụt gây chết người ở Đức, Bỉ, Trung Quốc, Sierra Leone...

Bảo vệ trái đất không chỉ ở cốc cà phê

Một phân tích phát hiện ra rằng từ “bánh” được đề cập thường xuyên gấp 10 lần so với “biến đổi khí hậu” trên các chương trình truyền hình Anh vào năm 2020. Và không chỉ trên các kênh âm nhạc và giải trí, những tin tức giật gân mới đang chiếm ưu thế.

Mọi người thường có xu hướng tránh nghe các thông tin về môi trường sụp đổ. Chúng ta cũng có xu hướng hào hứng “bảo vệ môi trường” bằng vấn đề nhỏ như bỏ sử dụng ống hút nhựa và cốc giấy cà phê, hơn là các cấu trúc khổng lồ sẽ đẩy chúng ta đến thảm họa. Chúng ta bị ám ảnh bởi túi nhựa. Chúng ta tin rằng chúng ta sẽ thay đổi thế giới bằng cách dùng túi giấy. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu, tác động môi trường của việc sản xuất một chiếc túi cotton hữu cơ tương đương hàng nghìn túi nhựa!

Chúng ta cũng dễ kinh hoàng và phẫn nộ trước hình ảnh một con cá ngựa bị quấn quanh bởi rác thải, nhưng lại không quan tâm mấy đến việc hệ sinh thái biển đang bị hủy hoại bởi các ngành đánh bắt cá. Chúng ta lắc đầu ngán ngẩm, rồi tiếp tục ăn và sống theo cách của chúng ta.

Một công ty có tên Soletair Power từng được truyền thông đưa tin và ca ngợi nỗ lực “chống lại biến đổi khí hậu” bằng cách hấp thụ khí cacbonic do… nhân viên văn phòng của họ thở ra! Nhưng bộ phận hút carbon của đó - một cột thép với đầy thiết bị điện tử phức tạp - chỉ hút ra 1kg cacbonic mỗi 8 giờ. Trong khi, việc nhân loại thải ra khoảng 32 tỷ kg Co2 trong khoảng thời gian này từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch, thì chẳng mấy ai quan tâm!

Chúng ta có những cái nhìn lệch lạc về môi trường. Ví dụ, theo cuộc khảo sát gần đây, người ta đều tin “rác và nhựa” là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến ô nhiễm sông ngòi. Trên thực tế, nguồn ô nhiễm nước lớn nhất là do nông nghiệp và nước thải do chính chúng ta tạo ra. Chai nhựa chỉ xếp cuối danh sách. Không phải nhựa không đáng ngại. Vấn đề là nó lại là điều duy nhất mà chúng ta biết.

chu nghia tu ban va con khat tieu dung dang huy hoai trai dat hinh 2

Việc bỏ cốc nhựa cà phê không cứu được khí hậu trái đất - Ảnh: Getty

Nguyên nhân vì đồng tiền

Trong cuốn sách "Cuộc đời và Số phận", nhà văn người Nga Vasily Grossman lưu ý rằng, khi Stalin và Hitler nắm quyền, “một trong những đặc điểm đáng kinh ngạc nhất của loài người đã được đưa ra ánh sáng: sự vâng lời”.

Ông quan sát thấy bản năng tuân theo còn mạnh hơn bản năng sinh tồn. Hành động theo đám đông bất chấp sự sụp đổ môi trường đang xuất hiện trong chúng ta: đây là một hình thức phục tùng. Chúng ta thà đối mặt với cái chết của nền văn minh, còn hơn là đối mặt với sự khó xử trong đời sống hay những rắc rối với chính trị.

Tăng trưởng kinh tế được mọi người ca ngợi như một điều tốt. Các chính phủ đánh giá sự thành công của họ dựa trên điều đó. Nhưng hãy suy nghĩ một chút về ý nghĩa của nó. Giả sử chúng ta đạt được mục tiêu khiêm tốn là tăng trưởng 3% một năm. Điều này có nghĩa là tất cả các hoạt động kinh tế mà bạn thấy ngày nay và các tác động môi trường mà nó gây ra tăng gấp đôi trong 24 năm. Sau đó, nó tăng thêm cấp số nhân một lần nữa vào năm 2069. Sau đó một lần nữa vào năm 2093.

Tất cả cuộc khủng hoảng mà chúng ta tìm cách ngăn chặn ngày nay khó giải quyết gấp đôi, khi hoạt động kinh tế toàn cầu tăng gấp đôi, rồi lại hai lần, rồi lại bốn lần… Nguyên nhân chính dẫn tới tác động môi trường là đồng tiền trong tay bạn.

Sức khỏe nền kinh tế của chúng ta ngày nay phụ thuộc vào việc khai thác của cải tự nhiên từ các thế hệ tương lai. Đây là điều mà các công ty dầu mỏ đang tìm cách đánh lạc hướng. Hành vi trộm cắp từ tương lai lại đang là động cơ của tăng trưởng kinh tế.

