Chủ tịch Hồ Chí Minh với phong trào thi đua yêu nước

Thứ sáu, 08/06/2018 06:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Sáng nay, triển lãm “Chủ tịch Hồ Chí Minh với phong trào thi đua yêu nước” đã được khai mạc tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (Hà Nội).

 
Báo Công luận

Lời kêu gọi Thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Báo Cứu Quốc ngày 11/6/1948.

Nhân dịp kỷ niệm 128 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2018) và kỷ niệm 70 năm ngày Bác Hồ ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 - 11/6/2018), Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức triển lãm “Chủ tịch Hồ Chí Minh với phong trào Thi đua yêu nước”. 

Triển lãm khai mạc vào 9h00, thứ Năm, ngày 07 tháng 06 năm 2018 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, số 19 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội.

Với hơn 200 tài liệu, hiện vật triển lãm giới thiệu vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc khởi xướng, tổ chức và động viên toàn dân tham gia các phong trào thi đua yêu nước. 

Nội dung triển lãm gồm ba phần:

Phần thứ nhất: Thi đua kháng chiến và kiến quốc (1945- 1954).

Phần này điểm lại những dấu mốc lịch sử liên quan đến giai đoạn vô cùng khó khăn của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ; những đối sách của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng và Chính phủ giải quyết những khó khăn của nước nhà: giải quyết nạn đói, thanh toán nạn dốt, chống thù trong giặc ngoài, đưa đất nước ra khỏi vòng hiểm nguy, giữ vững quyền tự do, độc lập.

 
Báo Công luận

Đại hội chiến sỹ thi đua toàn quốc lần thứ I. Việt Bắc, tháng 5/1952.

Trưng bày còn khái lược bối cảnh sự ra đời của các phong trào thi đua ái quốc gắn với giai đoạn vừa kháng chiến vừa kiến quốc của nhân dân ta, đặc biệt là dấu mốc lịch sử ngày 11/6/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi Thi đua ái quốc”. Lời hiệu triệu đã thôi thúc đồng bào, chiến sỹ cả nước “người người thi đua, ngành ngành thi đua, ngày ngày thi đua”.

 Các tấm gương cá nhân điển hình của trong các lĩnh vực công, nông, binh và lao động trí óc của thời kì này như: Cù Chính Lan, La Văn Cầu, Nguyễn Quốc Trị, Nguyễn Thị Chiên, Ngô Gia Khảm, Hoàng Hanh, Trần Đại Nghĩa, Trần Thị Thanh (15 tuổi), chiến sỹ thi đua ngành sản xuất giấy, đại biểu trẻ tuổi nhất của Đại hội Chiến sỹ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ I (Tuyên Quang, năm 1952), ông Vũ Thế Long người đã có nhiều công lao trong việc chế tạo hoá chất để sản xuất vũ khí cho bộ đội đánh giặc và các cán bộ, chiến sĩ lập nhiều chiến công, tham gia chiến đấu ở mặt trận Điện Biên Phủ tháng 5/1954, được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng thưởng huy hiệu....

Những cá nhân tiêu biểu đó đã đóng góp một phần công sức vào sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.

Phần thứ hai: Thi đua xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1954 – 1975).

Những hình ảnh, tài liệu của phần này nhằm giới thiệu tới công chúng sự phát triển của phong trào thi đua ái quốc sau năm 1954 của nước ta, các phong trào thi đua yêu nước giai đoạn này hướng vào thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh các phong trào đã không ngừng được đẩy mạnh; trong công tác thi đua, coi trọng xây dựng, nhân rộng những tấm gương điển hình tiên tiến nhằm tạo ra động lực mới trong học tập, lao động, sản xuất và chiến đấu.

 
Báo Công luận

Nông dân xã Ái Quốc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương báo cáo kết quả tăng gia sản xuất hoa màu của địa phương với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hải Dương, ngày 31/5/1957.