Chủ nghĩa tư bản luôn có vẻ hợp lý khi được giải thích bởi một nhà kinh tế học, song về mặt sinh thái học nó không là gì khác ngoài một sơ đồ kim tự tháp sẽ mất dần theo thời gian.

chu nghia tu ban va con khat tieu dung dang huy hoai trai dat hinh 3

Nếu tất cả là triệu phú, chúng ta sẽ nấu chảy hành tinh này - Minh họa: The NewYorker

Nếu tất cả là triệu phú, chúng ta sẽ nấu chín hành tinh này

Chúng ta đã đến đáy cùng chưa? Chưa! Chủ nghĩa tư bản chỉ là phương tiện để theo đuổi một cái gì đó còn lớn hơn: Sự giàu có!

Bạn nghĩ mình “thân thiện với môi trường” như thế nào không quan trọng lắm. Nguyên nhân chính không phải là thái độ của bạn. Nó cũng không phải là cách thức tiêu dùng của bạn. Nó cũng không phải là sự lựa chọn của bạn. Mà nó là số tiền trong tay bạn!

Nếu bạn có tiền dư dả, bạn sẽ tiêu dùng. Dù bạn có thể tự thuyết phục bản thân rằng mình là một người tiêu dùng bảo vệ môi trường, nhưng thực tế bạn chỉ là kẻ tiêu xài lớn. Đây là lý do tại sao những tác động đến môi trường của những người giàu, dù họ có thể là đúng đắn, lại lớn hơn rất nhiều so với những tác động của những người khác.

Ngăn cho khí hậu không nóng quá 1,5 độ C có nghĩa là lượng khí thải trung bình không được lớn hơn 2 tấn carbon dioxide cho mỗi người/năm. Nhưng chỉ 1% người giàu nhất thế giới sản xuất trung bình hơn 70 tấn mỗi năm. Đặc biệt, Bill Gates ước tính thải ra gần 7.500 tấn Co2 mỗi năm, chủ yếu từ việc bay trên máy bay riêng. Roman Abramovich gây ra gần 34.000 tấn, phần lớn vì các chiếc du thuyền khổng lồ của mình.

Nhiều ngôi nhà của người siêu giàu có thể được lắp pin mặt trời, siêu xe của họ có thể chạy bằng điện, máy bay riêng của họ có thể chạy bằng khí hydro, song những điều này không tạo ra sự khác biệt nào đối với tác động tổng thể của họ với môi trường. Trong một số trường hợp, chúng còn làm tăng thêm.

Việc chuyển sang sử dụng nhiên liệu sinh học được Bill Gates ưa chuộng hiện là một trong những nguyên nhân lớn nhất gây ra sự tàn phá môi trường sống, vì rừng bị chặt để sản xuất viên nén gỗ và nhiên liệu lỏng, còn đất bị đào xới để sản xuất bio-methane.

Chủ nghĩa tư bản thuyết phục chúng ta rằng, tất cả chúng ta chỉ xấu hổ tạm thời. Đây là lý do tại sao chúng ta chịu đựng nó. Trên thực tế, số người cực giàu có được là vì những người khác cực kỳ nghèo: của cải khổng lồ phụ thuộc vào sự bóc lột. Nếu tất cả chúng ta đều trở thành triệu phú, chúng ta sẽ nấu chín hành tinh này ngay lập tức!

Hoàng Hải

Bình Luận

Tin khác

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

(CLO) Khi căng thẳng với Iran giảm bớt, quân đội Israel đang chuẩn bị hoàn thành công việc mà họ cho là còn dang dở: Triệt hạ Hamas khỏi thành trì cuối cùng của lực lượng này ở thành phố Rafah, nơi có hơn một triệu người Palestine đang trú ẩn.

Tiêu điểm Quốc tế
Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

(CLO) Tạo ra lực lượng lao động sản xuất có năng lực đang được xem là thách thức lớn nhất của Ấn Độ trong bối cảnh đất nước đông dân nhất thế giới quyết vươn lên thành quốc gia "siêu cường".

Tiêu điểm Quốc tế
Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

(CLO) Tại khu vực Tam giác Vàng của Thái Lan, nằm giữa biên giới với Myanmar và Lào, các bảo tàng dành riêng cho quá khứ sản xuất thuốc phiện của khu vực đã được mở cửa.

Tiêu điểm Quốc tế
So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

(CLO) Một cuộc xung đột quân sự giữa Israel và Iran đang trở thành mối đe dọa thực sự. Nhưng Israel đã chuẩn bị đến mức độ nào cho một cuộc chiến đa mặt trận có thể với Iran và các lực lượng đồng minh của nước này?

Tiêu điểm Quốc tế
Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

(CLO) Cuộc tấn công và trả đũa giữa Israel và Iran những ngày qua một lần nữa nhắc nhở về sự thù địch giữa hai quốc gia này. Nhưng có thể nhiều người không nhớ, Iran và Israel trước đây từng là những đồng minh thân thiết hiếm có.

Tiêu điểm Quốc tế