Trong phong trào thi đua thời kì này đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu: điển hình là tấm gương Bà Nguyễn Thị Thạc - Kiện tướng đứng máy sợi của nhà máy dệt Nam Định, chiến sĩ thi đua Phạm Trung Pồn bị mù cả hai mắt nhưng đã có nhiều sáng kiến cải tiến nông cụ trong sản xuất và lao động, phong trào xây dựng hợp tác xã sản xuất nông nghiệp thì có hợp tác xã Đại Phong - Hợp tác xã tiên tiến... những tấm gương đó góp phần quan trọng vào việc động viên mỗi người cùng nỗ lực thi đua thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng hậu phương miền Bắc xã hội chủ nghĩa làm chỗ dựa vững chắc cho tiền tuyến miền Nam anh hùng và đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước tới thắng lợi hoàn toàn, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Phần thứ ba: Thi đua yêu nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh (từ 1975 đến nay). Nội dung trưng bày này khái lược những dấu mốc lịch sử quan trọng của phong trào thi đua yêu nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh từ năm 1975 đến nay.

 
Báo Công luận
 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ IX.

Phát huy tinh thần và sức sống của các phong trào thi đua yêu nước trong các giai đoạn trước.

 Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới đất nước, dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta không ngừng đổi mới công tác thi đua, khen thưởng, phát động nhiều phong trào thi đua yêu nước, định hướng vào việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, xoá đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của quần chúng nhân dân lao động…

Các phong trào thi đua sôi nổi đang hàng ngày cổ vũ, khơi dậy, phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, ý chí tự lực, tự cường của mỗi người dân trước vận mệnh của đất nước, cùng chung sức vượt mọi khó khăn, đem hết tài năng, trí tuệ, sức lực góp phần đưa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước thành hiện thực trong thời kỳ hội nhập và phát triển, thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Tử Hưng

Tin khác

Chiêm ngưỡng những kỷ vật kháng chiến gắn với chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiêm ngưỡng những kỷ vật kháng chiến gắn với chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Hơn 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phản ánh về trận quyết chiến lược Điện Biên Phủ năm 1954 hiện đang thu hút nhiều người dân Thủ đô Hà Nội và du khách quốc tế tới tham quan, khám phá.

Đời sống văn hóa
Hào hứng Lễ hội thả diều - Hello Sunny Phan Thiết

Hào hứng Lễ hội thả diều - Hello Sunny Phan Thiết

(CLO) Hơn 100 cánh diều đầy màu sắc và hình dạng độc đáo bay lượn giữa bầu trời xanh tại Lễ hội thả diều Hello Sunny Phan Thiết.

Đời sống văn hóa
Họa sĩ Lê Vinh - Bậc thầy vẽ tranh bằng bút bi cực thực

Họa sĩ Lê Vinh - Bậc thầy vẽ tranh bằng bút bi cực thực

(NB&CL) Được đào tạo sử dụng các chất liệu màu nước, sơn dầu, lụa, khắc gỗ… nhưng họa sĩ Lê Vinh, chàng trai sinh năm 1979 tại huyện Ba Vì, Hà Nội, lại chọn hướng đi riêng sau khi tốt nghiệp, để rồi thể loại tranh vẽ bằng bút bi mới lạ đưa anh trở thành hiện tượng trong làng hội họa Việt Nam.

Đời sống văn hóa
Lễ hội đường phố Đồng Hới rực rỡ sắc màu

Lễ hội đường phố Đồng Hới rực rỡ sắc màu

(CLO) Ngày 28/4, tại trung tâm thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình), Ủy ban nhân dân thành phố Đồng Hới đã tổ chức Lễ hội đường phố năm 2024, với sự tham gia của hàng trăm nghệ sĩ biểu diễn nhiều tiết mục văn nghệ, thời trang...

Đời sống văn hóa
Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

(CLO) Được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: Đồi C4 anh hùng, Đồi Ba cây thông… từ năm 1965 đến năm 1973 của thế kỷ trước, trên Đồi C4 đã diễn ra những trận chiến đấu ác liệt của các chiến sĩ Đại đội 4 thuộc Trung đoàn 228 nhằm tiêu diệt máy bay của Đế quốc Mỹ dội bom xuống cầu Hàm Rồng.

Đời sống văn hóa